Bạn đang xem bài viết Bài viết số 1 lớp 8 đề 2: Người ấy sống mãi trong lòng tôi (bạn, thầy, người thân,…) Dàn ý & 18 bài văn mẫu hay nhất lớp 8 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Người ấy sống mãi trong lòng tôi (bạn, thầy, người thân,…) mang tới 18 bài văn mẫu, kèm theo dàn ý chi tiết. Qua đó, giúp các em học sinh lớp 8 tích lũy vốn từ, nhanh chóng hoàn thiện Bài viết số 1 lớp 8 đề 2 thật hay.
Với dạng đề này, các em có thể chọn viết về mẹ, bố, thầy giáo, cô giáo, ông bà, bạn bè, hàng xóm… những người đã để lại nhiều ấn tượng, kỷ niệm đẹp trong lòng em. Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây để ngày càng học tốt môn Văn 8.
Dàn ý người ấy sống mãi trong lòng tôi
I. Mở bài
- Có thể dẫn dắt bằng một đôi câu thơ hay bài hát liên quan đến mẹ.
- Mẹ là người sinh thành, dưỡng dục, nuôi ta khôn lớn thành người. Mẹ tôi tên là…?
II. Thân bài
a. Miêu tả mẹ
– Vóc dáng, ngoại hình:
- Lớn tuổi: theo thời gian, tuổi mẹ ngày càng cao.
- Tóc đã điểm vài sợi bạc: tóc mẹ đã có lấm tấm vài sợi bạc vì phải chăm lo cho gia đình của mình.
- Đôi mắt: vẫn còn tinh anh, nhìn rõ.
- Nụ cười: ấm áp, hồn hậu
- Đôi bàn tay: gầy gầy, xương xương vì phải buôn gánh bán bưng ngoài trời mưa gió với biết bao khổ cực.
- Vóc người: cân đối.
- Trang phục: thường hay mặc những trang phục giản dị, phù hợp với hoàn cảnh.
– Tính cách:
- Đối với mọi người xung quanh: luôn quan tâm, giúp đỡ.
- Đối với gia đình: luôn yêu thương, quan tâm, chăm lo chu đáo.
- Đối với bản thân: nghiêm khắc và có trách nhiệm trong mọi việc.
b. Kể một kỉ niệm sâu sắc giữa em và mẹ
- Trời mưa to, gió lớn; mẹ nhắc tôi không nên đi chơi.
- Tôi cãi lời mẹ, nghe theo lời rủ rê của bạn bè để đi chơi đá banh với chúng bạn trong mưa to.
- Thế nhưng, sau cuộc chơi đó tôi bị bệnh sốt nặng.
- Mẹ nhìn tôi nằm trên giường bệnh với sự trìu mến.
- Không những không có lấy một lời la mắng, mẹ còn chạy đôn chạy đáo mua thuốc cho tôi trong đêm mưa to gió lớn với biết bao lo lắng cho tôi.
- Tôi cảm thấy thật hối hận và trách cứ bản thân.
- Tôi hứa với lòng sẽ không bao giờ cãi lời mẹ như vậy nữa.
- Kỉ niệm ấy luôn theo tôi đến tận bây giờ và gây trong tôi một nỗi niềm sâu sắc về mẹ của mình.
c. Cảm nhận về mẹ
- Mẹ là người mà tôi luôn quý trọng và tôn thờ.
- Không gì có thể thay thế cho mẹ.
III. Kết bài
- Cuộc sống của tôi sẽ buồn chán và vô vị biết bao nếu thiếu vắng hình bóng của mẹ.
- Tôi hứa rằng sẽ luôn chăm lo học hành, ngoan ngoãn để trở thành con ngoan trò giỏi, không làm buồn lòng mẹ minh nữa.
Người ấy sống mãi trong lòng tôi – Mẹ
Mẹ sống mãi trong lòng tôi – Mẫu 1
Trong ngôi nhà nhỏ bé và xinh xinh của gia đình em. Em yêu tất cả mọi thành viên trong gia đình. Nhưng người mà em yêu quý nhất đó chính là mẹ, mẹ là người gắn bó với em, yêu thương em nhất và là người sống mãi trong lòng em.
Từ khi mới sinh ra em đã được mẹ chăm sóc và nuông chiều như một bông hoa nhỏ. Mỗi lần em bị điểm kém mẹ không la rầy mà chỉ nhẹ nhàng khuyên bảo. Khi em được điểm cao, mẹ nhẹ nhàng vuốt tóc và khen: “Con gái của mẹ giỏi lắm, mẹ rất tự hào về con”. Đôi mắt mẹ ánh lên niềm vui và niềm hạnh phúc.
Mẹ là một người phụ nữ đảm đang và hết lòng vì gia đình, mẹ không quản ngại chuyện thức khuya dậy sớm để lo cho con cái. Em vẫn nhớ như in tuổi thơ của mình với mẹ, những ngày đầu chập chững tập đi mỗi lần em ngã mẹ lại ôm em vào lòng. Như một chú chim non tập bay, mẹ khích lệ em: “Con giỏi lắm”. Rồi những trưa hè nắng nôi bên chiếc võng đung đưa mẹ ru em ngủ, câu hát ngày nào sao mà trầm ấm và ngọt ngào như thế. Mẹ tranh thủ những buổi chiều giúp em luyện chữ và dạy em học, mẹ thường ra những câu đố để hai mẹ con cùng giải. Để em dễ thuộc bài mẹ đọc thơ: “O tròn như quả trứng gà, Ô thì đội nón, Ơ thì mang râu” cách học của mẹ đã giúp em dễ thuộc bài. Khi em lớn lên và bước vào lớp một mẹ vẫn luôn sát cánh bên em, dù ngày mưa hay ngày nắng mẹ vẫn đưa em đến trường.
Mặc dù được cưng chiều nhưng mẹ vẫn rèn cho em nếp sống tự giác, gọn gàng, ngăn nắp. Mẹ bảo con gái phải biết giữ ý giữ tứ, phải biết trông trước trông sau, mẹ còn dạy em phải biết yêu thương người khác, biết giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. Lời mẹ dạy em luôn ghi nhớ và không bao giờ quên.
Mẹ dạy em rất nhiều việc: rửa được chén, quét được nhà, nấu được cơm. Nếu ai đã được thưởng thức những món ăn mẹ nấu thì phải thốt lên rằng: “Thật tuyệt vời!”. Nhưng những món ăn đó không chỉ ngon đơn thuần mà nó còn chứa đựng những tình cảm mà mẹ đã dành cho em và cho gia đình.
Em đã từng thắc mắc tại sao mẹ lại giỏi như vậy. Một đêm em đã hỏi bố điều đó, bố nói rằng mẹ đã từng là một học sinh giỏi của trường. Nhưng vì công việc của bố tiến triển nên mọi việc do bố đảm nhiệm còn mẹ thì ở nhà để lo cho gia đình. Em xúc động khi nghe thấy điều đó, mẹ đã từ bỏ ước mơ của mình để lo cho gia đình êm ấm. Em thấy thương mẹ quá.
Em nhớ nhất là kỉ niệm mẹ chăm sóc em những ngày đau ốm. Một buổi chiều em đi học về, mưa ào ào đổ xuống làm người em ướt hết tối hôm đó cơn sốt ập đến, người em thì nóng bừng bừng còn chân tay thì lạnh run. Em nói với mẹ: “Mẹ ơi con lạnh lắm”. Mẹ sờ trán em và bảo: “Không sao đâu con bị sốt đấy”. Rồi mẹ lấy nước mát đắp vào chiếc khăn bông và đắp lên trán em. Mẹ ghé ly nước vào miệng và cho em uống thuốc: “Ngày mai con sẽ khỏi ngay ấy mà”. Ngày hôm sau, em thấy mẹ vẫn ngồi cạnh và nắm chặt lấy tay em, em thấy thương mẹ quá.
Em rất yêu quý mẹ, em xin hứa sẽ học thật tốt để làm mẹ vui và không phụ lòng của mẹ. Mẹ kính yêu ơi! Con rất cảm ơn mẹ vì đã sinh ra con và nuôi nấng con thành người. Con sẽ nhớ hình ảnh và nụ cười dịu dàng của mẹ. Mẹ là người sống mãi trong lòng con.
Mẹ sống mãi trong lòng tôi – Mẫu 2
Chắc hẳn trong trái tim mỗi người luôn có hình ảnh người mà ta yêu quý nhất: người đó có thể là ông là bà, người đó có thể là cha là anh chị em, những người thân yêu của ta, nhưng đó cũng có thể là hình ảnh bạn bè thầy cô giáo. Người mà tôi yêu quý gắn bó đó chính là mẹ tôi.
Từ thuở nhỏ đến giờ, mẹ là người gắn bó nhất với tôi. Vì ba tôi thường đi công tác xa nên mẹ là người gần gũi và cũng là người hiểu tôi nhất. Mẹ ở bên tôi bù đắp những gì mà ba không thể cho tôi. Vì vậy mà tôi rất yêu thương kính trọng mẹ. Tôi biết mẹ đã phải vất vả để nuôi tôi ăn học. Bàn tay mẹ đã chai sạn lại vì làm việc vất vả từ sáng tới chiều, nhưng đôi bàn tay đó vẫn không mất đi sự ấm áp. Khi áp tay mẹ vào má, tôi bỗng như được tiếp thêm sức mạnh để vượt qua khó khăn trên con đường tiến tới tương lai. Khi áp tay mẹ vào má, những nỗi buồn trong tôi bỗng tan biến, bù lại là một sự bình yên mà tôi chỉ có thể tìm thấy ở người mẹ yêu quý của tôi. Có thể bàn tay của mẹ không được trắng trẻo, được nõn nà như bàn tay của những bà mẹ khác, nhưng đối với tôi bàn tay đó của mẹ là đẹp nhất, là ấm áp nhất trên đời này. Chắc hẳn tôi sẽ không thể tìm được đôi bàn tay nào giống như đôi bàn tay của mẹ – đôi bàn tay của tuổi thơ tôi.
Điều mà tôi thấy thích thứ hai của mẹ chính là mái tóc của mẹ – mái tóc thơm mùi bồ kết. Tôi rất thích ngắm mẹ gội đầu. Tôi cảm thấy vui sướng khi nhìn những gáo nước được bàn tay mẹ dội xuống đầu. Thỉnh thoảng bất chợt bắt gặp một sợi tóc bạc của mẹ, tôi lại thấy lòng trĩu xuống và chợt thấy thương mẹ quá. Khi nào rảnh rỗi, tôi lại nhổ tóc sâu cho mẹ. Lúc đó mẹ hỏi tôi về chuyện học hành hay chuyện bạn bè. Tôi kể cho mẹ nghe điểm 10 môn Toán hay điểm 8 môn Văn, hoặc kể cho mẹ nghe chuyện trong lớp, trong trường. Mẹ không khen tôi nhiều về điểm cao như một số bà mẹ khác mà chỉ động viên tôi và bảo tôi phải cố gắng hơn nữa. Đó chính là những giờ phút thật bình yên, thật hạnh phúc, là những giờ phút mà tôi nhớ nhất, mà tôi sẽ không bao giờ quên. Tôi biết rằng tôi sẽ không thể tìm được nơi nào thanh bình, nơi nào làm cho tâm hồn tôi được nhẹ nhõm hơn khi tôi ở bên mẹ. Và tôi không biết nếu như ông trời không sinh ra những người mẹ thì tôi sẽ tìm những lời an ủi tôi khi tôi buồn ở đâu, tôi sẽ tìm những lời động viên, khích lệ tôi tiến bước ở nơi đâu. Tôi thầm cảm ơn ông trời đã tặng tôi người mẹ tuyệt vời, tôi thầm cảm ơn ông trời đã ban cho những đứa trẻ thơ ngây những bà mẹ – món quà tuyệt vời nhất trên thế gian này.
Nhưng mẹ tôi cũng là người rất nghiêm khắc. Khi tôi mắc lỗi, mẹ nhìn tôi bằng ánh mắt giận dữ xen lẫn một chút nỗi buồn. Lúc đó, nhìn vào mắt mẹ, tôi thấy thật ân hận vì đã làm cho mẹ buồn. Nhưng giống như ba, mẹ cũng không đánh, không mắng tôi nặng lời mà chỉ nhẹ nhàng khuyên bảo tôi. Nhưng có lần vì quá giận dữ mà mẹ đã cầm roi đánh tôi vài cái. Khi đó tôi cảm thấy giận mẹ và nghĩ rằng chắc mẹ không còn thương tôi nữa. Tôi về phòng khóc rấm rứt, nhưng không phải vì giận mẹ mà vì buồn, vì mẹ không còn hiền, không còn thương tôi nữa. Đó thật là một ý nghĩ trẻ con phải không các bạn? Tối hôm đó, khi đang ngủ tôi bỗng cảm thấy hình như có ai đang vào phòng. Tôi khẽ mở mắt, thì ra đó chính là mẹ. Mẹ nhẹ nhàng bước vào, khẽ đắp lại chăn cho tôi. Bỗng tôi thấy giọt nước rơi trên má. Thì ra là mẹ đang khóc, có lẽ là mẹ không biết tôi đã tỉnh dậy rồi. Tôi bỗng nhận ra rằng, mẹ vẫn còn rất thương yêu tôi. Tôi biết mẹ đánh tôi chỉ vì thương tôi, chỉ vì mong tôi tốt hơn. Vậy mà tại sao tôi lại không hiểu được điều đó, tại sao tôi lại không cảm nhận được tình thương vô bờ bên của mẹ dành cho tôi. Tôi rất muốn ngồi dậy ôm mẹ và nói lời xin lỗi với mẹ nhưng tôi không dám và tôi chỉ biết nằm đó, nghe tiếng mẹ bước ra khỏi phòng và tôi chợt thấy cay cay nơi sống mũi. Và tôi biết có thể suốt đời, tôi sẽ không thể nào trả hết những gì mà mẹ đã cho tôi, những gì mà mẹ đã hi sinh vì tôi. Bây giờ tôi chỉ có thế cố gắng học thật giỏi, trở thành “con ngoan trò giỏi” để đền đáp công ơn của mẹ và để luôn nhìn thấy nụ cười rạng rỡ trên khuôn mặt của mẹ. Mẹ sẽ luôn là một chỗ dựa vững chắc nhất trong cuộc đời tôi, là nơi tôi có thể tìm thấy sự thanh bình, êm ả.
Đối với tôi, mẹ là người quan trọng nhất, là người tôi yêu quý nhất và là người đẹp nhất trong lòng tôi. Tôi sẽ cố gắng học giỏi, làm điều tốt để mẹ vui lòng và để mẹ không bao giờ phải buồn vì tôi. “Mẹ ơi! Con yêu mẹ vô cùng” – đó là câu nói mà tôi rất muốn nói với mẹ và chắc chắn rằng sẽ có lúc tôi nói câu đó với mẹ từ sâu thẳm trái tim tôi.
Mẹ sống mãi trong lòng tôi – Mẫu 3
Sống trong một cuộc sống yên bình và hạnh phúc, tôi thật tự hào để kể cho mọi người nghe một câu chuyện “Cổ tích đương thời”. Câu chuyện kể về một con người vĩ đại. Người ấy như bà tiên cho tôi ấm no, như vầng trăng soi sáng con đường tôi đi và như người thầy dạy tôi tri thức. Bạn có biết đó là ai không? Mẹ tôi đấy! Người sống mãi trong lòng tôi.
Mẹ tôi năm nay đã ngoài bốn mươi rồi. Tóc mẹ cũng ngả sang hai màu trắng và đen. Mẹ nói “Mẹ đã già rồi”. Nhưng trong lòng tôi, mẹ còn trẻ, trẻ lắm cơ. Qua năm tháng, vai mẹ cũng gầy đi. Cũng chính đôi vai ấy đã gánh vác hàng ngàn việc lo cho gia đình. Sâu thẳm trong đôi mắt hiền từ, phúc hậu kia là chứa những tình yêu thương vô bờ bến, là trìu mến mẹ dành cho chúng tôi và cả ba tôi nữa. Trên đôi môi của mẹ dường như luôn nở một nụ cười âu yếm, thúc giục tôi phải cố gắng học tập. Sáng nào đi học mẹ cũng nở một nụ cười dịu dàng với tôi rồi chiều về là một cái hôn lên trán. Vậy là cũng đủ làm tôi hạnh phúc rồi. Giờ đây, đôi bàn tay gầy gầy xương xương của mẹ đã xuất hiện những vết chai sạn. Vết chai sạn ẩn chứa hai chữ “thương con”. Ôi! Tôi thầm cảm ơn mẹ nhiều lắm. Tình thương mẹ dành cho ấm áp như một dòng sông bồi đắp những bến bờ xa vắng, như nước mắt chảy trong nguồn, như suối xanh cuốn bao bụi mờ.
Khi vừa mới lọt lòng, mẹ cũng là người trao cho tôi dòng sữa ngọt lành. Dòng sữa ấy trong tôi giờ đây vẫn mãi lắng đọng, như chất keo hàn gắn tình cảm giữa mẹ và tôi. Để rồi một ngày, tôi sẽ không quên nó. Tôi vẫn nhớ như in tuổi thơ của mình gắn liền với mẹ. Một tuổi thơ yên bình, nhiều niềm vui và kỉ niệm, cũng có những giọt nước mắt. Nhớ lắm ngày đầu chập chững tập đi. Mỗi lần ngã, tôi lại được mẹ ôm vào lòng. Như một chú chim non tập bay, mẹ đã khích lệ tôi “Con của mẹ giỏi lắm”. Rồi những mùa hè nắng nôi bên chiếc võng đong đưa. Mẹ đã ru tôi: Câu hát thuở nào sao mà trầm ấm, ngọt ngào đến thế. Quê hương thân yêu của tôi đẹp lên rất nhiều qua tiếng hát của mẹ. Rồi cho đến khi tôi học lớp 1, mẹ vẫn luôn sát cánh bên tôi. Mẹ đã chẩn bị cho tôi rất nhiều thứ, mẹ còn chuẩn bị cho tôi cả một hành trang vào đời. Mẹ mong cho tôi học tốt, đạt được điểm cao. Vậy là qua nhiều năm, tôi đạt được thành tích tốt trong học tập “Cảm ơn mẹ!”. Tôi dường như chỉ biết nói thế thôi. Mẹ đã dạy tôi làm nhiều việc trong gia đình để có thể trở thành một nữ công gia chánh giống như mẹ. Rửa được chén, quét được nhà, nấu được cơm,.. là những thành quả tôi học được ở mẹ.
Trong gia đình, mẹ tôi lúc nào cũng là một người vợ đảm đang, là một người mẹ hiền và là một “Kho tàng sống” quí báu. Đối với tôi, những món ăn mẹ nấu không chỉ ngon đơn thuần mà nó còn chan chứa tình cảm sâu nặng mà mẹ dành cho tôi, cho những người thân yêu. Vậy đó, nhờ có mẹ mà gia đình tôi hạnh phúc lại càng nhân đôi. Bố con tôi sống không thể nào không có mẹ bên cạnh. Xa mẹ một ngày như là xa một thế giới vậy. Nhớ làm sao những lời mẹ dạy về lòng yêu thương người “Sống trên đời sống, cần có một tấm lòng”. Và mẹ cũng có một tấm lòng thật cao cả. Nhờ vào lời dạy dỗ mà đôi khi tôi đã làm được những việc có ích. Mẹ tôi không chỉ là có như thế thôi đâu. Mẹ là một giáo viên dạy trường mần non. Một cái nghề mà mẹ đã kiên trì suốt gần hai chục năm qua. Vậy đó, nên không phải là người thầy trong mắt tôi mà còn trong mắt mọi người.
Ngồi một mình bên khung cửa sổ, nhìn những khóm xương rồng mẹ trồng. Tôi lại nhớ, nhớ lắm lời mẹ bảo: “Mẹ mong cho con mạnh khoẻ, cứng cáp giống như loài xương rồng không một loài sâu bọ nào có thể đụng đến”. Nhưng tôi lại thấy mẹ giống cây xương rồng hơn. Vì dù trải qua những chuyện gì mẹ vẫn kiên trì vượt qua. Mẹ mạnh mẽ chống lại cơn sóng dữ thời gian. Mẹ tôi sao mà vĩ đại đến thế.
Câu chuyện cổ tích đương thời của tôi quả là có ý nghĩa. Mẹ tôi đúng là bà tiên, là vầng thái dương, là kho tàng sống. Tôi biết ơn mẹ nhiều lắm. Tôi sẽ cố gắng học tập thật tốt, làm được những việc có ích để không phụ lòng mẹ đã mong mỏi vào tôi, đặt hết niềm tin, hi vọng vững chắc vào tôi. Không chỉ là bây giờ mà cả sau này tôi vẫn mãi yêu mẹ. Những việc mẹ làm cho tôi có thể không kể hết còn những việc tôi làm cho mẹ chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay. Biết bao giờ tôi mới trả hết ân tình mẹ dành cho tôi đây? Có thể là suốt cả cuộc đời.
“Riêng mặt trời chỉ có một mà thôi
Và mẹ em chỉ có một trên đời”
Người ấy sống mãi trong lòng tôi – Bố
Bố sống mãi trong lòng tôi – Mẫu 1
Trong trái tim mỗi con người, luôn có một chốn bình yên nhất để tìm về. Chốn ấy sâu kín, nhưng cũng lại là sâu đậm nhất. Chỉ cần chúng ta nghĩ về, là nó lại phập phồng lên để tâm hồn phải thổn thức. Tôi dành nơi sâu kín ấy cho người bố thân yêu của tôi.
Bố tôi cũng đã bước qua tuổi hoa niên trẻ trung sôi nổi. Bây giờ, bố mang bóng dáng của một người đàn ông già dặn, từng trải. Sự thâm trầm ấy toả ra nhiều nhất từ đôi mắt của bố. Một đôi mắt sâu như chứa được cả bầu trời và nước biển đại dương. Đôi mắt khiến tôi nhìn vào lại cảm thấy áp lực, bởi nó chứa nhiều điều còn ẩn kín. Bố cao to nhưng khắc khổ, làn da đã đen sạm đi, chân tay đã nổi chằng chịt gân xanh. Nhìn vào bố, tôi đã chợt nhận thấy cả một đời vì gia đình.
Tôi yêu bố bởi chính vì tính ít nói của bố. Trong cuộc sống hàng ngày, bố rất ít khi lên tiếng. Kể cả tôi có cố gắng bắt chuyện với bố đến đâu đi nữa, bố cũng sẽ trả lời những thứ thật cần thiết. Nhưng sự im lặng lại dạy cho tôi nhiều điều. Im lặng trước những sự đòi hỏi vô lí của con. Im lặng trước sự nóng giận, mất bình tĩnh của người khác, hay im lặng ngay cả khi đau buồn. Tôi nhận ra rằng, đôi khi nói nhiều quá lại không phải là điều tốt. Nó làm mất giá trị của chính bản thân, mà có khi lại dẫn đến cả những sai lầm không thể cứu vãn. Bố có cách dạy con như vậy. Dùng chính hành động của mình để con noi theo mà học hỏi. Mỗi lần nghĩ như thế, tôi lại yêu bố nhiều hơn.
Tôi yêu tất cả những thành viên trong gia đình, nhưng riêng với bố, tôi để lại một vị trí đặc biệt. Vì bố yêu thương tôi cũng theo cách thật đặc biệt. Khi còn nhỏ, tôi sống với bố là chủ yếu. Chính bố là người đút cho tôi từng thìa cơm, chăm cho tôi từng giấc ngủ và nuôi nấng tôi thường ngày. Có lẽ chính điều đó đã tạo một sợi dây vô hình giữa bố và tôi. Lớn lên chút nữa, công việc cuốn bố đi theo những bận rộn. Bố không còn là người chăm bẵm cho tôi từng li từng tí. Bố làm việc không kể ngày đêm, mong sao con cái được học hành nên người, được ăn ngon mặc đẹp. Tôi cũng bước vào tuổi ẩm ương, không còn muốn gần gũi bố như trước. Có những ngày bố con gặp mặt mà không nói với nhau một câu nào. Khoảng cách có lẽ đã càng ngày càng lớn.
Có một lần, tôi ngã xe rất nặng. Chân tôi phải bó bột không thể tự đi lại được. Mẹ tôi yếu, cũng không thể đưa tôi đi học hàng ngày. Khi ấy, chính bố là người xuất hiện. Ngày bốn lượt, bố cõng tôi lên ba tầng cầu thang rồi lại cõng tôi về nhà. Tôi biết là công việc của bố vô cùng bận rộn, nhưng chưa lúc nào bố để tôi phải đợi. Mùa hè nóng nực, người bố nhễ nhại mồ hôi mà vẫn không than nửa lời. Những lúc nằm trên lưng bố, tôi mới cảm nhận được rằng, tình yêu thương của một người cha ấm áp đến nhường nào. Đó là hành động ở bên ngoài chứ không phải chứa đựng trong lời nói. Sợi dây yêu thương tưởng đã bị đứt nay lại càng bền chặt hơn!
Mỗi lần nghĩ về bố, tôi lại cảm thấy mình càng phải trưởng thành. Bởi đối với bố, ước vọng lớn nhất là con cái được khôn lớn, hạnh phúc. Bố hay dặn dò tôi những triết lí, những cách đối nhân xử thế trong cuộc sống. Tôi làm sai điều gì, bố sẽ nghiêm khắc uốn nắn, kể cả có phải đánh mắng tôi đi nữa. Có lúc, tôi giận bố lắm. Nhưng càng được tiếp xúc nhiều, tôi mới thấy lời bố nói là thực sự đúng. Khi con sai, luôn có một người bố ở đằng sau dìu dắt, nâng đỡ, để con nhận biết rằng mình quan trọng đến thế nào!
Tôi yêu bố, với tất cả sự kính trọng và biết ơn. Tôi luôn mong rằng, bố sẽ mãi ở cạnh tôi, sẽ là ngọn đèn soi sáng cho chặng đường mà tôi đang bước. Tình cảm giữa bố và con không ngọt ngào như với mẹ, nó ấm áp ở tận sâu trái tim. Mỗi khi quyết định điều gì, người tôi nghĩ đầu tiên luôn luôn là bố, tôi sẽ nghĩ rằng bố sẽ quyết định việc ấy như thế nào. Có bố ở bên cạnh, tôi tin là mình sẽ không phạm phải sai lầm.
Người ấy trong tim tôi, không ai khác chính là bố. Đó là chốn bình yên và ấm áp nhất để tôi tìm về. Còn các bạn, các bạn giữ hình bóng của ai trong trái tim mình?
Bố sống mãi trong lòng tôi – Mẫu 2
Mùa vu lan báo hiếu có lẽ là tháng ngày người con nào cũng nhớ đến công ơn dưỡng dục, sinh thành của cha mẹ. Sự hy sinh trong thầm lặng hiến dâng cả tuổi thanh xuân tươi đẹp nhất đời người, sự trưởng thành của cha mẹ từ ngày có con: biết bao dung, yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ, nhẫn nại, bảo vệ, chỉ mong đổi lại cho con một cuộc sống bình yên trước phong ba bão tác trước cuộc đời ngoài kia. Và tôi cũng có người cha tuyệt vời, đáng kính như vậy!
Đằng sau bước đi đầu tiên trên cuộc đời của tôi là cả một quãng thời gian dài không thể thiếu sự giúp đỡ, chăm sóc từng li từng tí của cha, dìu dắt không ngại khó khăn. Thế rồi bằng sự can đảm nhờ nguồn cổ vũ động viên của cha mà tôi đã bước những bước đi đầu tiên đầu tiên chập chững. Mỗi sự khôn lớn trưởng thành của con là cả vùng trời rộng lớn chan chứa tình yêu vô bờ bến của cha mẹ. Hỡi thế gian liệu có người đàn ông thứ hai nào cha có thể yêu thương tôi hơn cha chứ? Cuộc sống hạnh phúc mà cha tôi đã xây dựng trong túp lều tranh trên núi thấp thoáng mây ngàn ngôi nhà thêm ảo diệu lúc ẩn lúc hiện trong màn sương sớm pha lẫn chút ấm áp từ ánh nắng còn vương trên lá, tuy chỉ là túp lều nhỏ nhưng đối với tôi nó như lâu đài nguy nga, lộng lẫy, tỏa sáng cả vùng trời u tối nó không phải xây dựng bằng vật chất xa hoa mà là bằng sự chân thành trong từng chi tiết bằng tình mẫu tử có thể thay đổi cả thế giới thiêng liêng. Thời ấu thơ của tôi trôi qua đẹp đẽ như vậy đấy!
Nhưng chẳng bao lúc tôi vừa tròn 13 tuổi thế giới như sụp đổ trước mắt tôi khi nghe tin cha qua đời. Hai hàng lệ cứ tuôn rơi trong niềm tiếc thương, ân hận, nỗi đau quặn thắt cả trái tim kẻ mới lớn. Tôi nói với ba những lời sau cuối trong vô vọng: Ba có còn thương con nữa không? Ba con xin lỗi, ba tỉnh dậy đi! Tôi sống mà như tim đã ngừng đập.Cả căn nhà, con đường. Đâu đâu trong tâm trí tôi cũng xuất hiện hình bóng của cha. Tiếng cười nói rộn rã, hạnh phúc trong căn nhà giờ đây chỉ còn nỗi đau của kẻ mồ côi cha. Tôi ngồi một mình dưới bóng cây mà ngày nào chính tay tôi và cha đã cùng chăm sóc xõa tán xum xuê suy nghĩ: cha nhịn ăn để cho tôi no bụng tưởng chừng như hành động nhỏ nhặt nhưng cũng khiến tôi ấm lòng, tôi hiểu vì sao mùa đông chỉ còn 9 độ C mà tôi thấy ấm bởi lẽ tình thương của cha đã bao phủ cái thời tiết khắc nghiệt đó nhưng dù bây giờ có nằm trong lớp lớp chăn nhung ấm thì tôi vẫn thấy lạnh (vì giờ đã không còn cha ôm vào lòng nữa). Được cha ôm tôi như ôm được cả thế giới rộng lớn mà bao la phù du vô hình vạn trạng, giọt mồ hôi ướt đẫm cả áo là vì trời nắng oi bức tưởng như có thể đốt cháy mà cha lại chăm chỉ, miệt mài bên đồng ruộng để cho con bát cơm no đủ, chỉ nghĩ đến bấy nhiêu thôi cũng đủ cho tôi ân hận suốt đời. Chưa kịp nói lời “yêu” dành cho cha, chưa lần nào thấu hiểu cho sự khổ tâm vất vả của cha, chưa làm trọn chữ hiếu của một người con, chưa bao giờ nghe lời than vãn trách móc tôi từ cha. Tôi nào biết hạnh phúc đơn giản của tôi chỉ là được sống vui vẻ bên cha không phải tìm kiếm nơi xa hoa, tấp nập, mà ai cũng đang tìm kiếm. Ai đã và đang còn cha thì trận trọng những phút giây quý báu khi ở bên, dù chỉ là một tiếng “cha” đơn giản nhưng tôi cũng hằng ao ước.
Mùa báo hiếu năm nay không còn cha nữa rồi. Làm sao có thể báo đáp phần nào công ơn sinh thành dưỡng dục? Chỉ còn cách cầu xin phật Quan Thế Âm bồ tát cho cha ở phương trời kia sống thật tốt. Tịnh tâm nói với cha: “Cha à sáu khi cha đi con đã rất vất vả, sóng gió cuộc đời đã lắm lần làm con gục ngã, khóc những lúc đó con chỉ nghĩ về cha để vượt qua nhưng đã cho con rất nhiều bài học và kinh nghiệm hơn hết là thương cha nhiều hơn nữa”.
Thời gian có thể xoá nhoà đi hình ảnh cha trong con, vết thương sâu thẳm trong tim khi cha đi nhưng tình thương của cha thì vẫn còn đó trong trái tim con. Cha vẫn sống mãi trong thế giới của con.
Người ấy sống mãi trong lòng tôi – Ông ngoại
Hẳn trong tất cả chúng ta, ai ai cũng giữ cho mình những hình ảnh những kỉ niệm đẹp của một người nào đó trong sâu thẳm trái tim. Và tôi cũng vậy, dành tất cả trái tim mình, tôi khắc sâu hình ảnh đáng kính người mà tôi yêu thương nhất trong đại gia đình thân yêu của tôi – ông ngoại.
Ngoại tôi giờ đã đi thật xa, những sâu thẳm trong trái tim tôi, hình ảnh ông không bao giờ phai nhạt. Một người đàn ông đẹp lão với vóc dáng thanh mảnh và đôi mắt sâu, cái cửa sổ tâm hồn đượm buồn nhưng tràn đầy sức sống. Đằng sau đôi mắt đó là bao nỗi nhọc nhằn, lo toan mà những vết nhăn chứng minh đã hằn sâu bên khóe mắt. Nhìn vào gương mặt với làn da ngăm ngăm của ông, có lẽ điều nổi bật nhất chính là đôi môi rộng và hàm răng trắng đều tuy tuổi đã cao. Bằng chính đôi môi này ông đã dành cho lũ cháu trẻ chúng tôi những nụ hôn ấm áp, và cũng chính bởi bàn tay chai sần, khô ráp này đã từng nhiều đêm vỗ về cho tôi ngủ, nhiều đêm nhọc nhằn chăm sóc tôi khi ốm mà không có ba mẹ bên cạnh. Ngoại tôi vóc dáng không cao lớn, vạm vỡ như những người đàn ông khác bởi bao lo toan, vất vả không còn làm ông tôi còn cường tráng như thời còn trai trẻ. Cho dù đã già nhưng ngoại tôi không có thậm chí đến một sợi tóc bạc nào, mái tóc cứ đen như thế mãi. Ngoại giản dị lắm, một bữa cơm đạm bạc với vài ba món, cũng chỉ diện bộ quần áo kaki màu xám đã cũ và vẫn đôi dép quai hậu màu đen mà bà ngoại tôi đã kể rằng nó đã theo ông từ thời còn kháng chiến.
Ngoại tôi tính tình hiền lành, nhân hậu. Cái đức tính chăm chỉ làm lụng ấy không lúc nào làm ông có thể nghỉ tay. Bà ngoại tôi luôn nói rằng: “Ông là người chồng tốt nhất nhưng hơi độc đoán!” Có lẽ bà ngoại tôi nói đúng, nhưng tôi tin chắc rằng chính bởi sự độc đoán của mình, ông tôi đã nuôi nấng 10 đứa con nên người, ai ai cũng ngoan ngoãn, cũng học hành đến nơi đến chốn. Tuy vậy, ông ngoại chưa bao giờ dành sự độc đoán của mình cho lũ cháu chúng tôi. Ông luôn dành cho chúng tôi sự yêu thương vô bờ bến trong từng cử chỉ dịu dàng, từng lời nói tràn ngập tiếng cười nhưng đằng sau là cả những bài học bổ ích.
Với ông tôi có nhiều kỉ niệm mà có lẽ rằng suốt cuộc đời này, không bao giờ tôi có thể quên được. Biết bao nhiêu kỉ niệm từ thời ấu thơ được ông bồng bế, yêu chiều, được ông hát ru, được ngồi trên những chiếc xe đẩy ông làm. Tất cả tuy giờ đã vào trong dĩ vãng.
Có một kỉ niệm mà tôi nhớ như in, không hề quên dù chỉ là một giây phút bé nhỏ về ngày hôm đó. Một buổi sáng, ông đã đạp chiếc xe quen thuộc của mình để lên nhà đón tôi, một buổi sớm mai thật vui và tràn ngập tiếng cười. Cả tối đêm trước, ông đã ngồi hì hục, làm không ngơi tay cho xong chiếc ghế nhỏ trên xe đạp cho tôi. Lúc ông lên nhà, tôi vẫn đang còn ngủ, nhưng không bởi vì thế mà ông đánh thức tôi dậy, ông ngồi ngắm tôi ngủ và còn hát ru tôi ngủ nữa. Nghe tiếng hát của ông, tôi vội choàng mình tỉnh dậy.
– Cháu gái cưng của ông không ngủ nữa à? – Giọng ông dịu dàng
– Dạ không. Để Đen dậy rồi ông ngoại chở Đen đi chơi nha!
Ông khẽ gật đầu. Ông đã tự mình cầm chiếc bàn chải để đánh răng cho tôi, lau mặt cho tôi. Ông vẫn đèo tôi bằng chiếc xe đạp cũ nhưng với chỗ ngồi mới hơn. Và tôi tin chắc rằng, tôi sẽ được chơi một món đồ chơi mới do ông mới tìm ra. Và quả thật vậy, với cả những anh chị họ của tôi nữa. Chơi cả ngày tôi cũng thấm mệt, sau khi được ông cho ăn, tôi ngã lăn vào giấc ngủ. Ông còn mắng các anh chị vì làm ồn không cho tôi ngủ. Tối mẹ xuống đưa tôi về nhà nhưng tôi vẫn muốn ở lại bên ông. Mẹ mắng tôi một trận. Không hiểu sao hai hàng nước mắt cứ lăn dài ra mãi trên gương mặt của một đứa trẻ khi ấy như tôi. Tôi ôm chầm lấy ông vì tôi biết thế nào ông cũng sẽ bênh vực tôi. Ông bế xốc tôi lên và nói với mẹ:
– Tối nay con để cháu ở lại ngủ với ông.
Và thế là mẹ về nhà. Tôi sung sướng vô cùng. Từng ngày lớn lên bên ông, cả tuổi thơ của tôi như ngập tràn trong hạnh phúc.
Vậy mà ngày hôm đó, cả thế giới quanh tôi như sụp đổ khi ba trở về, báo tin ngoại mất. Tôi sững sờ, ngồi sụp xuống đất như một con búp bê vô hồn. Ông luôn là người thương yêu tôi nhất trên đời, là người luôn che chở, cưng chiều tôi. Vậy mà ông mãi ra đi, để lại trong tôi sự cô đơn và đau khổ. Tưởng chừng như khi ấy, tôi đã phải khóc cạn cả nước mắt, xung quanh như không còn một ai bên cạnh. Tôi không thể tin và cũng không bao giờ muốn tin kể từ nay tôi không được nghe ông kể chuyện, không được nghe tiếng ông vỗ về, không được ông chở trên chiếc xe đạp cũ, không còn ai đi giữa mưa chỉ để mang cho tôi chiếc áo khoác khi để quên áo mưa ở nhà và cũng không còn được ông ôm vào lòng ru ngủ nữa.
Hôm nay đã sắp đến ngày giỗ ngoại, thế mà 10 năm đã trôi qua. Từ sau ngày ngoại mất, tôi chẳng thể nào ngủ được, đêm nào nhớ đến ngoại, những hạt pha lê mỏng manh cứ thế vỡ òa trên mí mắt. Nhưng thật sự, dẫu có như thế nào, tôi vẫn phải đứng dậy như lời dặn của ngoại: “Dù sau này ngoại không bao giờ còn bên cháu gái cưng của ngoại nữa thì mỗi khi vấp ngã phải biết tự mình đứng dậy, phải trở thành một con người tốt, lúc nào cũng phải vui vẻ, mỉm cười trước cuộc sống”.
Tôi sẽ mãi nhớ lời dạy của ngoại và không bao giờ quên được hình ảnh đáng kính của ngoại tôi, người luôn yêu thương và che chở, cưng chiều tôi trong suốt cuộc đời. “Con sẽ luôn nhớ những lời dạy đầy ý nghĩa của ngoại, nhớ mãi những câu chuyện và cả kho ca dao tục ngữ chẳng bao giờ vơi cạn của ngoại con và sẽ luôn làm theo lời ngoại dạy. Ngoại ơi! Đứa cháu gái ngoan hiền của ngoại yêu ngoại nhiều lắm!” Nếu giờ đây có riêng cho mình một điều ước tôi sẽ ước mình có thời gian bên ngoại để nói câu nói ấy, để hôn lên gương mặt ngoại, để xóa tan bao nỗi nhọc nhằn trong cuộc sống mà ngoại tôi – người đàn ông tôi yêu thương nhất đã phải trải qua.
Người ấy sống mãi trong lòng tôi – Bà ngoại
Bà ngoại sống mãi trong lòng tôi – Mẫu 1
Chắc hẳn trong chúng ta ai cũng có một người, một tình cảm quý giá khiến chúng ta trân trọng, yêu thương đến hết cuộc đời này. Tôi cũng thế, trong tôi bà ngoại là người mà tôi yêu thương nhiều nhất và cũng là người tốt nhất trong cuộc đời tôi.
Anh em chúng tôi lớn từ khi cai sữa mẹ đã chuyển đến sống với bà ngoại để bố mẹ đi làm xa. Bà ngoại chăm sóc những đứa cháu chúng tôi vô cùng chu đáo, tỉ mỉ dù bà đã già. Dáng người bà gầy gò, chiếc lưng còng vì vất vả nắng sương, nước da nhăn nheo, đôi tay thô ráp, sần sùi vì lam lũ. Ngón chân quặp và chồng lên nhau vì sự vất vả của thời trẻ phải đi hết quả đồi này đến ngọn núi kia chặt củi về bán lấy tiền nuôi gia đình; thêm vào đó là hai đầu gối sưng to vì bệnh khớp khiến việc đi lại vô cùng khó khăn. Tuy nhiên không vì thế mà làm bà bi quan hay cản trở cuộc sống của bà tôi. Bà tôi vẫn cố gắng làm mọi việc thật tốt y như không có chiếc chân đau vậy.
Bà là người hiền từ, có tấm lòng nhân hậu, luôn quan tâm, chia sẻ với những người xung quanh nên được mọi người yêu quý. Trong làng tôi ai cũng biết bà là người có công với cách mạng lại là người có đóng góp to lớn trọng việc xây dựng ngôi làng và tình làng nghĩa xóm nên người ta càng yêu quý và trọng vọng bà hơn. Bà cũng là một người mẹ, người bà hết lòng yêu thương con cháu, cả một đời hi sinh vì con vì cháu: những anh em chúng tôi ở với bà, một tay bà chăm sóc, nuôi nấng, dạy bảo để bố mẹ đi làm ăn ở xa. Chúng tôi được bà dạy dỗ chỉ bảo cách sống, cách làm người, cách cư xử để trở thành những con người có ích như hôm nay.
Bà cũng là người rất chăm chỉ, cần cù. Chưa một ngày nào tôi thấy bà nghỉ ngơi. Buổi sáng bà cũng dậy từ lúc gà chưa gáy để nấu cơm, đun nước, dọn dẹp, chăm sóc đàn gà. Trưa đến bà không ngủ mà ra vườn cuốc đất, chăm sóc khu vườn. Tối lại tất bật nhắc nhở các cháu học hành, ăn uống. Cuộc đời bà là thế, ngày nào cũng bận rộn với công việc và chăm sóc người khác mà chẳng bao giờ nghĩ đến bản thân hay dành thời gian cho mình. Bà lấy việc chăm sóc con cháu, nhà cửa, vườn tược làm niềm vui. Tôi nhớ những lần cây trái trong vườn được bà vun trồng ra quả bà lại vui mừng khôn xiết đi khoe khắp xóm làng. Nhờ bà mà quanh năm suốt tháng anh em chúng tôi được ăn quả ngọt và khu vườn lúc nào cũng tràn ngập màu xanh tươi tốt của cây cối và tiếng chim ca.
Bà tôi lại không được may mắn như bao người khác. Bà mồ côi cha từ nhỏ phải sống với bà cố ngoại, từ lúc mấy tuổi đã theo bà cố ngoại đi hết nơi nọ đến nơi kia để mưu sinh. Khi lấy chồng lại lam lũ nuôi gia đình cùng bảy người con nhỏ và tham gia chiến tranh. Dù sức khỏe bị tàn phá bà vẫn luôn gắng gượng không chút kêu ca than phiền. Khi về già không được nghỉ ngơi lại tiếp tục chăm sóc những đứa cháu và căn nhà nhỏ.
Cuộc đời người tôi yêu thương nhất khép lại sau hơn hai năm chống chọi với bệnh tai biến và liệt nửa người. Sự ra đi của bà không chỉ là sự nuối tiếc, đau xót của gia đình mà ngay cả những người hàng xóm, những người biết đến con người bà cũng buồn đau trước sự ra đi của một con người nhân hậu, đầy đủ phẩm chất cao quý mà người ta kính trọng.
Bà đã không còn bên chúng tôi nữa nhưng hình dáng và những kỉ niệm cùng những lời dạy bảo của bà vẫn sẽ luôn bên tôi, theo tôi đến hết cuộc đời này và bà mãi luôn sống trong lòng anh em chúng tôi với hình ảnh đẹp đẽ nhất.
Bà ngoại sống mãi trong lòng tôi – Mẫu 2
Nhà bà ngoại em ở làng hoa Ngọc Hà thuộc Thành phố Hà Nội. Hè nào, mẹ em cũng đưa ba con từ Ninh Bình lên thăm bà và ở chơi với bà một hai tuần lễ.
Bà ngoại năm nay tròn 70 tuổi. Bà là con gái làng hoa nên có nước da rất đẹp: trắng trẻo, hồng hào. Gương mặt hiền từ, phúc hậu. Tiếng nói của bà nhẹ nhàng, tình cảm. Mái tóc của bà nay đã đốm bạc, nhưng vẫn mượt mà, bà búi gọn trông rất ưa nhìn. Bà nói thời con gái tóc bà xanh mượt, dài chấm gót. Mắt bà vẫn tinh anh, chỉ khi nào đọc báo thì bà mới đeo kính lão.
Bà có đôi bàn tay khéo léo. Hái hoa, tỉa cành, bắt sâu cho hoa, đô bàn tay bà làm nhanh thoăn thoắt. Bà bảo: “Chăm hoa như chăm con trẻ, phải nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa chứ…”. Sau ngày miền Nam ‘hoàn toàn giải phóng, bà đã mấy lần đi Đà Lạt tìm mua giống hoa quý. Vườn hoa của bà có rất nhiều loài hoa, đẹp nhất, thích nhất là những luống hoa hồng, hoa cúc, đúng là muôn hồng nghìn tía. Bà thuộc “tính nết” từng loài hoa. Nghệ thuật “hãm” hoa nở đúng kì, đúng dịp lễ tết, cả làng hoa Ngọc Hà ai cũng phục và nể.
Tính bà cần cù, thức khuya dậy sớm đã thành thói quen. Con trai, con gái, dâu, rể trong gia đình, ai cũng kính yêu, quý trọng bà. Bà có 12 đứa cháu nội, ngoại. Đứa nào bà cũng cho 20 triệu đồng để mua xe máy đi làm, hoặc làm quỹ học tập. Mẹ em là con út, lấy chồng xa, nên bà rất thương. Đôi hoa tai và dây chuyền vàng của bà, bà đã cho mẹ em. Mẹ em vẫn cất giữ nâng niu.
Hè nào lên Hà Nội thăm bà, bà cũng hỏi về chuyện học hành. Cả ba chị em đều đạt học sinh giỏi. Bà khen, bà cười, nước mắt bà chảy ra.
Thương bà và nhớ bà lắm. Chỉ mong được nghỉ hè lên Hà Nội ở chơi với bà, và nghe bà đọc bài ca dao:
“Giếng Ngọc Hà vừa trong vừa mát
Vườn Ngọc Hà thơm ngát gần xa
Hỏi người xách nước tưới hoa
Có cho ai được vào ra chốn này?”
Khi ấy, thấy bà vui và như trẻ lại. Em chỉ cầu mong bà ngoại em được vui khoẻ và sống lâu cùng con cháu.
Người ấy sống mãi trong lòng tôi – Người láng giềng
Bác Lý là người bạn láng giềng của bà ngoại em. Bà em vẫn gọi một cách thân mật là chứ Lý.
Cùng ở trong xóm Cây Bàng xã Đông Tiến, qua ngõ nhà bác Lý mới tới nhà bà ngoại em. Gia đình bác có ba người con. Anh Hùng là con đầu của hai bác đang học trường sĩ quan Đà Lạt. Chị Liên đang học lớp 11. Cậu Khanh 15 tuổi học lớp 10 Trung học Phổ thông Lý Thường Kiệt. Vợ bác là hộ lí bệnh viện Phụ sản huyện.
Một ngôi nhà ngói 5 gian, một sào vườn, một giếng nước tự đào, nước trong vắt. Cậu Khanh học trên em hai lớp. Cậu rất quý em. Hè nào đến chơi nhà bà ngoại, cận cũng rủ em đi thả diều, rủ em sang tắm mát ở giếng bác Lý. Kéo gàu nước từ giếng sâu lên dội vào đầu vào người, mát lạnh, thích thú lắm.
Bác Lý là sĩ quan công binh, 56 tuổi. Bác về hưu với quân hàm trung tá. Bác bị thương ở trận Đường 9 – Nam Lào. Lưng và vai bác đầy thương tích. Bác vẫn nói vui với mọi người: “Thần Chết thấy người xấu đã tha cho. Nhờ thế mới được trở về sống với vợ và anh em làng nước.”
Dáng người cao to, vạm vỡ. Khuôn mặt chữ điền phúc hậu. Tính tình bác vui vẻ, cởi mở. về hưu được 2 năm, bác được bầu làm hội trưởng hội cựu chiến binh của xã. Bác rất có uy tín. Nhân dân, cán bộ trong xã, ai cũng kính trọng và quý mến bác. Bí thư Đảng ủy xã, Chủ tịch xã vẫn gọi bác bằng “chú” rất thân tình; hễ gặp việc gì khó khăn đều đến hỏi ý kiến bác.
Nhờ bác Lý mà xóm Cây Bàng có đường sá đi lại sạch đẹp như ngày nay. Bác đứng ra lo liệu, tổ chức. Người góp công sức, người góp tiền của, gia đình nào cũng tích cực tham gia, đoàn kết nhất trí, chỉ sau 2 tuần, làm ngày làm đêm, các trục đường đã được xi măng hóa. Những ngày mưa gió cũng không phải đi lại vất vả trong cảnh bùn lầy nước đọng như ngày xưa nữa.
Bác giàu tình tương thân tương ái. Gia đình nào trong xóm có người đau ốm, hoặc gặp khó khăn hoạn nạn, bác đi lại thăm hỏi, an ủi động viên. Bà con vẫn nhắc lại chuyện anh Chuẩn. Nhà nghèo lại mê cờ bạc, anh Chuẩn dây vào vụ trộm cắp trâu bò, bị tù ba năm. Bác Lý đã cho anh Chuẩn vay 3 triệu đồng để bồi thường cho gia đình mất bê. Bác Lý đã khuyên nhà chủ mất bê xin tòa giảm án tù ngồi thành án tù treo cho anh Chuẩn. Bác Lý đã cử anh Chuẩn đi học lớp kĩ thuật “VAC” và trồng hoa, cây cảnh. Bác giúp vốn, bác động viên hai vợ chồng vượt qua mọi khó khăn về kinh tế, vượt lên mặc cảm về cảnh ngộ. Hai sào vườn của anh Chuẩn trước đây chỉ có vài ba luống rau cằn cỗi lưa thưa, mọc toàn cỏ dại. Trong nhà lộn xộn đủ thứ; chăn chiếu áo quần vứt lung tung. Thế mà chỉ 5, 6 năm sau, vườn anh Chuẩn thay đổi hẳn. Rau xanh bốn mùa. Sáng nào chị Chuẩn cũng gánh một gánh rau non lên bán ở thị trấn. Anh Chuẩn trồng nhiều giống hoa và cây cảnh. Vườn anh trở thành một địa chỉ về cây giống rất nổi tiếng trong huyện. Trong chuồng lợn, lúc nào cũng có 5, 6 con. Anh đã trả được nợ, xây được nhà, mua được xe máy. Bà ngoại em nói:
“Không có bác Lý thì thằng Chuẩn đi tù mọt xương. Nhờ bác Lý mà vợ chồng con cái anh Chuẩn mới được như ngày nay…”
Nghe nhiều người nói, Tết nào vợ chồng anh Chuẩn cũng đem gà trống thiến và gạo nếp sang biếu bác Lý. Nhưng bác không nhận, chỉ cảm ơn và nói: “Bao giờ vợ chồng cô chú trở thành triệu phú xóm Cây Bàng thì tôi đưa hai tay ra nhận quà…”
Xóm Cây Bằng có 80 hộ thì tất cả đều là gia đình văn hóa mới; trong đó có gia đình anh Chuẩn.
Đối với bà ngoại em, bác Lý như người nhà. Bác giúp đỡ bà em từ việc lớn đến việc nhỏ. Bà em bị ốm, con cháu đi xa, vợ chồng bác Lý đã đưa bà em đi bệnh viện và săn sóc tận tình chu đáo. Bác đã gọi điện cho bố mẹ em biết để sớm trở về chăm sóc bà.
Hè nào, em về chơi nhà bà ngoại, bác Lý và cậu Khanh cũng làm cho một con diều giấy, bay tới tận trời cao, nhiều lúc em bâng khuâng nhớ cánh diều tuổi thơ, nhớ bác Lý, nhớ cậu Khanh, con út của bác. Mỗi lần mẹ em về thăm bà, sang nhà bác Lý chơi, vợ chồng bác rất vui, đón tiếp chuyện trò thân tình. Vài quả mướp đắng, quả bầu, quả bí,… vợ chồng bác cho mẹ em và nói: “Cây nhà lá vườn đấy cô Thoa ạ!”
Tục ngữ có câu như: “Bán anh em xa mua láng giềng gần”, hoặc “Tắt lửa tối đèn có nhau”. Bác Lý là người láng giềng quý hóa của bà em. Quê bác ở miền Trung, bác đi bộ đội. lấy vợ rồi ở rể xóm Cây Bàng hơn 30 năm nay. Là dân ngụ cư nhưng ai cũng kính trọng và quý mến bác. Bác Lý là bộ đội cụ Hồ. Bác Lý là người cán bộ chân đất nông thôn. Mồi lần bác Lý ra thành phố chơi, bố mẹ em, chị em em đều hết sức mừng rỡ.
Người ấy sống mãi trong lòng tôi – Bà nội
Tuổi thơ mỗi người gắn liền với những ngày tháng thật êm đềm. Tuổi thơ tôi cũng vậy, nhưng sao mà mỗi lần nhắc đến, lòng tôi lại rung động và xót xa vô cùng. Phải chăng… điều đó đã vô tình khơi dậy trong tôi những cảm xúc yêu thương mãnh liệt, da diết về người. Đó không ai khác ngoài nội.
Nội sinh ra và lớn lên khi đất nước còn trong chiến tranh lửa đạn. Do đó như bao người cùng cảnh ngộ, nội hoàn toàn “mù chữ”. Đã bao lần, nội nhìn từng dòng chữ, từng con số với một sự thơ dại, nội coi đó như một phép màu của sự sống và khát khao được cầm bút viết chúng, được đọc, được đánh vần. Thế rồi điều bà thốt ra lại đi ngược lại những gì tôi kể: “Bà già cả rồi, giờ chẳng làm chẳng học được gì nữa đâu, chỉ mong sao cháu bà được học hành đến nơi đến chốn. Giá như bà có thêm sức khoẻ để được chứng kiến cảnh cô cháu bé bỏng hôm nào được đi học nhỉ?…” Một ước muốn cỏn con như thế, vậy mà bà cũng không có được!
Lên năm tuổi, bà tôi qua đời. Đó quả là một mất mát lớn lao, không gì bù đắp nổi. Bà đi để lại trong tôi bao xúc cảm không nói được thành lời. Để rồi hôm nay, những xúc cảm đó như những ngọn sóng đang trào dâng mạnh mẽ trong lòng.
Nội là người đàn bà phúc hậu. Nội trở nên thật đặc biệt trong tôi với vai trò là người kể chuyện cổ tích đêm đêm. Tôi nhớ bà kể rất nhiều chuyện cổ tích. Hình như bà có cả một kho tàng truyện cổ tích, bà lấy đâu ra nhiều chuyện thú vị và kì diệu đến thế nhỉ??? Cũng giống như chú bé A-li-ô-sa, tuổi thơ của tôi đã được sưởi ấm bằng thứ câu chuyện cổ tích ấy. Tôi lớn lên nhờ chuyện cổ tích, nhờ cả bà. Bà là người đàn bà tài giỏi, đảm đang. Bà thông thạo mọi chuyện trong nhà ngoài xóm. Bà thành thạo trong mọi việc: việc nội trợ,… đến việc coi sóc tôi. Bà làm tất cả chỉ với đôi bàn tay chai sạn. Hình ảnh của bà đôi khi cứ hiện về trong kí ức tôi, trong những giấc mơ như là một bà tiên.
Nhớ rất rõ những hôm có chợ đêm, hai bà cháu đi bộ ra đó chơi. Khung cảnh hiện lên rực rỡ màu sắc ánh đèn, chợ thật đông vui với đầy đủ các thứ hàng hoá và thêm cả trò chơi đu quay “sở trường”. ” Pằng! Pằng! Pằng!” Bà vẫy tay đưa mắt dõi theo.” Bay lên nào! Hạ xuống thôi! Bùm bùm chéo!…” Tôi thích thú vô cùng. Đêm về ngã vào vòng tay bà nghe bà ru và kể chuyện cổ tích. Giọng kể êm ái và đầy ngọt ngào đưa tôi chìm sâu vào giấc ngủ.
Mới đó mà đã hơn chục năm trôi. Chục năm đã đi qua nhưng “Bà ơi, bà à! Những kỉ niệm về bà trong kí ức cháu vẫn còn nguyên vẹn. Dù cho bà không còn hiện diện trên cõi đời này nữa nhưng trái tim cháu, bà còn sống mãi”. Người bà trong linh hồn của một đứa trẻ như tôi cũng cũng giống như thần tiên trong chuyện cổ tích. Mãi mãi còn đó không phai mờ.”Bà ơi, cháu sẽ ngoan ngoãn và cố gắng học hành chăm chỉ như lời bà đã từng dạy bảo, bà nhé.”
Người ấy sống mãi trong lòng tôi – Thầy giáo cũ
Kỷ niệm, cũng giống như những phím đàn – khi chạm tay vào, âm thanh sẽ ngân lên, nhưng không phải lúc nào cũng tuyệt vời, mà có cái hay, cái dở, cái muốn nhớ, cái lại thích xóa đi.
Cô nhỏ nhướn mày lên, nhìn xuống đồng hồ đeo tay, rồi dõi mắt ra ngoài cửa lớp. Nơi dãy hành lang dài đang im ắng, chờ đợi, lắng nghe tiếng giày gõ nhịp để thầm đoán: thầy hay cô? Giờ Toán của lớp 9P1 hôm nay thay đổi giáo viên. Cô giáo cũ nghỉ hộ sản. Thầy giám thị thông báo sẽ có giáo viên mới đến thay. Mười lăm phút trôi qua nhanh chóng trong sự sốt ruột của học trò. Phía cuối lớp có ai nghịch ngợm ngân nga: “Mười lăm phút đồng hồ, buồn nhớ Toán thấy mồ, buồn như con cá rô… đang trôi… vào tô…”
– Nghiêm!
Giọng trưởng lớp vang to, khá oai (nhờ to con). Thầy giám thị xuất hiện. Một trăm con mắt học trò đen láy đổ dồn về phía cửa. Thấp thoáng phía sau thầy là một bóng dáng lạ, chắc “ông” thầy Toán mới?. Ô, nhưng sao mà… giống học trò quá đỗi!!! Thầy giám thị cười khá tươi:
– Xin giới thiệu với các em, đây là thầy T. sẽ phụ trách môn Toán lớp 9 thay cho cô N…
Một tràng pháo tay ngưỡng mộ (?) vang lên như mưa rào tháng sáu. Thầy T mỉm cười gật nhẹ đầu “chào các em thân mến!”. Ôi chao, hai má thầy sao mà đỏ như màu xác pháo, cặp kính cận suýt chút nữa rơi khỏi sống mũi. Chắc vì cảm động trước “thịnh tình” của lũ học trò cỡ… hoa khôi đến hai phần ba lớp, dành cho!
Trước khi trở về văn phòng, thầy Giám thị còn “ân cần dặn dò”.
– Các em phải học cho ngoan. Nhớ là không được phá thầy!
Ôi! Lời “đe nẹt” ấy không phải là không có duyên cớ. Bởi vì, con gái 9P1 có truyền thống mấy mùa tuy thông minh, học giỏi, đẹp người, tốt hạnh kiểm nhưng… chuyên nghịch ngợm cũng đứng vào hàng… quái chiêu! Thầy cô thương cũng lắm, mà dở khóc, dở cười cũng nhiều. Không biết trước khi vào lớp, thầy T đã “nghiên cứu lý lịch” học trò chưa mà… ngó bộ thầy “bình tĩnh rồi … run” thấy rõ.
Sau màn tự giới thiệu rất “dễ sương” – Sinh viên năm cuối Đại Học Khoa học tự nhiên (bằng cái giọng mà phong thái điệu đà như con gái). Thầy vui vẻ đòi … kiểm tra bài cũ. Năm mươi cái miệng than trời càng lúc vẫn không làm thay đổi được quyết định “sắt đá” của thầy. Thầy cầm quyển sổ điểm dò tên (sao thầy không chịu nhìn vào sơ đồ lớp nhỉ ?!) rất lâu, hai bàn tay run run (chắc do bị học trò “chiếu tướng” khá kỹ). Khi cây viết đỏ hạ xuống gần giữa sổ, một cái tên được xướng lên:
– Trần Thị L.N.
Cả lớp im phăng phắc theo từng bước đi “dịu dàng” của N, để rồi sau đó hai phút, bỗng nổ ra 1 trận cười bom dội – N là một cô gái có dáng dấp “oai phong” của một vận động viên bóng rổ. Cao 1m65, học trễ hai năm nên rất đáng mặt đàn chị so với cả lớp: Trong khi thầy T. ốm nhom, chiều cao chỉ khoảng 1m60 hay 1m62 gì đó (cộng luôn bề dày đế của đôi giày da mũi nhọn rộng quá khổ chân). Một sự tương phản khá hài hước. Thầy T điếng người, mặt đỏ như người say nắng biển, vội vã hỏi dăm ba câu lấy lệ rồi “mời” N về chỗ. Quyển sổ điểm được gấp lại vội vàng và bài học mới bắt đầu cũng rất nhanh chóng…
Cái sự khởi đầu năm ấy rồi cũng qua rồi mọi chuyện cũng biến thành kỷ niệm. Mà kỷ niệm lại bắt đầu từ sự nhiệt tình khá ngây ngô của cả thầy lẫn trò, lúc hai bên biết “hợp đồng tác chiến”.
Còn nhớ 1 lần, thầy T có hứa sẽ dựng mô hình cho một bài toán hình học không gian khó nuốt, để học trò dễ hình dung hơn là nhìn vào hình vẽ. Vậy mà, hai lần, ba lượt thầy … cứ quên. Lúc thì… thầy bận… học (?), lúc lại bận soạn bài cho môn dạy, lúc làm xong rồi nhưng… để quên ở… Sài Gòn? Lần cuối cùng, thầy nhớ đem theo, mà xe đò đông quá, thiên hạ chen nhau làm hỏng mất mô hình của thầy? Học trò đâu chịu tin! Học trò đòi thầy dựng mô hình ngay tại lớp. Thầy bối rối “huy động” thước kẻ với số lượng tối đa, “chấm” các em bé bỏng ở hai dãy bàn đầu (trong đó có cô nhỏ dễ thương) lên giúp thầy… dựng mô hình(?). Trời đất! Năm bảy mái tóc thề, hơn một chục bàn tay nho nhỏ, cộng thêm thầy đứng vây quanh chiếc bàn giáo sư thì… còn ai nhìn thấy được gì! Vậy là… thầy cho học trò xếp hàng một, theo từng dãy bàn có trong lớp, từ từ tiến về phía “mô hình sinh động” tham gia theo kiểu “cưỡi trực thăng… xem hoa”. Vậy mà vui ghê gớm, vậy mà rất hoà bình. Cả thầy lẫn trò không ai thấy được nét ngây ngô, khờ khạo trong hành động của mình, mà còn xem như đó là 1 “kỳ tích” của thứ chỉ số IQ thuộc vào loại thông minh ?
Rồi cũng có lần, thầy nổi giận hét to như … “Trương Phi” chỉ vì chút nghịch ngợm đi quá đà của lũ học trò thơ dại. Khiến học trò rơm rớm nước mắt tủi hờn. Còn thầy bất chợt dịu xuống như… giọt nắng cuối thu để hỏi một câu thật dễ “Ký kết hiệp ước hoà bình”:
– Ôi, sao bỗng dưng các em ngoan quá vậy?
Vâng, thầy T là vậy đó – người không biết giận lâu, người rất dễ quên hờn, dễ nhập cuộc với áo trắng ngu ngơ. Thầy như một chiếc lá, tình vờ rơi xuống mặt nước hồ đang dao động của tuổi học trò, góp thêm một con sóng giao thoa nhỏ bé, rồi lại theo gió bay đi… Thầy dạy chưa hay. Học trò biết vậy, nhưng học trò không chê, mà mặc nhiên chấp nhận như một thứ kỷ niệm, xếp bên cạnh những tầng lớp kỷ niệm phải có trong tuổi ngây thơ. Bởi thầy T rất hẳn nhiệt tình (dẫu thầy càng nhiệt tình giảng giải, học trò càng… nhiệt tình ngơ ngác!). Bởi đối với thầy T, tất cả những gương mặt trong sáng ngồi bên dãy bàn học bằng gỗ dưới kia, đều được thầy xếp đồng đẳng bằng một cái “mác” học trò đơn giản. Chúng như một quần thể tập hợp từ những cá thể lạ lẫm mà thầy đang có nhu cầu khám phá và ghi nhớ. Nhu cầu hòa nhập để vô tư yêu mến, bỏ qua những cái mà thiên hạ âu yếm gọi là danh vị, tiền tài của mẹ cha chúng bên ngoài xã hội …
Nếu có ai bảo học trò 9P1 ngày ấy – Hãy chọn ra một nhân vật kỳ lạ nhất trường. Cô nhỏ năm xưa tin chắc, cả lớp sẽ đồng lòng bỏ phiếu cho thầy – Thầy T.
Người ấy sống mãi trong lòng tôi – Cô giáo
Cô giáo sống mãi trong lòng tôi – Mẫu 1
Mỗi chúng ta, ai cũng mong sau này mình trở thành một người tài giỏi, sống có ích cho xã hội. Để làm được điều đó không thể vắng bóng công ơn của những người thầy, người cô dìu dắt chúng ta trên con đường chinh phục tri thức. Người xưa từng nói: “Cô giáo như mẹ hiền”. Cô giáo là người mẹ thứ hai dạy dỗ chúng ta. Chắc hẳn trong lòng mỗi người, ai cũng có sự ngưỡng mộ nhất định dành cho cô giáo. Đối với bản thân tôi, cô giáo chủ nhiệm năm lớp bốn là người mãi luôn sống trong lòng tôi.
Gia đình tôi là người gốc Bắc, đến khi tôi học hết lớp ba thì có biến cố xảy ra và cả nhà quyết định chuyển vào Nam sinh sống. Lúc đó, tôi chỉ là một học sinh bình thường, không giỏi giang hay hơn ai gì cả. Chuyển đến một môi trường mới, một cuộc sống mới với bao lạ lẫm, tôi cảm thấy thật cô độc và buồn bã. Ngày đi học cũng đến. Tôi được người quen xin cho vào ngôi trường ở gần đó để theo học. Ngày đầu đến lớp, cô giáo chủ nhiệm bước vào trong tà áo dài trắng tinh khôi mỉm cười nhìn tôi thân thiện. Cô giới thiệu tôi với mọi người, hỏi han những câu chuyện và động viên tôi trong học tập. Tôi không nhớ hết ngày hôm ấy đã nói những gì nhưng cái dáng người mảnh mai, giọng nói trầm ấm của người con gái miền nam, mái tóc suôn dài óng mượt cùng đôi môi đỏ hồng của cô đã in sâu vào tâm trí tôi với những hình ảnh đẹp đẽ nhất,
Ngày tháng trôi đi, tôi dường như đã quen hơn với môi trường ở đây. Mỗi tuần, cô đều gặp riêng tôi để hỏi han, vì cô biết tôi lạ lẫm với môi trường mới, cần phải thích nghi nhiều thứ nên sợ tôi không theo kịp mọi người. Trên lớp, cô quan tâm đến tôi nhiều hơn, ân cần bảo ban cho tôi học tập, tỉ mỉ giải đáp những thắc mắc của tôi. Và cứ thế, tôi tiến bộ từng ngày, thành tích học tập cũng được cải thiện đáng kể. Cô chính là người truyền cho tôi cảm hứng và tình yêu thương để tôi vươn lên. Khi nhìn thành tích học tập của tôi, nét mặt cô không khỏi vui mừng, xúc động. Suốt cả năm học, tôi có những tiến bộ vượt bậc, đến cuối năm tôi đứng trong top những bạn học sinh giỏi xuất sắc của trường. Không chỉ tôi mà cả gia đình tôi luôn thấy biết ơn và trân trọng những công ơn to lớn mà cô dành cho tôi.
Bước sang năm học lớp năm, tuy không còn được cô chủ nhiệm nữa nhưng tôi vẫn thường xuyên gặp cô, chào hỏi và chia sẻ việc học tập cũng như cuộc sống với cô. Cô luôn cho tôi những lời khuyên đắt giá để tôi hoàn thiện bản thân mình. Cuối năm lớp năm, gia đình tôi lại quyết định chuyển về bắc, về quê hương để sinh sống. Chia tay miền nam, chia tay trường lớp sau gần hai năm gắn bó khiến tôi vô cùng buồn bã. Vì quyết định chuyển đi đột ngột, trong vòng một tuần, gia đình tôi đã chuyển về bắc. Tôi còn nhớ ngày hôm đó bố tôi lên trường xin cho tôi nghỉ học và chuyển đi, bố bảo tôi chào thầy chủ nhiệm và các bạn lần cuối để ra đi, tôi vẫn xin bố nán lại một chút rồi chạy ùa xuống lớp học cô đang dạy, ôm cô khóc như mưa để nói lời chia tay cô. Tôi nhớ mãi giọt nước mắt nóng hổi của cô lăn dài trên trán tôi. Cô làm tôi cảm thấy ấm áp như tình mẹ.
Tuy đã về quê hương nhiều năm, tôi vẫn luôn mong có dịp quay lại nơi đó để gặp mọi người, để đến thăm cô, hỏi han tình hình sức khỏe và cuộc sống của cô. Tôi chưa bao giờ quên cô và những công lao to lớn mà cô đã làm. Không chỉ tốt với tôi, với những học trò khác và cả những đồng nghiệp, những người quanh mình, cô luôn sống với tình yêu thương chan hòa. Ân cần, chu đáo với tất cả mọi người. Học sinh của cô ai cũng lễ phép, hiếu thảo, trọng tình nghĩa. Cô luôn tìm mọi cách giúp đỡ những bạn học sinh khó khăn có thể tiếp tục đi học và vươn lên thành người. Có nhiều anh chị khóa trước được cô dạy dỗ đã trở thành con người có địa vị trong xã hội và được người đời kính trọng.
Nhiều năm qua đi, tuy chưa có cơ hội gặp lại cô nhưng những lời cô dạy và sự ân cần, trìu mến của cô vẫn luôn tồn tại như mới ngày hôm qua trong kí ức của tôi. Những tình cảm, sự quan tâm của cô sẽ cùng tôi đi hết cuộc đời và nhắc nhở tôi sống tốt, khắc ghi hình ảnh cô giáo vào trong trái tim.
Cô giáo sống mãi trong lòng tôi – Mẫu 2
Dù năm tháng vô tình trôi mãi mãi
Có hay bao mùa lá rơi
Thầy vẫn đến như muôn ngàn tia nắng
Sáng soi bước em trong cuộc đời
Những ca từ trong trẻo của bài hát ấy lại khiến ta nhớ về một thời kỷ niệm, sống trong ánh hồng của tuổi thơ. Có bao giờ các bạn tự nghĩ rằng sẽ có một người làm thay đổi cuộc sống bạn? Có bao giờ các bạn tự tìm về những kỷ niệm về một thời cắp sách đến trường nơi đầy ắp niềm tin, niềm yêu của thầy cô và những người bạn – Thầy cô đã chắp cánh cho chúng em bay cao, bay xa đến một tương lai tốt đẹp với những mơ ước. “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ người đào giếng.” Câu nói ấy luôn là hành trang cho chúng ta từ những bài học đạo đức đầu tiên, như một lời nhắn nhủ chúng ta luôn phải luôn nhớ về công ơn thầy cô.
Riêng tôi, tôi sẽ luôn nhớ mãi về người cô đã để lại trong tôi một niềm mến thương vô hạn. Có thể nói tôi đã từng là một cô học trò “cá biệt” của lớp 6A4 và là người luôn làm cô buồn lòng. Có phải vì thế mà cô Thảo – cô chủ nhiệm đáng kính của tôi luôn nhờ tôi làm hết việc này đến việc khác như kiêm luôn cả chức lớp trưởng. Với một cô học trò được coi là quậy như tôi thì cảm thấy đó là một niềm tự hào lớn lao trong tâm hồn bé nhỏ. Có một lần mẹ tôi đến lớp và nói với cô sao con bé học dở như thế mà cô lại cho nó làm lớp trưởng. Cả lớp cười phá lên chế nhạo tôi. Lúc ấy cảm giác của tôi thật là khó tả, vừa buồn, vừa tức, vừa cảm thấy mình vô dụng, và “tâm hồn trẻ thơ ấy” như vỡ tan ra từng mảnh. Nhưng không, chính cô Thảo đã đứng ra bảo vệ tôi. Tôi vẫn nhớ mãi câu nói ấy: “Con là lớp trưởng của cô đấy !”. Vui thật, nhưng cũng buồn thật. Vui vì chính cô là thiên thần may mắn đã giúp “con bé siêu quậy ngày nào” nhưng buồn vì tại sao tôi nghịch phá cô như thế, làm buồn lòng như thế mà cô vẫn đứng ra bảo vệ cho mình? Tôi cảm thấy mình thật có lỗi. Một dấu chấm hỏi to tướng đặt ra trong đầu! Chính cô đã làm thay đổi con người tôi. Từ đó tôi luôn quyết tâm học thật tốt làm người con ngoan trò giỏi và kết quả đã minh chứng cho điều đó. Năm tháng cũng dần trôi đi. Một cô bé ngày nào nay đã được mặc một chiếc áo dài trắng tinh bước vào cổng trường cấp ba. Một người bạn mới, một thầy giáo mới, nhưng tôi vẫn không bao giờ quên được hình ảnh những thầy cô đã làm người đưa đò dạy dỗ, dìu dắt để tôi có được thành quả như ngày hôm nay. Và tôi đã rút ra được một chân lý của cuộc sống: “Trong rừng già, mình hét lên thế nào thì nó sẽ vang lên thế ấy,…”.
Bây giờ đã trưởng thành, tôi lại càng thấm thía thêm những lời khuyên răn, dạy bảo của thầy cô một cách sâu sắc, cất giữ nó trong một chiếc rương vô hình. Đó chính là hành trang cho tôi mang theo đến suốt cuộc đời. Thầy cô – những người đưa đò đã chở những học sinh chúng em đến những bến bờ tương lai tươi sáng bằng sự dìu dắt tận tâm, giàu nhiệt huyết “Dưới ánh mặt trời không một nghề nào cao quý hơn nghề nhà giáo”. Truyền thống tôn sư trọng đạo luôn là một truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam. Chúng ta cần giữ gìn và phát huy nó. Mỗi người cô, người thầy đều cho chúng ta những lời dạy thật chân thành và quý báu. Chúng ta hãy tiếp thu và giữ gìn để truyền đạt lại cho những thế hệ mai sau.
“Nếu như người kĩ sư vui mừng khi nhìn thấy cây cầu mình vừa xây, người nông dân mỉm cười khi cả đồng lúa trổ bông thì người giáo viên vui sướng và hạnh phúc khi nhìn thấy những học sinh của mình trưởng thành”.
Tôi tâm sự nhỏ: Thầy cô ơi, ước chi sống mãi cùng chúng em, ước sao người luôn có đủ nghị lực, lòng kiên nhẫn và tình yêu thương bao la để dìu dắt những thế hệ tương lai của đất nước, những đứa con còn non trẻ như chúng em, đến được bến bờ của hi vọng, mong người hãy thổi vào chúng em lòng nhiệt thành của sức sống tuổi trẻ, lòng kiên nghị để vững bước trên con đường đầy chông gai sau này. Dù thời gian năm tháng trôi qua thật nhanh đến thế nào đi nữa nhưng những bài học sâu sắc, nguồn kiến thức mà thầy cô mang đến cho chúng em luôn tồn tại mãi mãi.
Người ấy sống mãi trong lòng tôi – Bạn thân
Người bạn sống mãi trong lòng tôi – Mẫu 1
Trong cuộc đời của mỗi con người thì có lẽ thời gian đẹp nhất chính là tuổi thơ và tôi cũng vậy. Tuổi thơ của tôi cũng như bao người khác cũng vui chơi, cũng có bạn bè, cũng có những kỉ niệm thật đẹp. Nhưng có lẽ sẽ không bao giờ quên được một kỉ niệm đã làm tôi nhớ mãi.
Có lẽ tôi sẽ không bao giờ quên được kỉ niệm ấy, một kỉ niệm buồn nhưng tôi không sao quên được. Khi ấy tôi có một cô bạn thân, có thể nói là thân lắm. Nhưng con nít thì vẫn có những lúc giận hờn vu vơ rồi lại làm lành. Tôi nhớ có một lần bạn ấy vô tình làm hư con búp bê mà tôi thích nhất đã cho bạn mượn hôm trước và cũng đã xin lỗi nhưng vì quá thích con búp bê ấy nên tôi đã giận bạn ấy. Cũng một thời gian khá dài chúng tôi không nói chuyện với nhau, thực ra thì lúc ấy tôi buồn lắm nhưng những suy nghĩ trẻ con của tôi là bạn ấy sai thì phải năn nỉ mình chứ. Sau đó tôi đã suy nghĩ về hành động của mình nhưng vẫn cho là mình đúng. Rồi mẹ tôi thắc mắc là vì sao hai đứa chúng tôi không cùng đi chơi nữa và tôi đã kể hết mọi chuyện cho mẹ nghe. Mẹ tôi nói rằng: “Con cũng biết là bạn ấy không có cố ý rồi mà, vì sao còn giận bạn ấy nữa. Dù sao thì bạn ấy cũng đã xin lỗi con rồi mà”. Tôi đáp lại mẹ “Con không biết nữa nhưng có thể là bạn ấy ghen tị vì con có một con búp bê đẹp nên đã làm hư nó”. Mẹ tôi từ tốn khuyên “Nếu bạn ấy ghen tị với con thì đã không cần xin lỗi con mà phá hư xong thì thôi”. Lúc ấy tôi vẫn khăng khăng cho rằng mình làm đúng và mẹ nhẹ nhàng nói “Trong cuộc sống không ai không phạm sai lầm nhưng quan trọng là họ biết tự nhận ra sai lầm của họ. Cũng như bạn con biết bạn ấy sai và xin lỗi. Còn con, con có biết mình đang sai để nhận ra không?”
Tôi vẫn cãi “Con sai nhưng nếu con xin lỗi thì bạn ấy chắc cũng sẽ không tha cho con đâu”. Mẹ đã nói “Con người đều có lòng vị tha con à và mẹ tin rằng bạn ấy sẽ không giận con nữa đâu vì con đã nhận ra sai lầm của mình mà”. Sáng hôm sau tôi đã xin lỗi bạn ấy nhưng nghĩ rằng bạn ấy sẽ không tha cho tôi đâu vì tôi đã làm sai mà. Nhưng khi vừa nghe câu xin lỗi của tôi thì bạn ấy đã mỉm cười và nói “Bạn không có sai, tất cả là do mình. Mình đã làm hư con búp bê của bạn.” Tôi chỉ cười và nghĩ thầm những gì mẹ đã nói đúng. Và sau đó chúng tôi lại thân thiết với nhau như ngày nào. Những ngày không đến trường chúng tôi thường cùng nhau ra công viên thả diều, nhảy dây, Nhưng rồi một ngày, tai họa cũng đổ lên đầu chúng tôi. Cũng như bao ngày khác, chúng tôi cùng nhau ra công viên chơi ném bóng, lúc ấy bạn ấy lỡ tay ném trái bóng mạnh tay quá nên cũng văng đi khá xa, tôi giận quá đã hét lên “Mình không chơi với bạn nữa, bạn ném mạnh vậy sao mình chụp được?”
Và bạn ấy đã chạy ra nhặt trái bóng và một chiếc ô tô lao đến tông thẳng vào bạn rồi vọt đi luôn. Lúc ấy tôi hoảng quá không biết phải làm gì và hãy đến bên bạn ấy. Bạn ấy đã mỉm cười và nói với tôi: “Chúng ta mãi là bạn thân nha, tha lỗi cho mình đi. Mình nhặt lại được bóng cho bạn rồi nè”. Nói xong thì bạn nhắm mắt lại và tôi đã nghĩ rằng bạn ấy chỉ ngủ quên mà thôi. Tôi gọi mãi mà bạn vẫn không tỉnh dậy rồi mẹ tôi chạy ra gọi tôi về như thường ngày. Tôi kể cho mẹ nghe mọi chuyện và mẹ đã gọi ba mẹ bạn ấy đến rồi đưa tôi về nhà. Mấy ngày sao, không thấy bạn ấy đi học cũng không thấy qua nhà rủ tôi đi chơi. Tôi hỏi mẹ thì mẹ nói: “Bạn ấy đã đến một nơi rất xa, xa nơi này nhiều lắm con à”. Lúc ấy tôi thầm trách bạn ấy đã đi chơi xa mà không rủ mình, thật quá đáng mà không biết nơi bạn ấy đi chơi có đẹp không nhỉ? Nhưng rồi cái suy nghĩ ấy đã thực sự biến mất trong đầu tôi khi tôi đã hiểu ra rằng, cái nơi xa ấy không là gì khác mà có lẽ là thiên đường vì mẹ tôi đã nói, người tốt nhất định sẽ được lên thiên đường mà.
Cho đến bây giờ, có thể nói tôi đã khôn lớn nhưng tôi vẫn không hiểu tại sao trên đời này lại có những người quá vô tâm đối với người khác và quá vô tâm đối với bạn tôi, cướp đi sinh mạng của bạn ấy và rồi lao vút đi. Tôi không biết họ có ăn năn, hối hận về những gì đã gây ra cho người khác không nhưng tôi nghĩ sẽ là không. Nếu mọi người trên thế giới này đều không quá vô tâm như vậy thì có lẽ sẽ không phải quá nhiều người phải chết. Giá mà lúc ấy, người lái chiếc ô tô đâm chết bạn tôi dừng lại và đưa bạn ấy vào bệnh viện thì có lẽ bạn ấy đã được cứu sống nhưng mà người ấy đã không làm như vậy. Tại sao lại thế? Tôi nghĩ bản thân mình phải sống thật tốt và có ý nghĩa vì luôn có một thiên thần bên cạnh luôn ủng hộ cho tôi mà. Tôi chỉ có một ước muốn là tất cả mọi người đều phải có trách nhiệm trước những việc mình làm vì ai cũng sẽ phạm sai lầm nhưng quan trọng là họ sẽ sửa chữa sai lầm đó như thế nào.
Người bạn sống mãi trong lòng tôi – Mẫu 2
Người xưa thường nói: “Ghét của nào, trời trao của ấy”. Là một học sinh nam nhút nhát tôi chúa ghét những đứa con gái đanh đá, lắm mồm. Thế mà thượng đế nỡ thực hiện lời nguyền ấy khi ngài ân cần trao cho tôi con Hồng “chà và” (vì nó y hệt nhân vật Hồng “chà và” lớn trong truyện “Hoa hồng xứ khác” của Nguyễn Nhật Ánh) ngày cô giáo xếp cho nó ngồi cạnh tôi để tôi “kèm cặp” cho cho khỏi nói chuyện riêng. Lạy Chúa! Một con người như nó (đanh đá, chanh chua) thế mà nhiều lúc nó lại có một tấm lòng nhân hậu, vì bạn bè đến thế. Có lúc nó đã làm tôi phải đau khổ đến ” gầy gò” suốt bao tháng trời rồi cũng chính nó đến với tôi, giúp đỡ tôi hết lòng khi tôi gặp khó khăn…
Đúng là “nhất quỷ, nhì ma, thứ ba con Hồng”. Nó mới đến lớp có mấy bữa mà đã thâu tóm toàn bộ “đội quân con gái” hùng mạnh. Rồi nó hãnh diện lên ngôi ra tay trị bọn con trai “yếu đuối” chúng tôi. Nó là một thằng con trai thì đúng hơn.
Ngồi trong lớp, nó luôn luôn chọc ghẹo tôi, tìm mọi cách để gây chiến với tôi (vì tôi là một thằng béo và lùn nhất lớp). Có lần tôi đứng dậy phát biểu ý kiến, nó bỏ hòn đá vào ghế chỗ tôi ngồi. Lúc tôi ngồi xuống thì… chưa hết, nó còn hằm hè cấm tôi không được mách thầy. Tôi chỉ còn nước nhăn nhó cho qua chuyện. Tôi đã luôn nghĩ không tốt về nó nếu như không có chuyện xảy ra…
Một lần tôi ốm khá nặng, phải nghỉ phép nằm bẹp ở nhà. Chiều hôm đó, thật lạ lùng, nó đến thăm tôi và mang theo một túi quà. Lúc này trông nó hiền ơi là hiền:
– Cậu cố ăn cho khỏe để mà đi học, bài vở tớ chép hộ cậu, đừng ngại.
Tôi trố mắt nhìn nó như đang nhìn người ngoài trái đất. Sao hôm nay nó dễ thương đến vậy? Bây giờ thì nhất định nó không là “con trai” nữa.
– Thôi đùa thế đủ rồi, ta lấy sách ra học nhé! Cậu cố gắng, có gì không hiểu cứ hỏi tớ.
Nói là làm, nó nhanh nhẹn lấy sách giảng cho tôi, đầu tiên là môn Toán (ốm mà nó bắt tôi phải tính toán) nó ra lệnh cho tôi như cô giáo vậy. Nó hỏi bài, tôi trả lời. Tuy mệt nhưng tôi cũng cố gắng để khỏi phụ lòng nhiệt tình của nó.
Nó cười tươi hài lòng vì cậu “học trò” ngoan ngoãn. Nhìn nó, bất giác tôi cũng bật cười.
– “Bây giờ đến môn Địa…” Nó nhắc và cứ lăm lăm cây thước.
– Môn này khó quá, tớ không học được đâu.
Bố Hồng dạy địa lý nên nó giỏi môn này ghê. Tên nước, tên sông nó nhớ như in. Tôi nghe nó giảng mà chỉ biết lắc đầu, lè lưỡi. Tôi đành lòng chịu sự chỉ dẫn của Hồng vậy. Một lát, thấy tôi mơ màng, nó bực tức:
– Cậu nhắc lại thót tim (“như kẻ ăn vụng bị mẹ bắt được vậy):
– Ơ … ơ Thái Bình Dương là đại dương lớn nhất còn Bắc Băng Dương là đại dương… ơ….là đại dương nhỏ nhất!
– Lần sau cậu chú ý hơn nhé! Mặt nó giãn ra cho đến lúc về. Nó đi rồi mà giọng nói nhiệt tình, đôi mắt vừa nghịch ngợm, vừa dịu dàng còn đọng mãi trong tôi. Tôi thầm nhủ: “Hồng chà và ơi! Thôi tao chả ghét mày nữa đâu!”.
Hai tuần sau tôi đi học được. Nhờ Hồng mà tôi theo kịp bạn bè, thầy giác không phải phụ đại thêm. Một hôm tôi đánh bạo hỏi nó:
– Vì sao mà cậu tốt với tớ quá vậy?
Nó nhoẻn miệng cười, nụ cười của nó rạng rỡ và chân thành:
– Vì cậu là bạn của tớ, Thắng ạ.
Giờ đây, ngồi cạnh nó, nó vẫn còn chọc ghẹo tôi nhưng đã dịu dàng hơn trước rất nhiều. Những lúc tôi tức nó thì nụ cười rạng rỡ hôm nào của nó lại hiện về làm dịu lòng tôi – Nụ cười tình bạn.
Người bạn sống mãi trong lòng tôi – Mẫu 3
Từ hồi nhỏ tôi đã có một người bạn. Cô bạn ấy tên là Tâm, là người bạn thân thiết của tôi từ hồi mẫu giáo. Tôi rất trân trọng cô ấy và Tâm là người luôn sống mãi trong lòng tôi cho đến tận bây giờ.
Hồi xưa, lần đầu tiên tôi bước chân vào mẫu giáo. Cảm giác lạ lẫm và sợ hãi bao phủ tâm trí tôi, tôi khóc rất nhiều khi giữ mẹ lại, và rồi mẹ cũng về. Tôi buồn hiu ngồi thu lu trong lớp. Lớp học náo nhiệt, cô và các bạn chơi chung với nhau, không ai cho tôi chơi cùng cả, mà thậm chí tôi còn bị ăn hiếp, sắp khóc, một cô bạn tóc xoăn bỗng chạy lại mời tôi chơi đồ hàng. Không hiểu tại sao tôi lại gật đầu đồng ý, và thế là cả buổi chơi tôi bị bạn ấy xoay như chong chóng, lúc đó tôi giận lắm. Lúc phải lấy cái này, lúc phải lấy cái kia làm tôi giận dỗi bỏ đi. Sự việc chưa kết thúc, lúc ngủ trưa, khi mọi người đã ngủ say và tôi cũng vậy thì một bàn tay đập vào mặt tôi. Trong lúc tôi chưa tỉnh thì bàn tay ấy nắm kéo tôi ra ngoài sân và tạt nước vào mặt tôi. Thì ra là bạn lúc nãy, hỏi ra mới biết bạn ấy tên Tâm. Cả trưa bị Tâm dụ dỗ ra ngoài sân chơi cho đến khi bị cô giáo bắt và mắng cho trận te tua. Vậy mà trong khi tôi khóc lên khóc xuống còn Tâm thì cười sặc sụa, thế là tôi bỏ đi sau khi chửi bạn một trận. Thế nhưng, hôm sau bạn lại đem một cái kẹp đến xin lỗi tôi. Thật tình, từ trước đến giờ tôi mới thấy Tâm khóc, mà khóc chỉ vì chuyện nhỏ này thì thật là lạ. Nhưng vì không muốn bị cô la nên tôi phải nhận cho bạn đỡ khóc. Từ đó Tâm cư xử khác hẳn đi nên chúng tôi đã thân với nhau hơn.
Không lâu sau đó, trường có tổ chức đi chơi dã ngoại, mải chơi tôi bị đập đầu khi chơi cầu trượt. Tâm là người đã chăm sóc cho tôi suốt. Đầu tôi bị nứt một đường rõ to nên đau lắm. Và khi tôi đã khỏi bệnh thì không thấy Tâm nữa. Cô báo Tâm phải theo bố mẹ ra nước ngoài sinh sống. Khi đó tôi đã khóc rất nhiều.
Cho đến bây giờ không gặp nhau nữa nhưng tôi đã thật sự biết và trân trọng quãng thời gian bên cạnh Tâm. Cho dù sau này không gặp lại Tâm. Những hình ảnh của bạn vẫn sẽ còn mãi trong lòng tôi.
Người bạn sống mãi trong lòng tôi – Mẫu 4
Trong cuộc đời, tôi đã gặp và kết thân với biết bao nhiêu người. Nhưng có một người bạn mà tôi không bao giờ quên, đó là Trang – cô bạn thân nhất của tôi từ thời Tiểu học. Mặc dù Trang đã ra đi trong một tai nạn, nhưng hình ảnh của bạn ấy vẫn sống mãi trong lòng tôi.
Tôi và Trang quen nhau từ năm lớp Một. Ngay từ cái nhìn đầu tiên, tôi đã có một cảm giác khó tả về cô bạn, cứ như chúng tôi đã quen biết nhau từ rất lâu rồi. Trang có dáng người không cao lắm, khuôn mặt dịu dàng toát ra vẻ thân thiện và nhân hậu. Bạn ấy rất ít nói nhưng lại hay cười, nụ cười của Trang rất đẹp, nó làm cho mọi người xung quanh yêu quý Trang. Không chỉ sở hữu một khuôn mặt đẹp, Trang còn rất thông minh và có trách nhiệm. Trong lớp, cô bạn là một cây toán và là một lớp phó học tập gương mẫu về mọi mặt: Vào lớp Trang luôn học bài và làm bài đầy đủ, không khi nào thấy Trang đi học muộn hay nghỉ học không có lí do và không xin phép. Không những thế, Trang còn rất tốt bụng và có lòng thương người. Tôi còn nhớ có lần tôi bị đau bụng, lại đang trong giờ học nên tôi không biết phải làm sao. Lúc ấy, Trang bắt gặp nét mặt xanh xao, nhợt nhạt của tôi và nhanh chân đưa tôi vào phòng y tế. Giờ ra chơi hôm ấy, Trang đến thăm và hỏi han tôi làm tôi rất cảm động. Tôi và Trang thân nhau cũng từ lần ấy. Trong suốt những năm Tiểu học, Trang đã giúp đỡ tôi rất nhiều. Nhờ Trang mà điểm kiểm tra môn toán của tôi có nhiều cải thiện hơn trước. Cũng nhờ Trang mà tôi trở thành một người chăm chỉ học tập. Và hơn cả, nhờ có Trang, tôi cảm nhận được tình bạn, tình thân và tình yêu thương con người qua những việc làm đầy ý nghĩa của bạn ấy.
Là bạn thân với nhau suốt mấy năm trời, giữa chúng tôi có biết bao kỉ niệm vui buồn. Có những lúc tôi giận Trang, không mảy may những lời Trang nói chỉ vì bạn ấy không chịu cho tôi chép bài; hay có những lần tôi và Trang cũng giơ tay phát biểu, nhưng cô giáo gọi Trang mà không phải tôi, tôi cũng giở trò giận dỗi ra với Trang. Bây giờ nghĩ lại, tôi thấy sao mình trẻ con quá, Trang không cho tôi chép bài, chỉ vì Trang muốn tôi tự suy nghĩ, để sau này khi không có Trang bên cạnh, tôi vẫn có thể tự làm được. Còn chuyện tôi hay Trang được phát biểu chỉ là may mắn mà thôi. Ngày xưa, giá như tôi hiểu được tấm lòng của Trang, thì tôi đã không ích kỉ, ganh đua với Trang làm tình cảm bạn bè chúng tôi gắp lắm chông gai như thế.
Tôi cứ ngỡ tình bạn của chúng tôi sẽ mãi mãi không xa rời. Nhưng có lẽ định mệnh đã cướp đi Trang, đồng nghĩa với cướp đi tình bạn đẹp một thời của tôi. Mỗi lần nhớ lại, lòng tôi lại man mác buồn: Hôm ấy là sinh nhật lần thứ chín của Trang, ba mẹ bạn ấy tặng một chiếc xe đạp điện mới toanh cho Trang làm quà sinh nhật. Chẳng may hôm ấy, trời mưa tầm tã, Trang không thể nào thử chiếc xe mới được, trông cô bạn có vẻ buồn buồn. Tôi hỏi Trang:
– Sao nhìn bạn buồn vậy, hôm nay là sinh nhật của bạn mà, vui lên đi!
Trang vẫn giọng buồn buồn:
– Mình rất muốn được thử chiếc xe đạp mới, nhưng trời lại mưa tầm tã…
Tôi cố an ủi nhưng Trang vẫn không khá hơn được tí nào. Hôm ấy, buổi tiệc sinh nhật tổ chức khá vui nhưng “nhân vật chính” của bữa tiệc lại không hài lòng cho lắm. Cuối bữa tiệc, Trang lấy xe đưa tôi về nhà, nhưng tôi biết rằng bạn ấy muốn được ngồi trên chiếc xa mới ấy, tôi cũng chiều lòng. Nhưng tôi đâu ngờ rằng, hôm ấy cũng là lần cuối cùng tôi gặp Trang. Cô ấy gặp tai nạn trên đường trở về nhà ngay sau khi đưa tôi về. Nhận được tin ấy từ cô giáo, tôi bán tín bán nghi: “Đây có phải là sự thật không, Trang đã mất thật rồi sao? Sao… sao mọi thứ diễn ra nhanh quá…”. Không thể cầm lòng, nước mắt tôi trào ra, nghẹn ứ nói không ra tiếng. Sâu trong thâm tâm tôi luôn dằn vặt mình: “Nếu như hôm ấy, mình không để cho Trang đưa về, thì Trang đã không ra đi đột ngột như thế…”. Sự mất mát ấy đã để lại trong lòng tôi một vết thương khó lành. Mặc dù Trang đã không còn bên tôi, nhưng hình bóng của Trang vẫn đọng mãi trong tâm trí tôi.
Bây giờ, tôi đã có rất nhiều bạn mới, có thêm nhiều kỉ niệm vui buồn. Nhưng mãi mãi, tôi sẽ không quên Trang – người bạn thân nhất của tôi, người đã để lại trong tôi nhiều niềm vui cũng như nỗi buồn. Trang sẽ mãi mãi là một phần kí ức trong tôi, hình bóng ấy luôn sống mãi trong lòng tôi cho đến suốt cuộc đời.
Người ấy sống mãi trong lòng tôi – Cô bạn thân
Nếu ai hỏi tôi về một người quan trọng trong lòng mình thì ngoài bố mẹ, người đầu tiên mà tôi nghĩ đến chính là bạn thân của tôi – một cô gái đáng trân trọng. Tuy giờ đây tôi không còn được gặp hay được nhìn cậu ấy nữa nhưng có lẽ trong tim tôi cậu ấy luôn sống mãi.
Cô bạn thân của tôi là Mi – một cô bé xinh xắn đáng yêu và có một nghị lực sống phi thường, không may mắn Mi đã bị nhiễm HIV do lây truyền từ mẹ. Tuy vậy Mi không hề oán trách mẹ của mình mà ngược lại, Mi luôn cảm thấy biết ơn vì mẹ cậu ấy đã chấp nhận ra đi để có thể sinh Mi ra đời. Mi sống và lớn lên trong tình yêu thương và sự đùm bọc của bà ngoại. Vì biết Mi bị HIV nên không ai chơi với Mi, cậu ấy luôn một mình, hơn thế còn bị mọi người chỉ trích, xa lánh và miệt thị. Tôi là người bạn đầu tiên và có lẽ là cuối cùng của cậu ấy. Tôi nghĩ thật bất công khi mọi người đều xa lánh cậu ấy. Mi cũng chỉ là một con người bình thường, cũng có quyền sống như một người bình thường. Chính vì lẽ đó tôi đã chủ động làm quen với Mi. Cậu ấy rất vui vì có tôi làm bạn. Chơi với Mi tôi học được vô vàn điều quý giá trong cuộc sống.
Mỗi ngày tôi đều qua rủ Mi đi học, cùng nhau đạp xe tới trường, cùng nhau học tập, tôi thấy từ khi chơi với nhau cả tôi mà Mi đều cảm thấy rất vui. Chúng tôi thường rủ nhau đi chơi vào những ngày nghỉ, cùng nhau ôn tập để chuẩn bị cho những bài kiểm tra. Vì căn bệnh quái ác nên Mi lúc nào cũng đau và rất yếu, nhưng tôi thấy ở cậu ấy một nghị lực sống phi thường. Vì không muốn tôi lo lắng, Mi chưa bao giờ kêu đau đớn với tôi. Tôi biết cậu đang chịu đựng một mình. Ở nhà Mi thường hay phụ giúp bà ngoại trồng rau, cho gà ăn… Tôi thấy Mi là một cô bé bình thường, bạn ấy không chỉ ngoan ngoãn, chăm chỉ mà còn rất vui tính nữa, chẳng có lí do gì để xa lánh và miệt thị cả. Chính vì vậy tôi càng trân trọng và quý mến Mi hơn. Chúng tôi chơi với nhau và đã có biết bao kỉ niệm đẹp.
Vào một ngày thứ bảy, Mi phải đi bệnh viện cấp cứu vì căn bệnh của mình, tôi vô cùng lo lắng, trong lòng tôi lúc nào cũng mong cậu ấy bình an và không sao hết. Số lần đi bệnh viện của Mi rất nhiều. Bình thường cậu ấy chỉ đi một hai ngày lại về nhà nhưng lần này gần một tuần rồi tôi chưa thấy Mi trở về. Tôi đánh liều đi xe bus lên thăm Mi, vào phòng bệnh, trông Mi yếu ớt và xanh xao quá nhưng cậu ấy vẫn mỉm cười:
– Tớ chẳng sao cả, tớ sắp được về nhà chơi với cậu rồi!
Tôi lau vội giọt nước mắt:
– Đúng vậy, cậu phải trở về nhà rồi đi chơi với tớ nữa
Một lúc lâu sau tôi phải ra về, trong lòng rất buồn và mong Mi sẽ sớm khỏe lại. Thế nhưng, chỉ một ngày sau đó, tôi nhận tin Mi đã qua đời. Tôi không tin vào sự thật ấy, Mi không thể bỏ tôi mà đi được, cậu ấy còn chưa cùng tôi đi chơi, cậu ấy còn phải đi học nữa mà… Thời gian qua đi, tôi cũng quen dần với việc Mi không còn cùng tôi đi học nữa, nhưng mỗi khi đi qua nhà cậu ấy, tôi luôn có cảm giác Mi vẫn dõi theo tôi trên mọi con đường.
Cô bạn thân của tôi chưa hề mất đi, cậu ấy vẫn luôn sống, vẫn luôn dõi theo tôi từng ngày. Mi vẫn sẽ mãi là cô bạn mà tôi trân trọng nhất, người dạy cho tôi rất nhiều điều và mang đến cho tôi sức mạnh, niềm tin. Mi luôn sống mãi ở trong tim tôi – mãi mãi là như thế!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bài viết số 1 lớp 8 đề 2: Người ấy sống mãi trong lòng tôi (bạn, thầy, người thân,…) Dàn ý & 18 bài văn mẫu hay nhất lớp 8 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.