Bạn đang xem bài viết Bài tập ôn hè môn Hóa học lớp 8 Ôn tập Hoá 8 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Bài tập ôn hè môn Hóa học 8 là tài liệu vô cùng hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 8 tham khảo ôn luyện trong thời gian hè.
Ôn tập hè môn Hóa học 8 tổng hợp đầy đủ các dạng bài tập trọng tâm được trình bày hấp dẫn, giúp các em tránh những căng thẳng, nặng nề trong quá trình ôn tập mà vẫn đảm bảo mục tiêu củng cố kiến thức, kĩ năng cơ bản đã học. Qua đó tạo nền tảng vững chắc để học tốt môn Hóa học ở lớp 9. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu Ôn tập hè môn Hóa học 8, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
Bài tập ôn hè môn Hóa học lớp 8
Câu 1. Nêu các khái niệm về: nguyên tử, nguyên tố hóa học, đơn chất, hợp chất, phân tử. Mỗi loại cho 4 ví dụ minh họa.
Câu 2. Cho CTHH của các chất sau: H2, SO2, HNO3, MgCO3, Al2(SO4)3, (NH4)3PO4. Hãy nêu những gì biết được về mỗi chất.
Câu 3.
a) Nêu qui tắc về hóa trị.
b) Tính hóa trị của các nguyên tố trong các hợp chất sau:
+ Na2O, CaO, SO3, P2O5, Al2O3, CO2, Cl2O7. Biết O(II).
+ KNO3, Ca(NO3)2, Al(NO3)3. Biết (NO3) có hóa trị I.
+ Ag2SO4, MgSO4, Fe2(SO4)3. Biết (SO4) có hóa trị II.
c) Lập CTHH và tính phân tử khối rồi suy ra khối lượng mol phân tử của những hợp chất sau biết:
Ag(I) và (NO3)(I)
Zn(II) và (SO4)(II)
Al(III) và (PO4)(III)
Ba(II) và (PO4)(III)
Fe(III) và (SO4)(II)
Pb(II) và S(II)
Na(I) và (CO3)(II)
Mg(II) và Cl(I)
(NH4)(I) và (SiO3)(II)
Câu 4. Có những loại phản ứng hóa học nào? Nêu định nghĩa và viết 3 phương trình phản ứng minh họa cho mỗi loại.
Câu 5. Hoàn thành các PTHH sau và cho biết chúng thuộc loại phản ứng hóa học nào?
1. KMnO4 →…….+……..+……..
2. P + O2 →………….
3. Zn + H2SO4 → …….+…………
(4) Al + HCl →……+………
(5) KClO3 →………..+……….
(6) Mg + O2 →…………..
7. Na2O + HCl →…..+……..
8. CaO + HCl →……..+ ………
9. Al2O3 + HCl →…….+……….
(10) Ag2O + HNO3 →……+ ……
(11) MgO + HNO3 →…….+……..
(12) Fe2O3 + HNO3 →…….+…….
13. K2O + H2SO4 →…….+ ……
14. ZnO + H2SO4 →…….+ ……
15. Al2O3 + H2SO4 →…….+ ……
(16) Na2O + H3PO4→ …….+ …
(17) BaO + H3PO4→ …….+ …
(18) Fe2O3 + H3PO4→ …….+ …
…………………
Câu 6. Phát biểu định luật bảo toàn khối lượng, giải thích định luật và cho 1 ví dụ minh họa.
Câu 7. Nêu định nghĩa về mol, khối lượng mol, thể tích mol của chất khí (đktc). Mỗi loại trên cho 3 ví dụ minh họa.
Câu 8.
a) Viết công thức chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất(giải thích)
b) Công thức tính tỉ khối của chất khí (gồm khí A so với khí B và khí A so với KK)
c) Công thức tính nồng độ % và nồng độ mol của dung dịch.
Câu 9. Nêu các bước tính theo PTHH. Cho 1 ví dụ minh họa.
Câu 10. Nêu các bước tính theo PTHH( tìm chất dư). Cho 1 ví dụ minh họa.
Câu 11. Nêu tính chất vật lý, tính chất hóa học, viết 3 PTPƯ điều chế khí oxi(với mỗi tính chất hóa học viết 4 PTPƯ minh họa).
Câu 12. Nêu tính chất vật lý, tính chất hóa học, viết 5 PTPƯ điều chế khí hiđro(với mỗi tính chất hóa học viết 3 PTPƯ minh họa).
Câu 13. Nêu tính chất vật lý, t/chất hóa học của nước(với mỗi t/chất hóa học viết 4 PTPƯ minh họa).
Câu 14. Nêu khái niệm, tên gọi, phân loại (lấy 3 ví dụ minh họa cho mỗi loại) của các loại hợp chất vô cơ đã học sau: Oxit, axit, bazơ, muối.
Câu 15. Bài tập về định luật bảo toàn khối lượng.
Bài 1. Cho 8 gam Ca phản ứng với 3,2 gam oxi. Tính khối lượng canxi oxit sinh ra.
Bài 2. Cho 5,4 gam nhôm p/ứ với 21,9 gam HCl thu được x gam muối và 0,6 gam khí hiđro. Tính x.
Bài 3. Đem phân hủy 3,16 gam kalipemanganat(KMnO4) sau phản ứng thu được 19,7 gam K2MnO4, y gam MnO2 và 3,2 gam O2. Tính y.
Câu 16. Bài tập về chuyển đổi giữa khối lượng và lượng chất.
Bài 4. Tính số mol, khối lượng, số phân tử của các chất khí sau(đktc):
a) 1,12 lít O2
b) 2,24 lít SO2
c) 3,36 lít H2S
d) 4,48 lít C4H10
Bài 5. Tính số mol, số phân tử của các chất sau:
a) 16 gam SO3
b) 8 gam NaOH
c) 16 gam Fe2(SO4)3
d) 34,2 gam Al2(SO4)3
Bài 6. Tính số mol, khối lượng, thể tích(đktc) của các chất sau:
a) 0,06.1023phân tử CO2
b) 3,6.1023 phân tử H2S
c) 1,8.1023 phân tử C3H8
Bài 7. Tính khối lượng, thể tích (đktc), số phân tử của các khí sau:
a) 0,015 mol C3H8
b) 0,025 mol C2H4
c) 0,045 mol C2H2
Câu 17. Bài tập về tỉ khối của chất khí.
Bài 8. Tính tỉ khối của các khí sau so với khí nitơ: H2S, O2, H2, CO2.
Bài 9. Tính tỉ khối của các khí sau so với không khí: CH4, C2H4, C2H2, C4H10.
Bài 10. Tính khối lượng mol của các khí sau biết các khí này có tỉ khối đối với khí O2 lần lượt là: 1,375; 0,0625; 2; 4,4375.
Bài 11. Tính khối lượng mol của các khí sau biết các khí này có tỉ khối đối với không khí lần lượt là: 2,207; 1,172; 1,517.
Câu 18. Bài tập về tính theo CTHH.
Bài 12. Tính thành phần % về khối lượng của các nguyên tố có trong hợp chất sau:
CuO, P2O5, H2SO4, Al2(SO4)3, NH4NO3, Ca3(PO4)2.
Bài 13. Lập CTHH của những hợp chất có thành phần như sau:
a. 50%S và 50%O.
b. mFe: mS : mO = 7 : 6 : 12.
c. 28%Fe; 24%S và còn lại là O
d) mCa: mH : mP : mO = 40 : 1 : 31 : 64.
e) mC = 2,4 g; mH = 0,4
g; mO = 3,2 g. M= 60 g.
g) Có 2 phần Cu, 1 phần S và 2 phần O.
Bài 14. Tính số mol, khối lượng, số nguyên tử của các nguyên tố có trong các hợp chất sau: 8,8 gam CO2; 16 gam CuSO4; 3,2 gam Fe2(SO4)3.
Câu 19. Bài tập về nồng độ của dung dịch.
Bài 15. Tính nồng độ % của các chất có trong dd sau:
a) Hòa tan 18,9 gam Zn(NO3)2 vào 281,1 gam H2
b) Hòa tan 34 gam AgNO3 vào nước ta được 200 gam dung dịch AgNO3.
Bài 16. Tính khối lượng dung dịch của các chất sau:
a) Cho 8 gam CuSO4 vào nước được dung dịch CuSO4 10%.
b) Cho 16 gam BaCl2 vào nước được dung dịch BaCl2 20%.
Bài 17. Tính khối lượng, số mol của H2SO4, NaOH, Fe2(SO4)3 có trong:
a) 200 gam dung dịch H2SO4 9,8% c) 300 gam dung dịch NaOH 10%
b) 150 gam dung dịch Fe2(SO4)3 20% d) 400 gam dung dịch MgCl2 9,5%
Bài 18. Tính nồng độ mol của các chất có trong dung dịch sau:
a) Khi hòa 11,2 gam KOH vào nước được 2 lít dung dịch KOH.
b) Hòa 2,67 gam AlCl3 vào nước được 100 ml dung dịch AlCl3.
Bài 19. Tính thể tích dung dịch của các chất sau:
a) Khi cho 14,8 gam Ca(OH)2 vào nước thu được dung dịch Ca(OH)2 0,2M.
b) Khi cho 6,62 gam Pb(NO3)2 vào nước thu được dung dịch Pb(NO3)2 0,1M
Bài 20. Tính số mol, khối lượng của các chất có trong các dung dịch sau:
a) 100 ml dung dịch HCl 2M
b) 300 ml dung dịch NaCl 2M
c) 200 ml dung dịch HNO31,5M
d) 400 ml dung dịch CuSO41M
Câu 20. Bài tập tính theo PTHH.
Bài 21. Cho Mg phản ứng với 200 gam dung dịch HCl 3,65%. Tính khối lượng Mg phản ứng và thể tích khí hiđro sinh ra (đktc) và tính C% của dd thu được sau phản ứng.
Bài 22. Cho Al phản ứng với 300 ml dd H2SO4 1M. Tính khối lượng Al phản ứng và thể tích khí hiđro sinh ra (đktc) và tính CM của dd thu được sau phản ứng.Coi Vdd thay đổi không đáng kể.
Bài 23. Đem phân hủy 0,06. 1023 phân tử KClO3 thu được a gam KCl và v lít O2 (đktc). Tính a,v.
Bài 24. Cho m gam Zn tác dụng với 2,24 lít Cl2(đktc) thi thu được x gam muối. Tính m, x.
Bài 25. Cho 200 gam dd NaOH 4% vào 100 gam dd H3PO4. Tính C% của H3PO4 và C% của dd Na3PO4 thu được sau phản ứng.
Bài 26. Cho 100 ml dd KOH 2M tác dụng với 200 ml dd H2SO4. Tính CM của dd H2SO4 và CM của dd K2SO4 thu được.
Câu 21. Bài tập tính theo PTHH (tìm chất dư).
Bài 27.Cho 13,7 gam Ba phản ứng với 4,48 lít O2(đktc). Tính khối lượng chất dư sau phản ứng.
Bài 28. Cho 6,75 gam Al phản ứng với 98 gam dd H2SO4 30%. Tính khối lượng chất dư sau phản ứng.
Bài 29. Cho 5,6 gam Fe phản ứng với 100 ml dd HCl 3M. Tính khối lượng chất dư sau phản ứng.
Bài 30. Cho 200 gam dd H2SO4 9,8% phản ứng với 200 gam dd KOH 5,6%. Tính C% các chất thu được sau phản ứng.
Bài 31. Cho 150 ml dd HNO3 2M tác dụng với dd NaOH 2M. Tính CM của dd thu được sau phản ứng.
Câu 22. Giải bài tập đặt ẩn số.
Bài 32. Đem nung 56,1 gam hỗn hợp gồm KMnO4 và KClO3 ở nhiệt độ cao sau phản ứng thu được hỗn hợp chất rắn và 8,96 lít O2 (đktc). Tính thành phần % về k/lượng của mỗi chất có trong hỗn hợp ban đầu.
Bài 33. Đem oxi hóa hoàn toàn 7,8 gam hỗn hợp gồm Mg và Al cần vừa đủ 4,48 lít O2 (đktc). Tính thành phần % về khối lượng của mỗi chất có trong hỗn hợp ban đầu.
Bài 34. Cho 11 gam hỗn hợp gồm hai kim loại Fe và Al tác dụng với 400 ml dd H2SO4 1M. Tính khối lượng mỗi kim loại ban đầu và CM của mỗi muối thu được.Vdd thay đổi không đáng kể.
Bài 35. Cho 11,9 gam hỗn hợp Zn và Al trong 100 gam dd HCl 29,2%. Tính khối lượng mỗi kim loại ban đầu và C% của mỗi muối thu được.
Bài tập về Dung dịch và nồng độ dung dịch
Bài tập số 1: Ở 20oC, 60 gam KNO3 tan trong 190 nước thì thu được dung dịch bão hoà. Tính độ tan của KNO3 ở nhiệt độ đó ?
Bài tập số 2: ở 20oC, độ tan của K2SO4 là 11,1 gam. Phải hoà tan bao nhiêu gam muối này vào 80 gam nước thì thu được dung dịch bão hoà ở nhiệt độ đã cho ?
Bài tập số 3: Tính khối lượng KCl kết tinh đợc sau khi làm nguội 600 gam dung dịch bão hoà ở 80oC xuống 20oC. Biết độ tan S ở 80oC là 51 gam, ở 20oC là 34 gam.
Bài tập số 4: Biết độ tan S của AgNO3 ở 60oC là 525 gam, ở 10oC là 170 gam. Tính lượng AgNO3 tách ra khi làm lạnh 2500 gam dung dịch AgNO3 bão hoà ở 60oC xuống 10oC.
Bài tập số 5: Hoà tan 120 gam KCl và 250 gam nớc ở 50oC (có độ tan là 42,6 gam). Tính lượng muối còn thừa sau khi tạo thành dung dịch bão hoà ?
Ví dụ: Khi cho Na2O, CaO, SO3… vào nước, xảy ra phản ứng:
Na2O + H2O → 2NaOH
CaO + H2O → Ca(OH)2
Bài tập số 6: Cho 6,2 gam Na2O vào 73,8 gam nước thu được dung dịch A. Tính nồng độ của chất có trong dung dịch A ?
Bài tập số 7: Cho 6,2 gam Na2O vào 133,8 gam dung dịch NaOH có nồng độ 44,84%. Tính nồng độ phần trăm của chất có trong dung dịch ?
Bài tập số 8: Cần cho thêm a gam Na2O vào 120 gam dung dịch NaOH 10% để được dung dịch NaOH 20%. Tính a ?
Bài toán 9: Trộn m1 gam dung dịch chất A có nồng độ C1% với m2 gam dung dịch chất A có nồng độ C2 % → Được dung dịch mới có khối lượng (m1+ m2) gam và nồng độ C%.
……………
Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bài tập ôn hè môn Hóa học lớp 8 Ôn tập Hoá 8 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.