Bạn đang xem bài viết Aesthetic là gì? Ồ, Aesthetic là một khái niệm rất mơ hồ tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Aesthetic của một người biết cảm nhận cái đẹp và nghệ thuật khác hoàn toàn với Aesthetic “mõm” của một người không biết cảm nhận cái đẹp.
Aesthetic là gì? Phong cách thời trang Aesthetic là gì? Không khó để tìm kiếm câu trả lời trên internet, nhưng liệu những cách hiểu đó có đúng?
A – E – Thét – Tích là cái chi, là cái mô, là răng mà sao các Tiktoker về thời trang chuyên sử dụng “từ này” để làm cho những content thời trang của mình trông “hấp dẫn” hơn, “ma mị” hơn và “lôi cuốn” người xem hơn. Và cũng từ đó, rất nhiều bạn hỏi mình rằng: “aesthetic là cái gì vậy?” – “làm thế nào để có 1 aesthetic?”
Xin thưa là mình cũng không biết nữa. Vì đối với mình, phạm trù của Aesthetic nó rất mơ hồ và khó định nghĩa bởi một khái niệm cụ thể và tổng quát chung.
Aesthetic là gì?
Không khó để tìm hiểu về các khái niệm về Aesthetic trên Internet, nhưng đại khái mọi thứ rất là mơ hồ. Có một thứ điểm chung mà mọi nguồn đều dẫn tới đó là:
Aesthetic là triết lý về nghệ thuật và cái đẹp.
Vậy – mình định nghĩa ở bản thân mình, aesthetic giống như một từ để con người nói với nhau về một cảm nhận (Taste), gu sở thích đối với những thứ gì làm họ cảm thấy đẹp (Beauty), cảm thấy thỏa mãn (Satisfy) về giác quan – về cảm xúc và đặc biệt là thị giác.
Định nghĩa về Aesthetic này nghe đậm chất duy tâm, duy vật mà chúng ta được học trong các môn triết học nhỉ. Như vậy Aesthetic là một dạng triết học hóa về cảm xúc của bản thân liên quan đến nghệ thuật và cái đẹp.
Aesthetic của bạn có giống của tôi khi nhìn bức ảnh này không nhỉ!
Aesthetic, vẻ đẹp và nghệ thuật
Trong thế giới Internet – trong thời kì 4.0 và bùng nổ của các platform thể hiện hình ảnh, video. Điều này có nghĩa là liên quan tới thị giác của các bạn. Khi các bạn xem một cô gái đẹp trong một phong cảnh đẹp với một bộ trang phục đẹp – bạn sẽ cảm thấy +++++ (Yeah, đó là tâm trạng của bạn/hype, cảm thấy được lấp đầy tâm hồn bởi vẻ đẹp và đối với bạn đó là nghệ thuật). Bạn sẽ lỡ miệng ra buông ra 1 câu rằng:
SUCH A GOOD AESTHETIC
“Aesthetic” giờ rất nhiều trên mạng Internet với những cái tên đầy hấp dẫn, những hình ảnh vừa mang tính chất siêu thực lẫn trừu tượng, hay đơn giản chỉ là 1 cánh đồng xanh ngắt với 1 nhân vật mặt áo trắng đứng giữa, một căn hộ bật đèn giữa cả tòa chung cư đang im chìm ngủ. Điều đó có thể cho thấy Khái niệm về “Beauty and Art” “Vẻ đẹp và nghệ thuật” theo thời gian đã khác đi.
Từ một điều rằng “Nghệ thuật” sẽ liên quan tới những gì học thuật hơn, hàn lâm hơn – với những người mang một title là “Nghệ sĩ” “Artist” thì giờ đây, nó được xem như là 1 khái niệm để phân loại bản sắc riêng của từng cá nhân. Nó có thể là phong cách, là thời trang, là kiến trúc, là một “piece of something” – tất cả đều dễ dàng được chụp bởi điện thoại và public trên các kênh social.
Lẽ dĩ nhiên, “Beauty and Art” hay trong bài viết này là “Aesthetic” mang đậm dấu ấn cảm nhận của từng người. Mà mỗi người có một cảm nhận khác nhau, một khái niệm về nghệ thuật và cái đẹp khác nhau.
Giả dụ như bức tranh Mona Lisa của danh họa Leonardo da Vinci, tài sản của nghệ thuật thế giới – được ca tụng bởi hàng loạt báo chí và ngay từ bé: Chúng ta đã được dạy rằng đây là một “Bức tranh đẹp”. Khi trưởng thành thì cái tư tưởng cắm rễ này bám sâu vào trí óc của chúng ta và cho rằng “Mona Lisa đẹp” – nhưng nếu như thế nào mình bảo rằng Mona Lisa không đẹp bằng “Thiếu nữ bên hoa huệ” của họa sĩ Tô Ngọc Vân?
Môi trường sẽ quyết định về “Aesthetic”. Không phải khơi khơi mà các cụ có câu “Gần mực thì đen mà gần đèn thì rạng”. Trong case của “Mona Lisa” và “Thiếu nữ bên hoa huệ”, mình là người Á Châu – là người Việt. Mình sao cảm được vẻ đẹp của 1 người phụ nữ châu Âu thời Phục Hưng nên tất nhiên với một thiếu nữ mặc áo dài đậm chất Việt với mái tóc đen và tỉ lệ con người Châu Á sẽ gần gũi và thuyết phục mình hơn rất nhiều.
Trong bài viết “What is Creativity?” của tác giả Joachim Bessing với nhà lịch sử nghệ thuật Wolfgang Ullrich trong issues thứ 31 của 032c thì nhà sử học về nghệ thuật người Đức có đề cập về việc “Nghệ thuật bây giờ quá số hóa và mang tính cá nhân, cũng như tiếp cận dễ dàng hơn”. Lấy điện thoại, chụp ảnh và share – đó là nghệ thuật 4.0 của hiện đại. Và đây là con dao hai lưỡi. Vì hơn là nghệ thuật, nó là hình thức của con người giao tiếp với nhau (act of communication).
Do đó, “Aesthetic” trở thành một công cụ truyền bá vẻ đẹp và nghệ thuật theo ý muốn của con người. Có hàng tá khái niệm aesthetic liên quan đến thời trang, kiến trúc, phong cảnh và beauty với nào là “Aesthetic Gothic? Aesthetic Image? Aesthetic Anglecore? Aesthetic Cyberpunk?” “Aesthetic Girl?” và khi mình search thì hầu hết dừng ở phần “Thị giác” với hàng loạt các chỉnh sửa hình ảnh, effect hay là filter tiếp cận với mình. Mình tự hỏi rằng: “Đó là triết lý về vẻ đẹp của người tạo ra nó? Còn mình thì sao? Liệu đây có phải là aesthetic của mình không?”
Trên các Tiktoker Việt Nam hiện nay hay cả thế giới, có rất nhiều thứ liên quan đến cảm nhận cái đẹp của cá nhân và thổ lộ ra ngoài thông qua các clip ngắn. Nhưng đó là self-expression của chủ thể và thu hút được người xem xung quanh, người ta bị thu hút bởi vẻ đẹp cuốn hút của người đó nhưng mình không chắc đó là “Aesthetic mà các bạn đang theo đuổi”.
Phong cách thời trang Aesthetic là cái quái gì ???
Aesthetic trong thời trang theo quan điểm của mình nó cũng “mơ hồ” y chang cái khái niệm của nó vậy. Nếu nó cụ thể thì mình sẽ liệt vào dạng gọi là “Style” “Culture” – định hình phong cách rõ ràng. Có thể rành mạch như Victorian Style, Dark Gothic, Western Punk, Post Punk, Americana hay là Chicano Styles. Nhưng cái hay là có những con người “Pha trộn” những thứ mà họ biết, họ thích và họ yêu để tạo ra một thứ gọi “My Aesthetic”. Triết lý và cảm nhận của họ về thời trang cũng như cái đẹp khi đã “trải nghiệm” qua những căn bản, nền tảng của thời trang hoàn toàn khác với chúng ta.
NHƯNG
AESTHETIC của 1 người biết cảm nhận cái đẹp và nghệ thuật khác hoàn toàn với AESTHETIC “MÕM” của 1 người không biết cảm nhận cái đẹp.
Đó là quan điểm cực đoan của mình vì biết cảm nhận là đã có một nền tảng thông qua trải nghiệm, đào tạo sẽ khác hoàn toàn một con số 0. 1x 10 = 10, 2 x 10 =20 chứ 0 x số nào cũng bằng 0 cả.
Khi một người nào đó đang tạo ra “Aesthetic trong thời trang” thì thông thường họ sẽ quay toàn bộ cuộc sống, con người xung quanh triết lý của họ.
Nó không đơn thuần là cái quần, cái áo mà nó còn là màu sắc – Màu sắc của các items, cách phối màu, sử dụng phụ kiện, make-up/trang điểm bản thân, xe cộ sử dụng. Phong cách đi đứng, âm nhạc để nghe và lối sống gắn liền với triết lý đó. Đó là lí do vì sao mình coi những bạn Tiktok đang nói về “Aesthetic” mà mình chẳng cảm nhận gì mấy vì mình không thấy “Triết học về Đẹp và Nghệ thuật” đến từ các bạn cả.
Mơ hồ là vậy đấy, giống như “CHÂN” – “THIỆN” – “MỸ” mà các bậc phụ huynh hay nói. Thế là là chân, thế nào là thiện mà thế nào là mỹ, chẳng ai giải thích rõ cho mình được. Thì Aesthetic nó cũng y chang như vậy đấy các bạn.
Mong các bạn hãy hiểu Aesthetic là gì và định hình xem “Triết lý về Nghệ Thuật và Thẩm thấu cái đẹp” của mình như thế nào nhé.
Đăng bởi: Phạm Trà Vi
Từ khoá: Aesthetic là gì? Ồ, Aesthetic là một khái niệm rất mơ hồ
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Aesthetic là gì? Ồ, Aesthetic là một khái niệm rất mơ hồ tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.