Bạn đang xem bài viết Bài dự thi Tìm hiểu lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, lịch sử Đảng bộ tỉnh Bình Định Đáp án cuộc thi Tìm hiểu Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bình Định tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Cuộc thi “Tìm hiểu Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng bộ tỉnh Bình Định” được tổ chức nhằm hướng tới kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh; 45 năm giải phóng tỉnh Bình Định, giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước chào mừng Đại hội đảng các cấp.
Cuộc thi là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, có tác dụng giáo dục chính trị đối với toàn thể cán bộ, đảng viên, sinh viên, học sinh, quân và dân trên địa bàn tỉnh Bình Định. Sau đây Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn xin giới thiệu đến các bạn mẫu bài dự thi Tìm hiểu lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, lịch sử Đảng bộ tỉnh Bình Định, mời các bạn cùng theo dõi trong bài viết dưới đây.
Bài dự thi Tìm hiểu lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam,
lịch sử Đảng bộ tỉnh Bình Định
A. CÂU HỎI
Câu 1: Đảng Cộng sản Việt Nam do ai sáng lập, vào thời gian nào và được thành lập trên cơ sở hợp nhất những tổ chức tiền thân nào?
Câu 2: Từ khi thành lập đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam trải qua bao nhiêu kỳ Đại hội, vào thời gian nào, tại đâu? Nêu tên các đồng chí Tổng Bí thư (hoặc Bí thư thứ nhất) của Đảng từ khi Đảng ta được thành lập đến nay?
Câu 3: Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” do Đảng ta phát động vào ngày tháng năm nào? Nội dung chủ yếu các chuyên đề hàng năm đã học tập, quán triệt và làm theo từ khi Đảng ta phát động đến nay?
Câu 4: Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945 ở Bình Định có bao nhiêu chi bộ Đảng Cộng sản được thành lập? Nêu tên và thời gian thành lập? Ai làm Bí thư?
Câu 5: Tỉnh ủy lâm thời Bình Định thành lập vào thời gian nào? Các đồng chí ủy viên? Ai làm bí thư?
Câu 6: Trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa giành chính quyền toàn tỉnh Bình Định trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945?
Câu 7: Nêu diễn biến và ý nghĩa lịch sử của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy giải phóng toàn tỉnh Bình Định (31/3/1975)?
Câu 8: Từ khi thành lập đến nay Đảng bộ tỉnh Bình Định (cả giai đoạn tỉnh Bình Định và tỉnh Quảng Ngãi sát nhập thành tỉnh Nghĩa Bình 1975 – 1989) đã tiến hành mấy kỳ Đại hội? Nêu rõ thời gian từng kỳ Đại hội? Ở đâu? Ai làm Bí thư?
Câu 9: Nêu những kinh nghiệm chủ yếu của Đảng bộ tỉnh Bình Định trong chặng đường 30 năm thực hiện nhiệm vụ cách mạng xã hội chủ nghĩa và công cuộc đối mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội theo đường lối của Đảng (1975 – 2005)?
Câu 10: Qua nghiên cứu, tham gia Cuộc thi “Tìm hiểu Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bình Định”, anh/chị có những đề xuất, kiến nghị gì trong thời gian tới góp phần xây dựng Đảng bộ tỉnh Bình Định trong sạch, vững mạnh, xây dựng quê hương Bình Định ngày càng giàu đẹp, văn minh? (viết không quá 1.000 từ).
B. CÂU TRẢ LỜI
Câu 1:
– Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập lãnh đạo và rèn luyện vào ngày 03/02/1930 . Tám thập kĩ qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã tiến hành Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công, xoá bỏ hoàn toàn chế độ thực dân phong kiến, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam); đánh thắng các cuộc chiến tranh xâm lược, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước; tiến hành công cuộc đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.
– Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam:
Cuối năm 1929, những người cách mạng Việt Nam trong các tổ chức cộng sản đã nhận thức được sự cần thiết và cấp bách phải thành lập một Đảng Cộng sản thống nhất, chấm dứt tình trạng chia rẽ phong trào cộng sản ở Việt Nam. Nguyễn Ái Quốc đã chủ động tổ chức và chủ trì Hội nghị hợp nhất Đảng tại Hương Cảng, Trung Quốc từ ngày 6 tháng 1 đến ngày 7/2/1930.
Hội nghị đã quyết định hợp nhất các tổ chức Đảng (Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn) thành Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản có ý nghĩa như là một Đại hội thành lập Đảng. Những văn kiện được thông qua tại Hội nghị hợp nhất do Nguyễn Ái Quốc chủ trì chính là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng đã quyết nghị lấy ngày 3 tháng 2 dương lịch hằng năm làm ngày kỷ niệm thành lập Đảng.
Câu 2:
89 năm kể từ khi thành lập đến nay (3/2/1930 – 3/2/2019), Đảng ta đã trải qua 12 kỳ Đại hội, mỗi kỳ Đại hội của Đảng đều gắn với những giai đoạn lịch sử, những thắng lợi, những thành tựu và những bài học kinh nghiệm của cách mạng Việt Nam.
Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ I
Diễn ra từ ngày 28 đến ngày 31 – 3 – 1935 tại phố Quan Công, Ma Cao (Trung Quốc). Tham dự có 13 đại biểu chính thức thay mặt cho 500 đảng viên trong nước và các Đảng bộ ở nước ngoài. Ban Chấp hành Trung ương gồm 9 ủy viên chính thức và 4 ủy viên dự khuyết. Đồng chí Lê Hồng Phong được bầu làm Tổng Bí thư.
Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ II
Diễn ra từ ngày 11-19/2/1951 tại xã Vinh Quang, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang. , bầu đồng chí Trường Chinh làm Tổng Bí thư.
Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ III
Diễn ra từ ngày 5-10/9/1960 tại Hà Nội. Có 525 đại biểu chính thức và 51 đại biểu dự khuyết. Đồng chí Lê Duẩn được bầu làm Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ IV
Diễn ra từ ngày 14-20/12/1976 tại Hà Nội. Bộ Chính trị gồm 14 đồng chí. Đồng chí Lê Duẩn tiếp tục làm Tổng Bí thư.
Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ V.
Diễn ra từ ngày 27-31/3/1982 tại Hà Nội. Bộ Chính trị gồm 13 ủy viên chính thức, 2 ủy viên dự khuyết, Ban bí thư gồm 10 đồng chí, đồng chí Lê Duẫn được bầu lại giữ chức vụ Tổng Bí thư.
Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ VI.
Diễn ra từ ngày 15-18/12/1986 tại Hà Nội. Có 1129 Đảng viên tham dự, thay mặt cho gần 1.9 triệu Đảng viên cả nước. Bộ Chính trị gồm 13 ủy viên chính thức, 1 dự khuyết. Ban Bí thư gồm 13 đồng chí, đồng chí Nguyễn Văn Linh được bầu làm Tổng Bí thư.
Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ VII.
Diễn ra từ ngày 24-27/6/1991 tại Hà Nội. Bộ Chính trị gồm 13 ủy viên (Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 6 khóa VII tháng 11/1993 đã bầu bổ sung thêm 4 ủy viên Bộ Chính trị). Đồng chí Đỗ Mười được bầu làm Tổng Bí thư.
Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ VIII.
Đại hội diễn ra từ ngày 28/6-1/7/1996 tại Hà Nội. Đồng chí Đỗ Mười được bầu lại làm Tổng Bí thư (sau đó, tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 4 khóa VIII – tháng 12/1997, đồng chí Lê Khả Phiêu đã được bầu làm Tổng Bí thư).
Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ IX.
Đại hội diễn ra từ ngày 19-22/4/2001 tại Hà Nội. Bộ Chính trị gồm 13 đồng chí, Ban Bí thư gồm 9 đồng chí. Đồng chí Nông Đức Mạnh được bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ X.
Đại hội diễn ra từ ngày 18-25/4/2006 tại Thủ đô Hà Nội. Bộ Chính trị gồm 14 thành viên và Ban Bí thư có 8 thành viên. Đồng chí Nông Đức Mạnh được bầu lại làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X.
Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ XI
Đại hội lần thứ XI của Đảng chính thức diễn ra từ ngày 12 đến 19/01/2011 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình với sự tham dự của 1.377 đại biểu . Bộ Chính trị gồm 14 đồng chí. Đồng chí Nguyễn Phú Trọng được bầu làm Tổng bí thư.
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII: Diễn ra từ 20/1 – 28/1/2016. Chiều ngày 27 tháng 01 năm 2016, ông Nguyễn Phú Trọng đã tái đắc cử chức vụ Tổng Bí thư.
Câu 3: Ngày 07/11/2006, Bộ Chính trị đã ra Chỉ thị số 06-CT/TW về tổ chức cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” với mục đích làm cho toàn Đảng, toàn dân nhận thức sâu sắc về những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng đạo đức và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong toàn Đảng, toàn dân, bắt đầu từ ngày 03/02/2007 và tổng kết vào ngày 03/02/2011, có sơ kết hàng năm vào dịp sinh nhật Bác (19/5).
Để tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, Bộ Chính trị đã ra Chỉ thị số 03-CT/TW, ngày 14/05/2011 về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh nhằm phát huy kết quả đã đạt được, khắc phục những hạn chế trong việc thực hiện cuộc vận động trong thời gian qua. Sau 5 năm thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị khoá XI về “Tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã đạt được kết quả bước đầu, góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng và Nghị quyết Trung ương 4 khoá XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”. Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục những hạn chế trong việc thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị khoá XI về “Tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, Bộ Chính trị đã ra Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/05/2016 về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh với 5 nội dung:
1- Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
2- Tổ chức học tập, quán triệt và tuyên truyền sâu rộng, thường xuyên, liên tục và có hệ thống bằng nhiều hình thức phong phú, sinh động các nội dung chủ yếu về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân
3- Đưa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào chương trình, kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng,
4- Lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ việc triển khai thực hiện theo phương châm trên trước, dưới sau; trong trước, ngoài sau; học đi đôi với làm theo, chú trọng việc làm theo bằng những hành động và việc làm cụ thể. Xây dựng, tổng kết và nhân rộng những điển hình tiên tiến về làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh, kết hợp giữa “xây” với “chống”.
5- Tiếp tục chỉ đạo biên soạn chương trình, giáo trình về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh để giảng dạy trong hệ thống giáo dục quốc dân và các học viện, trường chính trị, trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ các cấp, bảo đảm phù hợp với từng cấp học, bậc học và với yêu cầu giáo dục, đào tạo.
Câu 4: Khi cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ (tháng 9.1939), phong trào cách mạng trong toàn quốc cũng như ở Bình Định chuyển vào hoạt động bí mật. Từ năm 1939 đến năm 1945, một số cán bộ Đảng đến Bình Định hoạt động gây cơ sở, các chi bộ Đảng được thành lập, Mặt trận Việt Minh và Ban cán sự Đảng của tỉnh được ra đời.
Bình Định là tỉnh có phong trào cách mạng phát triển khá sớm. Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, các cơ sở Đảng ở Bình Định được thành lập: Chi bộ Nhà máy đèn Quy Nhơn (3.1930); Chi bộ Cửu Lợi, Tam Quan, Hoài Nhơn (8.1930), Chi bộ Trường Quốc học, Quy Nhơn (11.1930).
Cuối năm 1938, Tỉnh ủy lâm thời Bình Định được củng cố gồm 3 đồng chí: Trần Lung, Trần Tín và Nguyễn Văn, do Trần Lung làm Bí thư. Khoảng tháng 9.1939, Chi bộ Cộng sản đầu tiên của công nhân đường sắt Bình Định được thành lập, do đồng chí Nguyễn Đình Thụ làm Bí thư.
Tháng 6.1940, Xứ ủy Trung Kì cử Trần Văn Ngoạn về Quy Nhơn giúp địa phương khôi phục cơ sở Đảng và phong trào quần chúng. Cuối năm 1940, Chi bộ Đảng được thành lập trong công nhân xưởng mộc Hiệp Thành (phường Đống Đa, Quy Nhơn) gồm 5 đảng viên do đồng chí Trần Văn Ngoạn làm Bí thư.
Đầu năm 1943, tại Nhà lao Quy Nhơn, một Chi bộ Đảng được thành lập, do đồng chí Võ Xán làm Bí thư.
Câu 5: Cuối năm 1938, Tỉnh ủy lâm thời Bình Định được củng cố gồm 3 đồng chí: Trần Lung, Trần Tín và Nguyễn Văn, do Trần Lung làm Bí thư. Đầu năm 1939, trước đòi hỏi mới của phong trào công nhân đường sắt, Xứ ủy Trung Kì xúc tiến một số biện pháp nhằm củng cố phong trào công nhân xe lửa đoạn Diêu Trì – Tháp Chàm. Khoảng tháng 9.1939, Chi bộ Cộng sản đầu tiên của công nhân đường sắt Bình Định được thành lập, do đồng chí Nguyễn Đình Thụ làm Bí thư.
Câu 6: Tại Bình Định, tối 13/8/1945, khi nhận được tin Nhật đầu hàng, Ủy ban vận động Việt Minh họp khẩn cấp tại ga Quy Nhơn. Hội nghị nhận định tình thế cách mạng đã xuất hiện, song việc chuẩn bị chưa đầy đủ. Cho nên, một mặt phải nhanh chóng tập hợp lực lượng, cử người gặp Ủy ban vận động cứu quốc tỉnh bàn kế hoạch phối hợp. Mặt khác, điều tra lại tình hình địch, nhất là nắm chắc thái độ, phản ứng của sĩ quan Nhật và tỉnh trưởng bù nhìn. Tuy chưa nhận được lệnh khởi nghĩa của Trung ương, nhưng căn cứ chỉ thị ngày 12/3/1945, hội nghị chủ trương: Dù tình hình nào cũng phải kịp thời phát động quần chúng vùng lên giành chính quyền trước khi quân Đồng minh đến địa phương. Hội nghị quyết định lập Ủy ban khởi nghĩa do đồng chí Võ Xán lãnh đạo, lập Đội tự vệ cứu quốc tập trung, thông báo tin Nhật đầu hàng Đồng minh cho các nhóm thanh niên yêu nước An Khê, Pleiku và Kon Tum.
Tại An Sơn, Hoài Nhơn, ngày 18/8/1945, Ủy ban vận động cứu quốc tỉnh họp nhận định: “Quần chúng và cán bộ thì sôi nổi và quyết tâm song phong trào so với các nơi khác còn yếu”. Hội nghị quyết định lập Ủy ban khởi nghĩa tỉnh, do đồng chí Trần Quang Khanh làm Trưởng ban. Ngày 21/6/1945, thường trực Ủy ban vận động cứu quốc tỉnh ra “chỉ thị sắt” đề ra một số chủ trương và biện pháp xúc tiến chuẩn bị khởi nghĩa.
Trước thời cơ chiến lược, hai tổ chức Việt Minh trong tỉnh không chỉ chưa thống nhất lực lượng, mà còn có những nhận định và chủ trương khác nhau về khởi nghĩa tại địa phương. Do đó, cuộc khởi nghĩa toàn tỉnh cũng có cách khác nhau. Ngày 31/8/1945, tại Diêu Trì, Tuy Phước cuộc họp liên tỉnh giữa đại biểu Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời tỉnh Nguyễn Huệ với đại biểu Ủy ban vận động cứu nước tỉnh do đồng chí Trần Lương chủ trì. Đây là Hội nghị để củng cố sự đoàn kết nội bộ lực lượng cách mạng, thể hiện tinh thần trách nhiệm và ý thức đặt lợi ích cách mạng trên quyền lợi bộ phận của các tổ chức Việt Minh. Ngày 3/9/1945 tại sân vận động Quy Nhơn, với hơn 1000 tự vệ cứu quốc và tự vệ sắt tham gia mít tinh chào mừng thắng lợi cuộc khởi nghĩa toàn tỉnh. Trong ngày hội thắng lợi, Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời mới của tỉnh lấy tên Tăng Bạt Hổ được thành lập, do đồng chí Trần Quang Khanh làm Chủ tịch.
Hơn một tuần lễ (23/8 – 31/8/1945), trước cơn bão táp của quần chúng, bộ máy chính quyền của đế quốc và phong kiến từ làng xã đến huyện, tỉnh bị sụp đổ hoàn toàn, âm mưu phá hoại của bọn phản động bị đập tan, nhân dân Bình Định đã vùng lên giành chính quyền toàn tỉnh thắng lợi.
Câu 7: Bình Định là tỉnh duyên hải miền Trung Trung bộ, nối với Quảng Ngãi ở phía Bắc và Phú Yên ở phía Nam bằng đường số 1, với Gia Lai ở phía Tây bằng đường số 19. Sau khi Buôn Ma Thuật thất thủ, trên đường 19, địch tổ chức phòng ngự thành từng cụm, từng tuyến từ Phú Phong đến Phú An, trung tâm là cụm căn cứ Lai Nghi. Chúng còn lập hệ thống phòng thủ dọc theo bờ biển từ Diêu Trì đến đèo Cù Mông, đồng thời di chuyển một bộ phận về phía sau xây dựng tuyến phòng ngự mới tại Đèo Cả.
Liên tiếp trong tháng 3-1975, các đơn vị chủ lực Quân khu 5 cùng lực lượng vũ trang địa phương tiến công các cụm phòng ngự của địch trên đường số 1 cả từ hai phía Bắc, Nam và trên đường 19, loại khỏi vòng chiến đấu một bộ phận Sư đoàn 22 quân ngụy. Quân và dân địa phương tiến công và nổi dậy, tiêu diệt và bức rút hàng chục chốt điểm, giải phóng phần lớn nông thôn các huyện Phù Cát, An Nhơn, Hoài Nhơn, Tuy Phước, Bình Khê, Tam Quan, Bồng Sơn, Phù Mỹ.
5 giờ sáng 31-3-1975, Quân Giải phóng đồng loạt tấn công các tuyến phòng ngự vòng ngoài của địch đánh chiếm Lai Nghi, Phú Phong, núi Trà Lam Sơn, Đập Đá. 20 giờ ngày 31-3, các cánh quân của ta tiến vào thị xã Quy Nhơn. Số quân địch trấn giữ các căn cứ trong nội ô tổ chức kháng cự không thành công, tìm đường tháo chạy. Tỉnh Bình Định hoàn toàn giải phóng.
Thắng lợi to lớn, toàn diện và triệt để của Đảng bộ, quân và dân Bình Định là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố. Bên cạnh đường lối đúng đắn và sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, sự chi viện to lớn và có hiệu quả của miền Bắc xã hội chủ nghĩa, sự hỗ trợ và hợp đồng chặt chẽ của các chiến trường, sự đóng góp máu xương của hàng vạn cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 3 Sao Vàng và con em đồng bào khắp mọi miền đất nước, còn bắt nguồn từ những nhân tố nội tại hết sức quan trọng. Đó là sự kế thừa tinh thần quật khởi của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn để khơi dậy và phát huy cao độ tinh thần yêu nước, ý chí căm thù giặc sâu sắc, ý chí tự lực tự cường của Đảng bộ, quân và dân Bình Định với quyết tâm “thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ, không có gì quý hơn độc lập tự do” như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy. Đó còn là truyền thống đoàn kết nhất trí trong Đảng bộ và nhân dân đã được vun đắp và phát huy cao độ trong quá trình tiến hành hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước, Đảng với dân một lòng, quân với dân một ý chí, tình đồng chí, nghĩa đồng bào, thủy chung son sắt, cùng đồng cam cộng khổ, chia ngọt sẻ bùi, sống chết có nhau trong hoàn cảnh khó khăn gian khổ và ác liệt cũng như lúc giành được thắng lợi.
Câu 8:
Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Định lần thứ I
Ngày 22/1/1947, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Định lần thứ nhất khai mạc tại thành Bình Định (An Nhơn).Đại hội bầu Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh gồm 13 đồng chí, do đồng chí Trần Lê làm bí thư.
Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Định lần thứ II
Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ II họp vào tháng 2/1949, tại thôn Dương Liễu, xã Mỹ Lợi, huyện Phù Mỹ. Đại hội đã bầu Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh gồm 19 đồng chí. Đồng chí Nguyễn Văn được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy.
Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Định lần thứ III
Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ III họp tháng 3/1950 tại trại Thiếu nhi Bác Hồ xã Cát Hanh, huyện Phù Cát.Trên cơ sở phân tích tình hình, đại hội đề ra những nhiệm vụ cụ thể trong năm 1950 và bầu Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh gồm 13 đồng chí. Đồng chí Nguyễn Văn được bầu lại làm Bí thư Tỉnh ủy.
Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Định lần thứ IV
Đảng bộ tỉnh lần thứ IV, họp tháng 12/1952 tại Đức Long, xã Ân Đức, huyện Hoài ÂnĐại hội đã bầu Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh gồm 19 đồng chí do đồng chí Trần Quang Khanh làm Bí thư.
Cuối năm 1952, đồng chí Ngô Đức Đệ, Ủy viên Thường vụ khu ủy V, làm Bí thư thay đồng chí Trần Quang Khanh.
Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Định lần thứ V
Tháng 6/1960 tại Tu-kơ-Roong (Vĩnh Thạnh) Đảng bộ Bình Định tổ chức đại hội đại biểu lần thứ V (lần thứ nhất trong kháng chiến chống Mỹ). Đại hội bầu Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh gồm 11 đồng chí (có 2 dự khuyết, 1 dân tộc thiểu số). Đồng chí Trần Quang Khanh, Khu ủy viên được bầu làm Bí thư.
Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Định lần thứ VI
Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VI họp từ ngày 20 đến ngày 25/11/1964 tại thôn Nghĩa Nhơn, xã Ân Nghĩa, huyện Hoài Ân. Giữa năm 1967, đồng chí Trần Quang Khanh chuyển công tác về Khu ủy, đồng chí Nguyễn Trung Tín làm Bí thư Tỉnh ủy.
Tháng 4/1968, đồng chí Đặng Thành Chơn (Tám Lý) ở khu ủy về làm Bí thư.
Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Định lần thứ VII
Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VII họp vào Trung tuần tháng 11/1968 tại Trường Ðảng tỉnh bên bờ suối Kà Xom (Vĩnh Thạnh). Hơn 150 đại biểu thay mặt cho 4.974 đảng viên của 380 chi bộ, Đảng bộ cơ sở về dự.Đại hội bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh gồm có 22 đồng chí (20 chính thức, 2 dự khuyết, 1 dân tộc ít người, 1 nữ). Đồng chí Đặng Thành Chơn được bầu làm Bí thư.
Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Định lần thứ VIII
Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII họp từ ngày 10/10 đến ngày 14/10/1986 tại Quy Nhơn, Đại hội bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh gồm 65 đồng chí (50 ủy viên chính thức, 15 ủy viên dự khuyết). Ban Thường vụ Tỉnh ủy có 14 đồng chí. Đồng chí Đỗ Quang Thắng được bầu làm Bí thư.
Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Định lần thứ IX
Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ IX họp từ ngày 6 đến 12/11/1973 tại làng K10, xã Vĩnh Kim, huyện Vĩnh Thạnh. Đồng chí Nguyễn Trung Tín được bầu làm Bí thư.Tháng 2/1976 Tỉnh Bình Định và tỉnh Quảng Ngãi được sát nhập thành tỉnh Nghĩa Bình Sau khi hợp nhất tỉnh, Thường vụ Khu ủy V có Nghị quyết công nhận Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh gồm có 31 đồng chí (chưa kể 8 đồng chí quân sự còn chờ ý kiến quân khu ủy), đồng chí Võ Hanh (tức Võ) làm Bí thư Tỉnh ủy kiêm Trưởng ban Kiểm tra Đảng.
Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Định lần thứ X
Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Nghĩa Bình lần thứ nhất (tỉnh Bình Định lần thứ X) họp từ ngày 10/10 đến ngày 20/10/1976 và từ ngày 23 đến ngày 27/3/1977 tại Quy Nhơn. Đại hội bầu Ban Chấp hành gồm 35 đồng chí (có 2 ủy viên dự khuyết), Ban Thường vụ gồm 9 đồng chí. Đồng chí Võ Văn Đinh được bầu làm Bí thư.
Tháng 3/1978, đồng chí Nguyễn Quang Lâm, Ủy viên Trung ương Đảng (khóa IV) về làm Bí thư thay đồng chí Võ Văn Đinh.
Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Định lần thứ XI
Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Định lần thứ XI (tỉnh Nghĩa Bình lần thứ II) họp từ 7 đến 11/11/1979 tại Quy Nhơn.Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh gồm 45 đồng chí (có 4 ủy viên dự khuyết). Đồng chí Nguyễn Quang Lâm (Tám Tú) được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy.
Tháng 1/1981, đồng chí Trần Kiên, Ủy viên Trung ương Đảng, về làm Bí thư Tỉnh ủy.
Tháng 5/1982, đồng chí Võ Trung Thành (Năm Vinh), Ủy viên Trung ương Đảng, về làm Bí thư Tỉnh ủy.
Tháng 8/1982, đồng chí Đỗ Quang Thắng làm Bí thư Tỉnh ủy thay đồng chí Võ Trung Thành từ trần.
Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Định lần thứ XII
Họp từ ngày 31/1/1983 đến ngày 05/2/1983 tại Quy Nhơn. Đại hội bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh gồm 47 đồng chí (2 đồng chí dự khuyết). Ban Thường vụ Tỉnh ủy gồm 15 đồng chí. Đồng chí Đỗ Quang Thắng được bầu làm Bí thư.
Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Định lần thứ XIII
Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII họp từ ngày 10/10 đến ngày 14/10/1986 tại Quy Nhơn, Để lãnh đạo các mặt kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh và xây dựng Đảng của Đảng bộ Bình Định, ngày 4/4/1989, Bộ Chính trị ra quyết định số 612- QĐ/TW điều đồng chí Nguyễn Trung Tín, Ủy viên Trung ương Đảng – Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng về làm Bí thư Tỉnh ủy Bình Định.
Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Định lần thứ XIV
Họp từ ngày 23/4 đến ngày 26/4/1991 tại thành phố Quy Nhơn Hội nghị đã bầu bổ sung 5 đồng chí vào Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIV (Đặng Ngọc Biển, Nguyễn Minh Lân, Tống Nhuệ, Phạm Văn Thanh, Nguyễn Hữu Thiên).
Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Định lần thứ XV
Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV họp từ ngày 7 đến ngày 9/5/1996 tại thành phố Quy Nhơn.Đại hội bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh gồm 47 đồng chí. Đồng chí Tô Tử Thanh được bầu làm Bí thư.
Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Định lần thứ XVI
Đại hội diễn ra từ ngày 7 đến 10/2/2001 tại Quy Nhơn, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI có 47 đồng chí, BCH bầu đồng chí Mai Ái Trực làm Bí thư.
Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Định lần thứ XVII
Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Định lần thứ XVII diễn ra từ ngày 16 – 18.11.2005 tại Quy Nhơn , Đồng chí Nguyễn Xuân Dương tiếp tục được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy,
Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Định lần thứ XVIII
Dễn ra từ ngày 27 – 29.10.2010 tại Quy Nhơn , Đồng chí Nguyễn Văn Thiện được bầu giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy
Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Định lần thứ XIX
Đảng bộ tỉnh Bình Định lần thứ XIX sẽ diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 14 – 16.10.2015, trong đó phiên trù bị diễn ra vào lúc 15 giờ ngày 14.10, đại hội chính thức diễn ra trong 2 ngày 15 – 16.10; địa điểm tổ chức Đại hội là Hội trường Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh (TP Quy Nhơn). Đồng chí Nguyễn Thanh Tùng được bầu giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy.
…………..
Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bài dự thi Tìm hiểu lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, lịch sử Đảng bộ tỉnh Bình Định Đáp án cuộc thi Tìm hiểu Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bình Định tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.