Bạn đang xem bài viết Bạn có nghe những tin đồn về đậu nành? tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Đậu nành làm tăng hormone giới tính nữ (estrogen)?
Nhiều người tin rằng Isoflavones có trong đậu nành (có cấu trúc gần giống hormone estrogen) sẽ có tác dụng lên cơ thể tương tự như estrogen.
Khoa học đã chứng minh: Isoflavones và estrogen là 2 phân tử rất khác nhau, và chúng có tác động sinh lý khác biệt.
– Isoflavones được phân loại chính xác là 1 thụ thể điều biến estrogen chọn lọc (SERMs) có tác động chọn lọc lên mô tế bào. Chúng có tác động tương tự như estrogen trên 1 số mô cụ thể, có tác động ngược với estrogen trên 1 số mô khác, và với 1 số loại mô thì không có bất kỳ tác động nào.
– Isoflavones của đậu nành có khả năng làm da đẹp hơn, nhưng lại ngăn ngừa hoạt động của estrogen, vì vậy nó đóng vai trò tích cực trong việc giảm tỷ lệ mắc bệnh ung thư vú.
Không có lợi trong việc ngăn ngừa ung thư vú và không tốt cho bệnh nhân ung thư vú?
Người ta tin rằng những người mắc bệnh ung thư vú thì không nên dùng thực phẩm làm từ đậu nành.
Dựa trên nghiên cứu gần đây với hơn 9500 phụ nữ được chẩn đoán ung thư vú ở Mỹ và Trung Quốc cho thấy:
– Những người tiêu thụ từ 10 mg Isoflavones/ngày trở lên sẽ giảm 25% nguy cơ bị ung thư vú tái phát so với những người chỉ tiêu thụ dưới 4 mg Isoflavones/ngày.
– Viện nghiên cứu ung thư vú Mỹ và Hiệp hội ung thư Mỹ đều kết luận thực phẩm chế biến từ đậu nành an toàn cho bệnh nhân ung thư vú.
Đậu nành gây “nữ tính hóa”, làm giảm chất lượng tinh trùng ở nam giới, tăng khả năng vô sinh?
Nhiều người tin rằng ăn nhiều đậu phụ hoặc uống sữa đậu nành nhiều sẽ khiến các bé trai trở nên nữ tính, nam giới trưởng thành bị ảnh hưởng giảm số lượng tinh trùng, gây vô sinh. Nguyên do vì đậu nành có chứa nhiều Isoflavones.
Dẫn chứng khoa học:
– Không có luận cứ chính xác việc dùng đậu nành ảnh hưởng đến sự phát triển sức khỏe giới tính ở nam giới.
– Đến nay các cơ quan quản lý thuốc, Cục Thuốc và Thực phẩm (FDA) của Mỹ và Tổ chức y tế Thế giới (WHO) cũng không hề có khuyến cáo nào về việc nam giới uống sữa đậu nành và các thực phẩm đậu nành, thậm chí còn khuyến khích việc sử dụng vì lợi ích sức khỏe.
– Theo các nhà dinh dưỡng học, Isoflavones trong đậu nành cũng không phải là estrogen, và nó là Isoflavones thực vật tự nhiên (yếu hơn 500 lần so với estrogen của động vật), chưa kể chúng có tác dụng hoàn toàn khác với estrogen trên cơ thể người.
Vậy nên nó hoàn toàn không “gây hại” đến số lượng, chất lượng tinh trùng và khả năng sinh sản ở nam giới.
Đậu nành là tác nhân gây dị ứng?
Nhiều người tin rằng họ bị dị ứng do sử dụng các thực phẩm từ đậu nành, và cho rằng đây là tác nhân gây dị ứng cao.
Thực tế:
– Đậu nành là 1 trong những thực phẩm lành tính và an toàn. Chỉ có 1 tỷ lệ dân số rất nhỏ dị ứng với đạm có trong đậu nành và các loại đậu.
– Theo trường Đại học về dị ứng, hen suyễn và dịch tễ học của Mỹ, khi khảo sát dân số Mỹ dưới 18 tuổi: Có khoảng 32% dị ứng với thành phần của sữa động vật, 29% dị ứng đậu phộng, 18% dị ứng trứng, chỉ 0.4% dị ứng với đạm có trong đậu nành (1 con số rất nhỏ).
Đậu nành chẳng có lợi gì cho sức khỏe tim mạch?
Người ta nói rằng đạm trong đậu nành không có hiệu quả làm giảm cholesterol.
Sự thật:
– Đạm đậu nành không chỉ đáp ứng đủ nhu cầu đạm của cơ thể mà còn được Hiệp hội sức khỏe Mỹ (FDA) khuyến khích người dân nên ăn 25 gram/ngày như 1 phần của chế độ ăn kiêng ít chất béo bão hòa và cholesterol.
– Chế độ ăn được khuyến khích trên có tác dụng hạn chế nguy cơ các bệnh tim mạch. Đậu nành có khả năng làm giảm cholesterol lipoprotein (loại cholesterol gây mắc bệnh tim mạch vành). Isoflavones trong đậu nành còn trực tiếp cải thiện sức khỏe tim mạch.
– Nghiên cứu khác còn cho thấy đạm đậu nành giàu Isoflavones có tác dụng ức chế sự tiến triển của xơ vữa động mạch cận lâm sàng ở phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh.
Kết luận hoàn toàn ngược với luận điểm nhé!
Đậu nành gây ảnh hưởng đến sức khỏe của tuyến giáp?
Có tin đồn việc dùng thực phẩm từ đậu nành có thể khiến tuyến giáp suy giảm chức năng hoạt động.
Sự thật:
– Đến nay đã có hơn 20 nghiên cứu lâm sàng chứng minh Isoflavones không ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp của những người khỏe mạnh.
– Những người bị suy giảm chức năng tuyến giáp cũng không được cảnh báo phải kiêng loại thực phẩm này.
Có những thông tin bạn nghe có vẻ đúng như mười mươi, nhưng lại hoàn troàn trái với sự thật, trong đó có thể có cả những tin đồn về đậu nành như trên. Vậy nên, phải “tỉnh táo” trước thời buổi tự do thông tin nhé!
Xem thêm: Cách sử dụng sữa đậu nành tốt cho sức khỏe
Trang tham khảo thông tin: daunanhdinhduonglanh.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bạn có nghe những tin đồn về đậu nành? tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.