Bạn đang xem bài viết Bác sỹ hướng dẫn 6 loại thuốc cần chuẩn bị nếu đang cách ly tại nhà tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Hiện nay, với tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương, với số ca mắc đang tăng cao nhanh chóng, gây quá tải cho các cơ sở điều trị. Bộ Y tế đã cho thực hiện thí điểm cách ly theo dõi tại nhà các trường hợp F0, F1 không có triệu chứng, hoặc nhẹ. Vậy cần phải chuẩn bị thuốc gì khi được cách ly tại nhà? Cùng tham khảo bài viết sau để hiểu rõ hơn nhé!
Những loại thuốc bạn cần chuẩn bị nếu đang cách ly tại nhà
Theo PGS.TS Nguyễn Viết Nhung (Giám đốc Bệnh viện Phối Trung ương) khẳng định, không có thuốc để chữa Covid-19 tại nhà, vì người bệnh đã phải dùng đến thuốc, phải dùng đến oxy tức là đã đến mức phải vào bệnh viện.
Tuy nhiên, trong những trường hợp F0, F1 được cách ly tại nhà cần chuẩn bị các loại thuốc thông thường như:
- Thuốc hạ sốt, tiêu hóa, dạ dày, dầu xoa
- Các loại vitamin, nhất là vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể
- Chuẩn bị các loại nước muối súc miệng, súc họng, xịt mũi…
- Thuốc oresol giúp bù nước và điện giải khi mất nước từ nhẹ đến vừa trong trường hợp tiêu chảy, nôn mửa, sốt cao…
Lưu ý: Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc kháng sinh hay các thuốc khác tại nhà. Tất cả các loại thuốc kê đơn phải do bác sĩ chỉ định.
Ngoài ra, theo bác sĩ Trần Thị Hải Ninh, Trưởng khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương còn cho biết có 6 nhóm thuốc F0 nên trang bị sẵn trong nhà, để hỗ trợ điều trị và cách ly tại nhà. Cụ thể:
Nhóm 1: Thuốc hạ sốt (cho người lớn và trẻ em)
Loại thuốc: Gcetaminophen (paracetamol).
Dạng thuốc: Tùy lứa tuổi, đối tượng sử dụng thuốc dạng uống, đặt hậu môn, gói bột pha nước…
Liều lượng: 10 -15 mg cho một kg cân nặng, nhân với cân nặng của mỗi người. Cụ thể: người nặng 50 kg thì uống một viên 500 mg, người 75 kg có thể uống 2 viên 500 mg.
Thời gian uống: Uống cách nhau 4 – 6 tiếng, tối đa 5 lần/một ngày .
Lưu ý: Chỉ uống khi nhiệt độ có thể trên 38 độ C nếu không có triệu chứng thì không nên dùng paracetamol.
Nhóm 2: Thuốc xịt mũi họng, rửa mũi rửa họng, thuốc nhỏ mắt
F0 nên duy trì rửa, súc họng bằng nước muối sinh lý, không cần liều lượng cụ thể khoảng 3 lần một ngày, hoặc có thể dùng nhiều hơn 4 – 5 lần/một ngày.
Nhóm 3: Thuốc chống dị ứng
Loại thuốc phổ biến có tên gốc là loratadine hoặc desloratadin, có thể dễ dàng mua ở hiệu thuốc.
Nhóm 4: Thuốc dự phòng điều trị đau dạ dày
Việc cách ly tại nhà dẫn đến nhiều F0 có tâm lý căng thẳng điều đó làm xuất hiện nguy cơ đau dạ dày, do đó cần dự trữ thuốc dự phòng điều trị đau dạ dày để uống khi xuất hiện triệu chứng khó chịu, chưa đến mức nhập viện.
Loại thuốc: Thuốc ức chế ppi.
Nhóm 5: Thuốc kháng viêm và chống đông
Các thuốc chống viêm: Dexamethasone, có thể thay bằng methylprednisolone hoặc prednisolone.
Các thuốc chống đông: Rivaroxaban, gpixaban, dabigatran.
Lưu ý: Không dùng khi chưa có biểu hiện suy hô hấp (như nhịp thở trên 25 lần/phút, tức ngực, khó thở, không thể nói dài, trọn vẹn một câu, spo2 dưới 95%)
Nhóm 6: Thuốc bổ
Bổ sung miễn dịch cơ thể bằng các loại multi-vitamin đa sinh tố để bổ sung chất thiếu hụt, hoặc vitamin B, C, D. Đồi với trẻ nhỏ cần bổ sung kẽm, sắt, canxi, dạng uống hoặc dạng siro, kẹo nhai.
Lưu ý: Dùng thuốc bổ trong trường hợp chế độ ăn không cung cấp đủ và không được dùng quá liều.
Tuy nhiên, bác sĩ cũng cho biết “thuốc là con dao hai lưỡi, không cần uống nếu bạn không có bất kỳ triệu chứng nào”.
Chuẩn bị một số dụng cụ y tế để theo dõi sức khỏe khi đang cách ly tại nhà
Nếu bạn là F0 và F1 đang cách ly tại nhà ngoài các loại thuốc cần chuẩn bị, bạn cũng có thể trang bị thêm một số dụng cụ thông thường để theo dõi sức khỏe như:
- Thiết bị đo độ bão hòa oxy đeo ở đầu ngón tay
- Máy đo nhiệt độ, huyết áp tại nhà, nhiệt kế…
- Nếu bạn có điều kiện thì có thể mua máy đo độ oxy bão hòa trong máu ngoại vi SpO2 để theo dõi.
Một số lưu ý nếu bạn là F0 và F1 đang cách ly tại nhà
Bên cạnh việc chuẩn bị thuốc và các dụng cụ y tế thì bạn cần có một số lưu ý nếu bạn là F0 và F1 đang cách ly tại nhà như sau:
- Nếu có dấu hiệu sốt tăng lên, ho khan, tức ngực, biểu hiện hô hấp, đếm nhịp thở nhanh trên 20 lần/phút (so với mức bình thường là 16-18 lần/phút), cần liên hệ ngay vớicác cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, can thiệp kịp thời.
- Luôn phải giữ bên mình các kênh liên lạc với bác sĩ, nhân viên y tế, để nếu có tình huống cần thiết có thể báo ngay cho nhân viên y tế.
- Cố gắng thư giãn giữ tinh thần thật tốt, không nên quá lo lắng, hoang mang.
- Có thể rèn luyện sức khoẻ bằng cách thường xuyên vận động, đi lại trong phòng, có thể tập thể dục nhẹ, ngồi thiền, xoa bóp cơ thể.
Mọi người chúng ta phải luôn ý thức bảo vệ mình và cộng đồng bằng cách thực hiện nghiêm các chính sách của nhà nước đưa ra nhằm phòng chống Covid-19 một cách hiệu quả. Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn xin chúc các bạn luôn có nhiều sức khoẻ trong mùa dịch này.
Nguồn: Báo Tin tức, bệnh viện Phối Trung ương, bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương
Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bác sỹ hướng dẫn 6 loại thuốc cần chuẩn bị nếu đang cách ly tại nhà tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.