Bạn đang xem bài viết Bài tham luận ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học (6 mẫu) Tham luận về công nghệ thông tin tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
TOP 6 bài tham luận ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học giúp các thầy cô tham khảo, có thêm nhiều ý tưởng mới để chuẩn bị bài phát biểu trình bày những quan điểm, ý kiến cá nhân về ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy ở các trường Mầm non, Tiểu học, THCS, THPT.
Qua 6 bài tham luận ứng dụng CNTT trong dạy học này, thầy cô dễ dàng hoàn thiện bài tham luận của mình thật hay, thật ấn tượng. Chi tiết mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn:
Tham luận ứng dụng CNTT trong dạy học – Mẫu 1
Kính thưa các vị đại biểu!
Thưa toàn thể Hội nghị!
Trước khi tham luận cho phép tôi xin gửi đến các vị đại biểu, khách quý cùng toàn thể các đ/c lời chúc sức khỏe và lời chào trân trọng nhất.
Kính thưa Hội nghị!
Qua nghe bản báo cáo tổng kết năm học …… và dự thảo phương hướng, nhiệm vụ của năm học ……. do Đoàn chủ tịch hội nghị đã thông qua. Bản thân tôi hoàn toàn nhất trí với nội dung báo cáo đã thông qua trước hội nghị.
Được sự nhất trí của đoàn chủ tịch sau đây tôi xin tham luận về công tác ứng dụng CNTT trong giáo dục trẻ ở trường mầm non.
Thưa toàn thể hội nghị!
Sự phát triển và bùng nổ của CNTT đang có tác động tích đến mọi mặt của đời sống xã hội trong đó có giáo dục. Chính vì thế việc đẩy mạnh UDCNTT trong giáo dục nói chung và ở cấp học MN nói riêng là hết cần thiết. UDCNTT vào giảng dạy sẽ tạo ra sự tương tác cao giữa cô và trẻ, kích thích khả năng quan sát và phát triển tư duy cho trẻ. Đồng thời giúp giáo viên tiết kiệm được nhiều thời gian chuẩn bị đồ dùng dạy học phát huy được nhiều ý tưởng sáng tạo trong giảng dạy.
Trường MN Văn Tiến trong những năm học vừa qua đã thực hiện UDCNTT trong tất cả các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng CS- GD trẻ. Nhà trường đã đầu tư máy tính cho 100% nhóm lớp và kết nối mạng Internet trong toàn trường.
Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện để đội ngũ giáo viên được phát huy khả năng sáng tạo. Tăng cường bồi dưỡng trình độ tin học như: tham gia các lớp BDCNTT do Phòng, Sở tổ chức. Mời giảng viên chuyên tin về BD tại trường.
Các đ/c giáo viên luôn có niềm đam mê với CNTT. Thường xuyên UDCNTT vào giảng dạy. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện bên cạnh những thuận lợi thì chúng tôi vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn như:
- Máy tính đã được cấp nhưng trong quá trình sử dụng còn bị treo, virus.
- Sĩ số học sinh đông nhưng lớp chưa có máy chiếu, màn chiếu nên trẻ khó quan sát màn hình
- Không có phòng tin cho trẻ hoạt động.
- GV đã UDCNTT nhưng kĩ năng thiết kế giáo án, bài giảng điện tử, thiết kế các trò chơi vui học còn hạn chế.
- Chưa cập nhật kịp thời các phần mềm hỗ trợ soạn giảng.
Từ thực trạng trên tôi mạnh dạn đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng GD trẻ cụ thể với 4 giải pháp sau:
Giải pháp 1: Bồi dưỡng giáo viên nâng cao trình độ tin học
- Tăng cường công tác tuyên truyền cho giáo viên thấy rõ hiệu quả và yêu cầu mang tính tất yếu của ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp giáo dục trẻ thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề qua các cuộc thi có ứng dụng CNTT do ngành tổ chức.
- Phân công giáo viên tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, bồi dưỡng CNTT do ngành tổ chức, khuyến khích giáo viên tự học hỏi, tự khám phá.
- Tổ chức các chuyên đề, sinh hoạt chuyên môn nhằm bồi dưỡng kỹ năng sử dụng máy tính và các phần mềm hỗ trợ soạn giảng theo hình thức trao đổi giúp đỡ lẫn nhau, tập trung chủ yếu vào những kỹ năng mà giáo viên cần sử dụng trong quá trình soạn giảng hàng ngày như: khai thác thông tin, các bước soạn một bài giáo án, bài giảng đtử, phần mềm đổi đuôi, chèn hình ảnh, âm thanh, video,…
- Động viên giáo viên tích cực tự học tập bồi dưỡng, sẵn sàng chia sẻ, trao đổi với đồng nghiệp.
- Mời chuyên gia về vi tính về hướng dẫn giáo viên một số kỹ năng nâng cao trong soạn giảng, thiết kế bài giảng Powerpoint, E-learning và ứng dụng vào các hoạt động giáo dục trẻ.
- Tích cực tham gia các cuộc thi ứng dụng CNTT do trường, phòng, Sở GD tổ chức
Giải pháp 2: Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị.
- Được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp cùng với sự tích cực tham mưu của nhà trường, đến nay nhà trường đã trang bị hệ thống máy tính, đến 100% các nhóm lớp và kết nối mạng Internet trong toàn trường.
- Nhà trường luôn quan tâm đến việc cài virus để bảo vệ máy tính.
- Song song với việc khai thác sử dụng, nhà trường luôn chú trọng khâu quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị giao trách nhiệm cụ thể cho Gv phụ trách, với phương châm “ giữ tốt- dùng bền” nhằm khai thác tối đa, có hiệu quả trang thiết bị được cung cấp.
Giải pháp 3: Tăng cường các hoạt động ứng dụng CNTT trong giáo dục trẻ
- Tăng cường các hoạt động ứng dụng CNTT trong giáo dục trẻ nhằm đổi mới hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ trong 10 chủ đề như thiết kế bài giảng PowerPoint, bài giảng e-learning ở 5 lĩnh vực phát triển của trẻ, thiết kế các trò chơi vui học phù hợp với độ tuổi.
- Tổ chức dạy trẻ một số kỹ năng đơn giản tiếp cận với CNTT như: thao tác với chuột, bàn phím, cách di chuột, nhấp chuột.
Giải pháp 4: Xây dựng kho thư viện giáo án, bài giảng điện tử
Phát động giáo viên thiết kế các bài giảng theo các hoạt động giáo dục trẻ ở các độ tuổi và coi đó là tiêu chí để thi đua trong tháng, trong năm học. Các bài giảng được Ban giám hiệu duyệt và đăng lên trang website của nhà trường để các giáo viên tham khảo, học hỏi về hình thức và cách thiết kế cũng như việc ứng dụng bài giảng điện tử vào tổ chức các hoạt động giáo dục của lớp mình, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
Đề xuất kiến nghị
Thay mặt các Đ/C giáo viên trong nhà trường tôi xin đưa ra một số kiến nghị như sau:
1. Xây dựng phòng tin học cho trẻ hoạt động.
2. Đầu tư máy chiếu, màn chiếu lắp đặt cố định trên các nhóm lớp.
3. Hàng năm mời chuyên gia về tin học bồi dưỡng, hướng dẫn giáo viên cài đặt và sử dụng các phần mềm GD mới.
4. Có giáo viên chuyên trách về CNTT.
– Rất mong nhận sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, BGH, sự ủng hộ của các bậc phụ huynh, để việc UDCNTT trong dạy và học nhằm nâng cao chất lượng GD trẻ ở trường MN……. đạt hiệu quả cao hơn.
Trên đây là báo cáo tham luận về công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục trẻ ở trường mầm non cảm ơn các Đ/c đã lắng nghe.
– Cuối cùng, xin kính chúc quý vị đại biểu, cùng toàn thể các đ/c lời chúc sức khỏe, hạnh phúc.
Chúc Hội nghị thành công tốt đẹp.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tham luận ứng dụng CNTT trong dạy học – Mẫu 2
Kính thưa quý vị đại biểu!
Kính thưa đại hội!
Thế giới hôm nay đang chứng kiến biết bao điều kì diệu do con người tạo ra. Một trong những điều kì diệu ấy là sự góp mặt của công nghệ thông tin. Có thể nói công nghệ thông tin là một lĩnh vực đột phá có vai trò lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội, thúc đẩy mạnh mẽ quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Đối với lĩnh vực giáo dục đào tạo, công nghệ thông tin có tác dụng làm thay đổi mạnh mẽ phương pháp, phương thức dạy – học nhất là khi nền giáo dục của nước ta bước sang thế kỉ 21, thế kỉ của công nghệ thông tin. Và có lẽ chính vì vậy mà trong những năm gần đây việc ứng dụng CNTT vào dạy – học đã và đang trở thành một xu thế phát triển mạnh mẽ ở các trường học, cấp học.
Là một giáo viên đứng lớp, bản thân tôi luôn trăn trở với suy nghĩ làm thế nào để giờ dạy của mình thu hút được sự chú ý của học sinh, làm thế nào để tiết học sinh động hấp dẫn? Và sự xuất hiện của công nghệ thông tin đã giúp tôi tháo gỡ những băn khoăn này.
Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy ưu điểm nổi trội của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong trong dạy học là giúp giáo viên nâng cao tính sáng tạo và trở nên linh hoạt hơn trong quá trình giảng dạy của mình. Những ngân hàng dữ liệu kiến thức khổng lồ và đa dạng được kết nối với nhau đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc soạn giảng của giáo viên. Ngoài ra, các thầy cô không chỉ bó buộc trong khối lượng kiến thức hiện có mà còn được tìm hiểu thêm về những chuyên ngành khác như tin học và học hỏi các kỹ năng sử dụng hình ảnh, âm thanh trong việc thiết kế bài giảng. Với môi trường đa phương tiện đã phát huy một cách tối đa đa giác quan của người học. Những thí nghiệm, tài liệu được cung cấp bằng nhiều kênh hình, kênh chữ, âm thanh sống động làm cho học sinh dễ thấy , dễ tiếp thu. Nhờ ứng dụng CNTT vào giảng dạy, giáo viên chủ động hơn trong kế hoạch bài giảng của mình, dễ dàng tìm kiếm các tài nguyên phục vụ bài giảng, tạo mạch liên kết giữa các đơn vị kiến thức tự nhiên, hợp lý hơn.
Việc áp dụng công nghệ thông tin vào dạy học còn làm thay đổi nội dung và phương pháp truyền đạt trong giờ dạy: Nhờ các công cụ đa phương tiện của máy tính như văn bản, đồ họa, hình ảnh, âm thanh, hoạt cảnh giáo viên sẽ xây dựng được bài giảng sinh động thu hút sự tập trung của người học dễ dàng thể hiện được các phương pháp sư phạm như: phương pháp dạy học tình huống, phương pháp dạy học nêu vấn đề, thực hiện đánh giá và lượng giá học tập toàn diện, khách quan ngay trong quá trình học tăng khả năng tích cực chủ động tham gia học tập của người học. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học đã giúp học sinh được tiếp cận phương pháp dạy học mới hấp dẫn hơn hẳn phương pháp đọc – chép truyền thống. Ngoài ra, sự tương tác giữa thầy cô và học trò cũng được cải thiện đáng kể, học sinh có nhiều cơ hội được thể hiện quan điểm cũng như chính kiến riêng của mình. Điều này không chỉ giúp các em ngày thêm tự tin mà còn để cho giáo viên hiểu thêm về năng lực, tính cách và mức độ tiếp thu kiến thức của học trò, từ đó có những điều chỉnh phù hợp và khoa học.Hơn thế nữa, việc được tiếp xúc nhiều với công nghệ thông tin trong lớp học còn mang đến cho các em những kỹ năng tin học cần thiết ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Đây sẽ là nền tảng và sự trợ giúp đắc lực giúp học sinh đa dạng và sáng tạo các buổi thuyết trình trước lớp, đồng thời tăng cường khả năng tìm kiếm thông tin cho bài học của các em. Các em sẽ làm quen được với các hình thức tự học như học online, học qua cầu truyền hình.
Không chỉ nhận ra sự tuyệt diệu của ứng dụng công nghệ thông tin trong các tiết dạy mà tôi thấy các phần mềm dành cho giáo dục cũng thật tiện ích. Nó giúp chúng tôi rút ngắn được thời gian nghiên cứu, biến ý tưởng thành hiện thực, giúp tiếp cận khoa học thật lý thú. Có rất nhiều phần mềm như School Manager, phần mềm Quảng ích, Esam – Phần mềm quản lý nhà trường- thiết kế nhằm giúp cho các cán bộ quản lý, các thầy cô giáo thuận lợi hơn trong công tác được giao. Phần mềm Edraw Mind Map cho phép người dùng sử dụng máy tính để lưu lại, xây dựng, và chia sẻ ý tưởng của mình với người khác thông qua các biểu mẫu dạng sơ đồ. Phần mềm Geometer’s Sketchpad là phần mềm dạy Toán học nổi tiếng Thế giới dành cho hệ điều hành MAC. Với rất nhiều tính năng hay, vượt trội và nổi bật hơn các đối thủ cùng loại, như hiệu ứng trình chiếu, hiệu ứng hoạt hình, hiệu ứng âm thanh, phép lặp, các phép biến hình, vẽ đồ thị hàm số và đặc biệt là hàm số dưới dạng tham số…
Mặc dù có nhiều tiện ích như vậy song thực trạng của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học còn gặp một số khó khăn như : Giáo viên chưa mạnh dạn, ngại khó,không chịu học hỏi nâng cao trình độ tin học,một số giáo viên còn chưa tự thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử của mình mà copy của người khác. Khi thiết kế bài giảng điện tử chưa có sự chuẩn bị trước kịch bản, tư liệu, lúng túng trong việc sắp xếp các nội dung trình chiếu, phông chữ, màu, cỡ chữ, hiệu ứng. Lạm dụng công nghệ thông tin thay cho viết bảng hoặc sử dụng quá nhiều kênh hình, kênh chữ. Chưa biết cách sử dụng đa dạng các phần mềm soạn giảng, đầu tư thiết kế các hoạt động tương tác (các trò chơi, hoạt động kéo thả, …). Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho dạy học, đặc biệt là phục vụ cho việc dạy tin học và ứng dụng CNTT của nhà trường còn nhiều hạn chế, chất lượng chưa tốt.
Từ những hạn chế trên, tôi cũng mạnh dạn đưa ra một số giải pháp sau:
Đối với nhà trường
- Tuyên truyền, động viên giáo viên sử dụng hợp lý các phương tiện công nghệ thông tin và giáo án điện tử để nâng cao nhận thức của giáo viên về lợi ích của việc sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy.
- Thường xuyên kiểm tra, bảo trì, sửa chữa kịp thời các trang thiết bị dạy học.
Đối với giáo viên.
- Không ngại khó, học hỏi nâng dần trình độ tin học, tự thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử của mình sẽ giúp rèn luyện được nhiều kỹ năng và nắm rõ ý tưởng thiết kế của mình đặc biệt là các giáo viên trẻ.
- Khi thiết kế bài giảng điện tử cần chuẩn bị trước kịch bản, tư liệu, sau đó mới bắt tay vào soạn giảng. Cần lưu ý về Font chữ, màu chữ đảm bảo độ lớn, độ tương phản và hiệu ứng thích hợp (hiệu ứng đơn giản, nhẹ nhàng tránh gây mất tập trung vào nội dung bài giảng).
- Nội dung bài giảng điện tử cần cô đọng, súc tích; hình ảnh, các mô phỏng cần sát chủ đề (không nên có nhiều hình hay nhiều chữ), những nội dung học sinh ghi bài cần có quy ước (có thể dùng khung hay màu nền).
- Không lạm dụng công nghệ thông tin nếu chúng không tác động tích cực đến quá trình dạy học và sự phát triển của người học
- Tìm hiểu cách sử dụng đa dạng các phần mềm soạn giảng, đầu tư thiết kế các hoạt động tương tác (các trò chơi, hoạt động kéo thả, …) để hướng sự tập trung của học sinh trong giờ học.
Có thể nói trong xu thế phát triển của thời đại, việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy là một tất yếu khách quan, mở ra một không gian mới giúp cho giáo viên sáng tạo nhiều hơn trong công tác giảng dạy và mang đến cho học sinh những bài học sống động, gần gũi. Công nghệ thông tin là nhịp cầu nối giữa người dạy và người học. Vì thế, khai thác những lợi ích mà CNTT mang lại trong quá trình dạy học là một trong những yếu tố góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong giai đoạn hiện nay.
Tham luận ứng dụng CNTT trong dạy học – Mẫu 3
Kính thưa các đồng chí.
Đất nước Việt Nam ta đang hòa nhập và phát triển cùng với thế giới một nền kinh tế tri thức và một xã hội thông tin đầy khó khó khăn và thách thức. Chính vì thế việc đào tạo nguồn nhân lực về CNTT là rất quan trọng và cấp thiết. Việc ứng dụng CNTT trong thực tế dạy học đã đem lại kết quả đáng kể và những chuyển biến tích cực trong dạy học, nhất là về phương pháp dạy học(PPDH), đó thực sự là “một cuộc cách mạng công nghệ trong giáo dục”. Năm học 20…-20.. Phòng giáo dục và đào tạo huyện …………đã triển khai cuộc thi “ Nộp sản phẩm CNTT dự thi Ngày Hội CNTT cấp huyện” ở tất cả các cấp trường THCS,TH và cả bậc học mầm non.
Thưa các đồng chí, việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý và trong giảng dạy được coi là nhiệm vụ then chốt của các năm học trong thời gian qua.
Hiện nay các trường mầm non nói chung và mầm non Cao Dương nói riêng có điều kiện đầu tư và trang bị Tivi, đầu Video, xây dựng phòng đa năng với hệ thống máy tính và máy chiếu, nối mạng internet, máy chụp ảnh, tạo điều kiện cho giáo viên mầm non có thể ứng dụng CNTT vào giảng dạy. Qua đó người giáo viên mầm non không những phát huy được tối đa khả năng làm việc của mình mà còn trở thành một người giáo viên năng động, sáng tạo và hiện đại, phù hợp với sự phát triển của người giáo viên nhân dân trong thời đại CNTT.
– Công nghệ thông tin phát triển mạnh kéo theo sự phát triển của hàng loạt các phần mềm giáo dục và có rất nhiều những phần mềm hữu ích cho người giáo viên mầm non như Bộ Office, Violet, Active Photoshop, Kismat, adobe presenter. Các phần mềm này rất tiện ích và trở thành một công cụ đắc lực hỗ trợ cho việc thiết kế giáo án điện tử và giảng dạy trên máy tính, máy chiếu, bảng tương tác cũng như trên các thiết bị hỗ trợ khác như Tivi, đầu Video vừa tiết kiệm được thời gian cho người giáo viên mầm non, vừa tiết kiệm được chi phí cho nhà trường mà vẫn nâng cao được tính sinh động, hiệu quả của giờ dạy đáp ứng nhu cầu dạy học “Lấy trẻ làm trung tâm”. Hiện nay với phần mềm Adobe Presenter.. để tạo ra bài giảng elearning cho riêng mình
* Ưu điểm:
- Phương pháp dạy học bằng CNTT trong giáo dục mầm non tạo ra một môi trường dạy học tương tác cao, sống động, hứng thú và đạt hiệu quả cao của quá trình dạy học đa giác quan cho trẻ.
- Nội dung, tư liệu bài giảng giới thiệu cho trẻ mang tính chân thực, phong phú. Trong bài giảng điện tử trẻ có thể làm quen với những hiện tượng tự nhiên, xã hội mà trẻ khó có thể tự bắt gặp trong thực tế.
- Giáo viên mầm non có thể chủ động khai thác tìm kiếm nguồn tài nguyên giáo dục qua mạng thông tin truyền thông, Internet. Nguồn tài nguyên vô cùng phong phú với hình ảnh, âm thanh, văn bản, phim sống động tự nhiên tác động tích cực đến sự phát triển trí tuệ của trẻ mầm non cũng như ảnh hưởng đến quá trình hình thành nhân cách toàn diện ở trẻ.
- Tiết kiệm được thời gian cho giáo viên và chi phí cho trường mầm non.
- Trẻ em hào hứng, chủ động và sáng tạo trong giờ học, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ em.
- Hiện nay với phần mềm Adobe Presenter để tạo ra bài giảng elearning cho riêng mình
* Khó khăn và thách thức:
- Kinh phí đầu tư các thiết bị CNTT nhằm phục vụ cho công tác giảng dạy ứng dụng CNTT trong các trường mầm non là rất lớn.
- Tuy máy tính điện tử mang lại nhiều tiện ích cho việc giảng dạy của giáo viên mầm non những công cụ hiện đại này không thể hỗ trợ và thay thế hoàn toàn cho các phương pháp trực quan khác của người giáo viên. Đôi lúc vì là máy móc nên nó có thể gây ra một số tình huống bất lợi cho tiến trình bài giảng như là mất điện, máy bị treo, bị virus, bị lỗi phần mềm do cài đặt, có khi không xuất bản được ra đĩa CD..và mỗi khi có sự cố như vậy người giáo viên khó có thể hoàn toàn chủ động điều khiển tiến trình bài giảng theo như ý muốn.
- Kiến thức và kỹ năng về CNTT của giáo viên mầm non còn hạn chế, chưa có thời gian cho việc tự học nâng cao ứng dụng công nghệ thông tin vì dành nhiều thời gian chăm sóc và giáo dục trẻ.
- Với phần mềm Adobe Presenter để tạo ra bài giảng elearning giáo viên vẫn còn lúng túng và chưa thành thạo trong việc tạo ra bài giảng. Lý do phần mềm có lúc bị lỗi, giáo viên chưa biết cách khắc phục, chưa ứng dụng nhiều vào thực tế. Việc tạo ra các câu hỏi tương tác, trắc nghiệm, lựa chọn giúp trẻ phát triển tư duy tốt nhưng cách làm không dễ dàng với giáo viên mầm non
- Việc đánh giá một tiết dạy có ứng dụng công nghệ thông tin còn chưa có sự phân biệt rõ ràng với các tiết dạy không ứng dụng công nghệ thông tin.
Bên cạnh những khó khăn và thách thức trong việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy và cần phải khắc phục trong thời gian tới để việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy để đạt kết quả được tốt hơn! Tôi xin đưa ra một số giải pháp.
1. Đối với giáo viên:
- Giáo viên cần học, dự các lớp tập huấn soạn, giảng bài giảng điện tử để nâng cao trình độ tin học của mình.
- GV Cần mạnh dạn, không ngại khó, tự tin khi thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử của mình, khi đó sẽ giúp cho giáo viên rèn luyện được nhiều kỹ năng và phối hợp tốt các phương pháp dạy học tích cực khác:
- Biết khai thác các tài liệu trên internet trên các trang web để tham khảo các bài của các đồng nghiệp khác đã soạn. Tham khảo các bài giảng elearning, học cách làm qua bạn bè, mạng.
- Tạo cho mình một kho tài liệu các nội dung, kiến thức, hình ảnh liên quan đến nội dung kiến thức bộ môn của mình (Để khi cần ta đỡ mất thời gian tìm kiếm)
2. Tổ chuyên môn:
- Xây dựng kế hoạch thực hiện nội dung chương trình đưa ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học- trong sinh hoạt chuyên môn.
- Tổ chức các tiết thao giảng, các chuyên đề có ứng dụng CNTT, họp rút kinh nghiệm cho tiết dạy trong các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn để các tiết sau được tốt hơn.
- Giáo viên có kỹ năng tốt kèm giáo viên còn hạn chế công nghệ thông tin.
3. Ban giám hiệu – Nhà trường:
- BGH tổ chức điều tra để biết được khả năng tin học của mỗi đồng chí giáo viên rồi phân loại sau đó lên kế hoạch bồi dưỡng. (Có thể phối hợp với chuyên gia vi tính, hay tổ CNTT của trường mở lớp bồi dưỡng chương trình tin học cho giáo viên).
- BGH cùng các tổ trưởng chuyên môn thường xuyên tăng cường công tác kiểm tra việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học thông qua việc dự giờ thăm lớp, sau đó rút kinh nghiệm tiếp tục đề ra biện pháp khắc phục.
- Cử 1-2 giáo viên có kiến thức tốt về tin học làm GV cốt cán để tham gia các lớp bồi dưỡng về máy tính, máy chiếu hay sử dụng phần mềm… , sau đó tập huấn cho các đồng chí giáo viên tại trường trong các buổi sinh hoạt chuyên môn của trường.
- Tuyên truyền cho giáo viên hiểu sâu hơn về thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
- Mua sắm máy tính, máy chiếu, thêm phòng cố định có gắn đầy đủ các thiết bị phục vụ cho các tiết dạy có ứng dụng CNTT.
* Cấp huyện.
- Tổ chức tập huấn cho cán bộ quản lý, một số giáo viên cốt cán được học cách tạo bài giảng elearning một cách chuyên sâu và hiệu quả, giúp giáo viên tự tin tham gia các cuộc thi ứng dụng công nghệ ngày hội thông tin.
- Bồi dưỡng các lớp nâng cao chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin tại huyện cho giáo viên học tập.
Đổi mới phương pháp dạy học trong ngành giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng bằng ứng dụng CNTT là cả một quá trình lâu dài và đầy khó khăn thách thức. Nó không chỉ đòi hỏi sự quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất của nhà nước, ngành giáo dục đào tạo và các trường mầm non mà còn đòi hỏi sự say mê nhiệt huyết với nghề của đội ngũ giáo viên mầm non. Để làm được điều này cần có sự chỉ đạo thống nhất và đoàn kết từ nhà nước đến các ban ngành và các trường mầm non, góp phần làm đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục và quản lý giáo dục mầm non. Bên cạnh đó, các cấp ngành, trường học cần quan tâm đến cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho giáo viên mầm non để giúp họ có thể yên tâm phát huy năng lực, trau dồi lòng yêu nghề và thực hiện tốt được yêu cầu của nhiệm vụ “ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp dạy học.”
Trên đây là 1 số giải pháp về thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học mà trường chúng tôi đã đang và sẽ thực hiện. Để nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng.
Tham luận ứng dụng CNTT trong dạy học – Mẫu 4
Kính thưa hội nghị, thưa tất cả các đồng chí! Về dự với hội nghị hôm nay tôi xin tham gia ý kiến về ứng dụng CNTT trong công tác dạy – học tại trường THPT …………..
Kính thưa Hội nghị, trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, việc hiểu biết và vận dụng CNTT vào giảng dạy là một việc làm cần thiết và đem lại hiệu quả thiết thực. Bởi lẽ đó chúng ta cần chuẩn bị cho bản thân và tập thể một tinh thần cầu tiến và nhạy bén với cái mới, vận dụng linh hoạt, kích thích sự năng động, sáng tạo, bồi dưỡng nhận thức đúng đắn cho đội ngũ trong việc ƯDCNTT vào công tác là nhiệm vụ của người giáo viên.
Ưu điểm: Phương pháp dạy học có ứng dụng công nghệ thông tin so với phương pháp giảng dạy truyền thống có ưu điểm nổi bật là: Đây là một công dụng lớn của công nghệ thông tin và truyền thông trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học. Có thể khẳng định rằng, môi trường công nghệ thông tin và truyền thông chắc chắn sẽ có tác động tích cực tới sự phát triển trí tuệ của học sinh – máy tính điện tử mang lại rất nhiều thuận lợi cho việc dạy học. Nó chỉ thực sự hiệu quả đối với một số phần trong bài giảng chứ không phải toàn bộ chương trình. Vì vậy việc vận dụng CNTT phải linh hoạt để phù hợp hoàn cảnh, đối tượng.
Tại trường THPT …………. đã chủ động áp dụng CNTT vào dạy học gần mười năm. Tất cả các tiết học trên lớp đều có ứng dụng CNTT hỗ trợ.
Khó khăn: Những mạch kiến thức vận dụng đòi hỏi giáo viên phải kết hợp với phấn trắng bảng đen và các phương pháp dạy học truyền thống mới rèn luyện được kỹ năng cho học sinh. Bên cạnh đó, kiến thức, kỹ năng về công nghệ thông tin ở một số giáo viên vẫn còn hạn chế, chưa đủ vượt ngưỡng để đam mê và sáng tạo. Việc sử dụng công nghệ thông tin để đổi mới phương pháp dạy học chưa được nghiên cứu kỹ, dẫn đến việc ứng dụng nó không đúng chỗ, không đúng lúc, nhiều khi lạm dụng nó.
Với các khó khăn, thách thức như đã nêu, đến với hội nghị hôm nay tôi xin có một số đề xuất như sau :
– Đối với nhà trường coi đây là nhiệm vụ quan trọng có ý nghĩa quyết định đến việc đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập và ứng dụng CNTT một cách hiệu quả trong công tác dạy học cũng như quản lý của nhà trường.
– Đối với ban CNTH cần tăng cường công tác tập huấn về ứng dụng CNTT, bồi dưỡng cho giáo viên cách soạn giáo án điện tử, cách truy cập vào các trang Web để lấy thông tin, sử dụng máy tính, máy chiếu phục vụ công tác giảng dạy.
– Đối với giáo viên cần mạnh dạn, không ngại khó, tự thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử của mình sẽ giúp cho giáo viên rèn luyện được nhiều kỹ năng và phối hợp tốt các phương pháp dạy học tích cực khác; Khi thiết kế Bài giảng điện tử cần chuẩn bị trước kịch bản, tư liệu (Video, hình ảnh, .. .), chọn giải pháp cho sử dụng công nghệ, sau đó mới bắt tay vào soạn giảng. Nếu sử dụng MS PowerPoint làm công cụ chính cần lưu ý về Font chữ, màu chữ (Xanh(đen)- trắng, vàng/đỏ) và hiệu ứng thích hợp (hiệu ứng đơn giản, nhẹ nhàng tránh gây mất tập trung vào nội dung bài giảng); Nội dung bài giảng điện tử cần cô đọng, súc tích; hình ảnh, các mô phỏng cần sát chủ đề (không nên có nhiều hình hay nhiều chữ), những nội dung học sinh ghi bài cần có qui ước (có thể dùng khung hay màu nền). Không lạm dụng công nghệ thông tin nếu chúng không tác động tích cực đến quá trình dạy học và sự phát triển của người học. Những kiến thức ở mức độ vận dụng cần kết hợp bảng và sử dụng các phương pháp dạy học khác mới có hiệu quả. Giáo viên cần học, tập huấn các lớp soạn, giảng bài giảng điện tử. Muốn ứng dụng giỏi CNTT, trước tiên người thầy phải chịu khó tìm hiểu, chịu khó học hỏi đồng nghiệp để nâng cao trình độ, đồng thời phải biết sáng tạo trong phương pháp giảng dạy nhằm tạo sự hấp dẫn cho học sinh.
Trước đây cơ sở vật chất nhà trường chưa được trang bị đầy đủ các phương tiện hiện đại: đèn chiếu, máy chiếu, laptop việc ứng dụng CNTT khó thực hiện nên chỉ sử dụng trong những tiết thao giảng, thực hiện chuyên đề, ngoại khóa. Các thầy cô giáo tiếp cận với giáo án điện tử còn là vấn đề mới mẻ. Học sinh có thói quen nghe giảng, ghi bài tất cả chỉ trông chờ vào những kiến thức thầy truyền thụ hoặc ghi trên bảng một cách máy móc, ít hoạt động hoặc nếu có chủ yếu dựa vào sách giải chưa có hứng thú thật sự với cách học mới, phong trào giảng dạy bằng giáo án điện tử chưa phải là thế mạnh.
Hiện nay, cơ sở vật chất của nhà trường được trang bị đầy đủ khang trang và khá hiện đại, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lí và đổi mới phương pháp dạy học đã mở ra những triển vọng to lớn trong việc đổi mới các phương pháp và hình thức dạy học theo cách tiếp cận kiến tạo, phương pháp dạy học theo dự án, dạy học theo phương pháp nghiên cứu bài học, dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề… càng có điều kiện để ứng dụng rộng rãi. Quan trọng hơn là qua một số tiết dạy trên Powerpoint chúng tôi nhận thấy ở các em có sự chuyển biến rõ nét về mức độ tập trung, hứng thú, các em học sôi nổi hơn, giờ học sinh động hơn, tham gia vào tiết học tích cực hơn trở thành động lực thúc đẩy quá trình tự học, tự sáng tạo của thầy cô giáo ngày càng mạnh mẽ hơn . Để ứng dụng công nghệ thông tin góp phần đổi mới phương pháp dạy học có hiệu quả cao, giáo viên phải thường xuyên không ngừng tự học để nâng cao trình độ chuyên môn mà còn phải nâng cao khả năng sử dụng vi tính, thiết kế bài giảng điện tử và cập nhật thông tin qua mạng.
Việc đưa CNTT vào trong giảng dạy đã góp một phần tích cực vào việc đổi mới phương pháp dạy học mới. Với những trang thiết bị hiện đại phục vụ giảng dạy ở từng lớp học như bảng tương tác, máy chiếu, máy chiếu vật thể, Internet cùng với những sản phẩm phần mềm như Microsoft Office, Mathtype, Cabri, Geogebra, Geometer’s Sketchpad, ActivInspire đã giúp cho việc giảng dạy của giáo viên sinh động, trực quan hơn, để lại ấn tượng, thu hút sự tập trung, từ đó tạo bước đệm để nâng dần khả năng suy nghĩ của học sinh, tạo sự tương tác có hiệu quả hơn giữa giáo viên, học sinh với bài giảng. Mặc khác, việc đưa CNTT vào giảng dạy còn giúp giáo viên chủ động hơn trong kế hoạch bài giảng của mình, dễ dàng tìm kiếm các tài nguyên phục vụ bài giảng, tạo mạch liên kết giữa các đơn vị kiến thức tự nhiên, hợp lý hơn.
Tóm lại, CNTT trong dạy và học đã trở thành một bộ phận không thể thiếu, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, đưa việc học tập các bộ môn trở nên gần gũi, nhẹ nhàng và có hiệu quả đối với giáo viên và học sinh.Trong xu thế phát triển của thời đại, việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy là một tất yếu khách quan, mở ra một không gian mới giúp cho giáo viên sáng tạo nhiều hơn trong công tác giảng dạy và mang đến cho học sinh những bài học sống động, gần gũi. Như vậy, CNTT trong dạy học là một phương tiện hiệu quả làm cầu nối giữa người dạy và người học. Khai thác những lợi ích mà CNTT mang lại trong quá trình dạy học là một trong những yếu tố góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong giai đoạn hiện nay.
Tham luận ứng dụng CNTT trong dạy học – Mẫu 5
Bác Hồ đã khẳng định: “Không có thầy giáo thì không có giáo dục. Nhiệm vụ của thầy cô giáo là rất quan trọng và rất vẻ vang. Các thầy cô giáo không những dạy chữ mà còn dạy người, họ cứ như cây thông trên sườn núi, cây quế giữa rừng sâu thầm lặng, toả hương, dâng hiến trí tuệ, sức lực cho đời”.
Quả đúng như vậy. Tôi thật vinh dự và tự hào khi được mang trên mình một sứ mệnh vinh quang là dạy chữ, dạy người cho thế hệ học sinh thân yêu. Thế nhưng để hoàn thành được tốt nhiệm vụ cao cả ấy thì đó là một điều không phải dễ. Vì chúng ta cần chú trọng đầu tư cho công tác chuyên môn bên cạnh đó còn phải giáo dục các em tham gia tích cực các hoạt động phong trào để rèn luyện kỹ năng sống cho các em.
Và tôi là một giáo viên dạy tin học, với lợi thế đó tôi luôn chú trọng trong việc ứng dụng CNTT vào công việc giảng dạy của mình. Cùng với giáo viên của trường, tích cực sử dụng trang thiết bị hiện đại như màn hình tương tác Promethean, phần mềm quan sát ActiView, tạo những bài tập tương tác bằng phần mềm ActivInspire để Thiết kế bài giảng sinh động hấp dẫn. Chú trọng soạn bài theo hướng đổi mới, phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong chiếm lĩnh tri thức. Coi trọng việc khuyến khích, động viên học sinh học tập, tạo hứng thú học tập thực sự cho các em.
Song song bên cạnh đó tôi luôn chú trọng việc lồng ghép dạy kĩ năng sống cho các em bằng cách hỗ trợ các em tham gia tích cực các hội thi do ngành và nhà trường phát động như hướng dẫn các em tham gia hội thi “An toàn giao thông vì nụ cười ngày mai trực tuyến”, hội thi “Học và làm theo Bác trực tuyến” do Bộ giáo dục và đào tạo phát động, hỗ trợ thi “Tìm hiểu ứng dụng công nghệ thông tin” do Sở công nghệ thông tin và truyền thông tổ chức. Thông qua những hội thi ấy các em có thể tập làm quen và hình thành kỹ năng làm việc nhóm, và đặc biệt là các em học thêm được rất nhiều những kiến thức, những kĩ năng sống cần thiết áp dụng trong cuộc sống của mình để phát triển một cách toàn diện. Qua việc tham gia các hoạt động ngoại khóa giúp các em học sinh giải tỏa căng thẳng trong việc học với khối lượng kiến thức lớn ở trường, mang lại nhiều ích lợi về sức khỏe, giúp học sinh năng động hơn cả về thể chất lẫn tinh thần. Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng giúp các em cải thiện tốt chất lượng học tập.
Và ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, sự phát triển của mạng xã hội như Facebook, Zalo, Youtube… có 1 điều không thể phủ nhận là không gian mạng xã hội cung cấp một lượng lớn thông tin cho người dùng mỗi ngày. Tuy nhiên hiện nay mạng xã hội như đời sống xã hội thứ hai của phần lớn học sinh trung học. Thế giới mạng là ảo nhưng ảnh hưởng của nó tới học sinh là thật. Vì vậy tôi và các giáo viên luôn chú trọng giáo dục lồng ghép cho học sinh trong những tiết dạy của mình. Luôn nhắc nhở học sinh cần tỉnh táo, nhận diện được thông tin thật, giả để tránh bị lôi kéo, dẫn dắt tới những biểu hiện lệch lạc về nhận thức và hành vi, cần được dạy cách sử dụng mạng xã hội một cách thông minh, có văn hóa, có chính kiến.
Và theo tôi để việc dạy học của giáo viên thành công thì người thầy cần có cái “Tâm” với nghề, tức là phải có lòng nhiệt huyết. Chữ “Tâm” sẽ quyết định nhân cách người thầy và nhân cách người thầy tác động hình thành vào nhân cách người học. Đó mới là bản chất của quá trình giáo dục.
Tham luận ứng dụng CNTT trong dạy học – Mẫu 6
Kính thưa quý vị đại biểu!
Kính thưa đại hội!
Trong thời đại ngày nay – thời đại của thông tin và nền kinh tế tri thức – đã tạo ra những biến đổi to lớn trong mọi mặt hoạt động của con người và xã hội. Việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) rộng rãi trên tất cả các lĩnh vực đã cho thấy vai trò to lớn và những tác dụng kỳ diệu của CNTT trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục ở các nước có nền giáo dục phát triển .
Việc ứng dụng CNTT trong thực tế dạy học đã đem lại kết quả đáng kể và những chuyển biến tích cực trong dạy học, nhất là về phương pháp dạy học(PPDH), đó thực sự là “một cuộc cách mạng công nghệ trong giáo dục”.
Ở Việt Nam trong những năm qua, việc đổi mới nội dung, chương trình sách giáo khoa được thực hiện khá đồng bộ. Đổi mới nội dung, chương trình yêu cầu phải đổi mới PPDH. Đổi mới PPDH đòi hỏi phải sử dụng phương tiện dạy học hiện đại và CNTT là một trong những phương tiện quan trọng góp phần đổi mới PPDH bằng việc cung cấp cho GV những phương tiện làm việc hiện đại tương thích trong dạy học.
Thưa các đồng chí, việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý và trong giảng dạy được Chi Bộ nhà trường xem đây là nhiệm vụ then chốt của các năm học trong thời gian qua.
Trường đã đầu tư về CSVC: Mua máy tính, máy chiếu, máy thu vật thể, thanh tương tác mimio và đã tổ chức các chuyên đề cấp tổ , cấp phòng về ƯDCNTT trong giảng dạy ở các tổ chuyên môn, đã động viên mỗi giáo viên tổ chức dạy ít nhất 2 tiết/ HK có UDCNTT (theo thống kê thì năm học 20….- 20….. tổng số tiết dạy có UDCNTT là …….tiết….). Mặc dù con số đó còn rất khiêm tốn song đó là một bước đột phá về CNTT trong nhà trường.
Bên cạnh những nỗ lực và thành quả mà nhà trường đã đạt được trong năm qua vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức trong việc ƯDCNTT trong giảng dạy và cần phải khắc phục trong thời gian tới để việc UDCNTT vào giảng dạy để đạt kết quả được tốt hơn!
(Đến với hội nghị hôm nay tôi xin mạnh dạn chỉ ra một số hạn chế và đề ra cách khắc phục để việc UDCNTT được tốt hơn)
1. Đối với giáo viên:
Để mỗi bài giảng sinh động, hấp dẫn và dễ tiếp thu hơn khi được sự trợ giúp của CNTT thì không ai khác trong nhà trường người trực tiếp làm việc đó là những giáo viên hằng ngày đứng trên bục giảng. Nhưng khi UDCNTT thì giáo viên còn ngại vì trình độ tin học còn hạn chế, ngại tiếp xúc với các phương tiện hiện đại, còn có tính ngại đổi mới trong quá trình soạn giảng các tiết có UDCNTT. Nên việc đầu tiên:
- Giáo viên cần học, dự các lớp tập huấn soạn, giảng bài giảng điện tử để nâng cao trình độ tin học của mình.
- GV Cần mạnh dạn, không ngại khó, tự tin khi thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử của mình, khi đó sẽ giúp cho giáo viên rèn luyện được nhiều kỹ năng và phối hợp tốt các phương pháp dạy học tích cực khác:
- Biết khai thác các tài liệu trên internet trên các trang web như bachkim.vn, violet, giaovien.net… để tham khảo các bài của các đồng nghiệp khác đã soạn.
- Tạo cho mình một kho tài liệu các nội dung, kiến thức, hình ảnh liên quan đến nội dung kiến thức bộ môn của mình (Để khi cần ta đỡ mất thời gian tìm kiếm)
2. Tổ chuyên môn:
- Xây dựng kế hoạch thực hiện nội dung chương trình đưa ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học- trong sinh hoạt chuyên môn.
- Tổ chức các tiết thao giảng, các chuyên đề có ứng dụng CNTT, họp rút kinh nghiệm cho tiết dạy trong các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn để các tiết sau được tốt hơn.
- Động viên GV có kiến thức tin học hướng dẫn cho các GV còn hạn chế về tin học trong tổ mình.
3. Ban giám hiệu – Nhà trường:
- Đối với nhà trường coi đây là nhiệm vụ quan trọng có ý nghĩa quyết định đến việc đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập và ứng dụng CNTT một cách hiệu quả trong công tác dạy học cũng như quản lý của nhà trường.
- BGH tổ chức điều tra để biết được khả năng tin học của mỗi đồng chí GV rồi phân loại sau đó lên kế hoạch bồi dưỡng. ( Có thể phối hợp với chuyên gia vi tính, hay tổ CNTT của trường mở lớp bồi dưỡng chương trình tin học cho GV).
- BGH cùng các tổ trưởng chuyên môn thường xuyên tăng cường công tác kiểm tra việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học thông qua việc dự giờ thăm lớp, sau đó rút kinh nghiệm tiếp tục đề ra biện pháp khắc phục.
- Phân mảng chuyên sâu để giáo viên có thời gian nghiên cứu, có trách nhiệm tìm hiểu kỹ đặc trưng việc ứng dụng CNTT vào môn học của mình.
- Cử một hoặc hai GV có kiến thức tốt về tin học làm GV cốt cán để tham gia các lớp bồi dưỡng về máy tính, máy chiếu hay sử dụng phần mềm… , sau đó tập huấn cho các đồng chí GV tại trường trong các buổi SHCM của trường.
- Tuyên truyền cho GV hiểu sâu hơn về thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Việc UDCNTT là một trong những tiêu chí xét xếp loại tay nghề GV trong HK và trong năm (Có thể đưa ra chỉ tiêu mỗi GV dạy ít nhất 15% số tiết có UDCNTT trong một học kỳ, theo dõi nhắc nhở thông qua việc kiểm tra hồ sơ theo dõi việc UD CNTT trong giảng dạy)
- Có sự đầu tư về điều kiện trang thiết bị kỹ thuật để giáo viên có những điều kiện thuận lợi khi giảng dạy có UDCNTT, nên mua sắm thêm máy tính, máy chiếu, thêm phòng cố định có gắn đầy đủ các thiết bị phục vụ cho các tiết dạy có UDCNTT.
Muốn ứng dụng giỏi CNTT, trước tiên người thầy phải chịu khó tìm hiểu, chịu khó học hỏi đồng nghiệp để nâng cao trình độ, đồng thời phải biết sáng tạo trong phương pháp giảng dạy nhằm tạo sự hấp dẫn cho học sinh.
Để có một tiết dạy sử dụng giáo án điện tử có hiệu quả thì giáo viên cần phải lựa chọn những bài học phù hợp, để lên kế hoạch dạy học phù hợp và phải thành thạo các thao tác trên máy, nắm vững mục tiêu bài cần truyền đạt cho học sinh trong bài học đó, nắm được cách tổ chức, hình thức tổ chức, sử dụng phương pháp phù hợp nắm vững trình tự các bước lên lớp trong giáo án điện tử.
Kính thưa quý vị đại biểu!
Thưa các đồng chí!
Với sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, sự ủng hộ của các bậc phụ huynh, bằng lòng yêu nghề với sự nỗ lực, quyết tâm cao của các đc cán bộ giáo viên đặc biệt GV là Đảng viên tôi tin tưởng và khẳng định rằng: Việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy của trường THCS Hùng Vương trong những năm học này sẽ thu được những kết quả tốt đẹp.
Trên đây là 1 số giải pháp về công tác chỉ đạo thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học mà trường chúng tôi đã đang và sẽ thực hiện. Để nâng cao chất lượng GD.
Trong Đại hội hôm nay, chúng tôi mong đón nhận được ý kiến đóng góp của các quý vị đại biểu và cùng toàn thể các đồng chí, để giúp chúng tôi trong thời gian tới hoàn thiện hơn trong công tác thực hiện mục tiêu chương trình GD nói chung và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học nói riêng.
Cuối cùng, tôi xin kính chúc quý vị đại biểu, các đồng chí mạnh khỏe, thành đạt và hạnh phúc.
Chúc Đại Hội nghị thành công tốt đẹp.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bài tham luận ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học (6 mẫu) Tham luận về công nghệ thông tin tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.