Bạn đang xem bài viết Ads là gì? Facebook Ads là gì? Yếu tố để chạy Ads thành công tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Quảng cáo hay Ads, là hình thức rất phổ biến trong Marketing mà hầu hết các doanh nghiệp ngày nay đều sử dụng để quảng bá sản phẩm, dịch vụ của mình. Nếu bạn cũng đang quan tâm đến lĩnh vực này và muốn hiểu rõ Ads là gì thì hãy xem tiếp bài viết này nhé!
Có thể bạn chưa biết: Marketing là gì?
I. Ads là gì?
1. Định nghĩa Ads
Ads là viết tắt của từ Advertising, dịch sang tiếng Việt có nghĩa là quảng cáo. Đây là hình thức tuyên truyền phải trả phí để công ty, doanh nghiệp giới thiệu thông tin về sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu đến cho nhiều người một cách nhanh chóng. Quảng cáo ngày nay được thực hiện bằng nhiều hình thức, trên các phương tiện khác nhau như tivi, báo, đài, mạng xã hội, youtube, OOH,…
Theo khoản 1 Điều 2 Luật Quảng cáo 2012 “Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân.”
2. Đặc điểm Ads
Nếu bạn còn thấy hơi mơ hồ về Ads hay quảng cáo thì các đặc điểm sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn.
– Thứ nhất, Ads là hình thức quảng bá có trả phí, nó không giống như PR có thể nhờ người khác giới thiệu mà không cần tốn phí.
– Thứ hai, Ads là một trong rất nhiều công cụ thuộc Marketing, nó không phải là Marketing.
– Thứ ba, Ads là hình thức quảng cáo một chiều, tức là doanh nghiệp chỉ có thể đưa thông tin đến cho khách hàng mà không thể nhận lại phản hồi lập tức.
3. Mục tiêu của Ads
Doanh nghiệp hay cá nhân thường sử dụng Ads với mục tiêu là nâng cao độ nhận diện thương hiệu và mở rộng thị trường mục tiêu. Nói cụ thể hơn thì có thể phân ra các mục tiêu nhỏ theo từng giai đoạn thuyết phục khách hàng.
Mục tiêu đầu tiên là thông báo, có nghĩa là đưa thông tin về sản phẩm, dịch vụ đến một tệp lớn khách hàng, giúp họ biết được sự tồn tại của thương hiệu. Thứ hai là nhắc nhở khách hàng nhớ đến thương hiệu khi có nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ. Thứ ba là thuyết phục, sự xuất hiện thường xuyên với những thông điệp, hình thức quảng cáo ý nghĩa, độc đáo có thể thuyết phục khách hàng mong muốn mua sản phẩm, dịch vụ hơn.
II. Tầm quan trọng của Ads
1. Đối với doanh nghiệp
Không phải tự nhiên mà doanh nghiệp nào cũng sử dụng hình thức quảng cáo trong các chiến dịch Marketing của mình. Ads giúp doanh nghiệp đưa sản phẩm gắn với thương hiệu đến với công chúng và khách hàng, giúp tăng độ nhận diện thương hiệu và thúc đẩy ý định mua hàng nếu Ads đủ hay, hấp dẫn. Ads còn có vai trò quan trọng trong việc tăng lợi thế cạnh tranh của thương hiệu so với các đối thủ trên thị trường. Doanh nghiệp quảng cáo càng rộng và đúng đối tượng khách hàng mục tiêu thì sẽ tăng cơ hội nắm lấy vị thế cao trong tâm trí khách hàng.
2. Đối với khách hàng
Ads không chỉ đem lại lợi ích cho doanh nghiệp, người bán mà còn giúp khách hàng rất nhiều khi có nhu cầu mua sản phẩm, dịch vụ. Nhờ các quảng cáo hiển thị khắp các nền tảng, khách hàng có thể nắm bắt được các thông tin quan trọng về chức năng, cách sử dụng sản phẩm, chương trình ưu đãi, khuyến mãi để kịp thời thực hiện mua hàng. Quảng cáo cũng giúp khách hàng biết được nhiều thương hiệu khác nhau cung cấp cùng loại sản phẩm để họ có thể so sánh và lựa chọn thương hiệu mang lại nhiều lợi ích cho họ nhất.
III. Phân biệt giữa Ads và Marketing
Hiện nay có rất nhiều người nhầm lẫn giữa quảng cáo và Marketing, họ ngầm hiểu rằng quảng cáo chính là Marketing. Tuy nhiên, Ads và Marketing là hai khái niệm khác nhau bạn cần phân biệt. Đầu tiên, Ads không phải là Marketing nhưng là một công cụ thường được lựa chọn trong các chiến dịch truyền thông Marketing.
Thứ hai, Ads tập trung đánh vào nhận thức của khách hàng qua các phương tiện truyền thông còn Marketing là cả một chiến lược toàn diện nhằm đem lại sự hài lòng của khách hàng cả về giá cả, mức độ thuận tiện, chất lượng sản phẩm. Dựa vào hai đặc điểm này bạn có thể phân biệt Ads với Marketing để sử dụng cho phù hợp trong khi học hoặc làm việc.
Tin tuyển dụng có thể bạn quan tâm – việc làm Marketing:
– Nhân viên Digital Marketing
– Nhân viên Trade Marketing
– Chuyên viên Marketing Thế Giới Di Động
IV. Những loại hình Ads phổ biến
1. Quảng cáo truyền thống
Quảng cáo truyền thống là các hình thức quảng bá không sử dụng internet để tiếp cận và giới thiệu sản phẩm, dịch vụ đến mọi người. Quảng cáo truyền thống đã xuất hiện từ rất lâu khoảng 4000 năm trước Công Nguyên, người ta đã tìm thấy những phiến đá cũ vẽ lên những thông báo ở Ấn Độ.
Đến thế kỷ XVIII, quảng cáo in ấn đã phát triển khắp các nước châu u. Sau đó, hình thức quảng cáo thu hút hơn được phát minh vào thế kỷ XIX, đó chính là biển quảng cáo. Chiếc biển quảng cáo đầu tiên được ghi nhận là của một rạp xiếc vào năm 1835 tại New York.
Đến năm 1922, quảng cáo radio xuất hiện và vào năm 1941, quảng cáo truyền hình đầu tiên đã xuất hiện. Dưới đây là tổng hợp các loại quảng cáo truyền thống để bạn có thể hiểu rõ hơn.
– Quảng cáo in ấn: là hình thức quảng bá trên các ấn phẩm như tạp chí, báo giấy, tờ rơi, catalog, brochure,…
– Biển quảng cáo: đối với quảng cáo truyền thống, biển quảng cáo là các hình thức hiển thị hình ảnh, thông tin tĩnh có thể đặt tại các cửa hàng, siêu thị hoặc ngay trước các địa điểm bán lẻ.
– Quảng cáo qua truyền hình: nói đơn giản hơn chính là quảng cáo trên tivi. Đây là hình thức quảng cáo rất phổ biến và có chi phí khá cao. Quảng cáo trên tivi có thể được phát vào những thời điểm nhất định, chen vào giữa các chương trình thu hút đông đảo khán giả.
– Quảng cáo qua phát thanh: là hình thức quảng cáo bằng âm thanh trên các đài radio. Khi khán giả nghe radio thì lời giới thiệu về sản phẩm, dịch vụ sẽ chen vào giữa hoặc trong giờ quảng cáo riêng.
2. Quảng cáo hiển thị trên mạng (Display Ads)
Display Ads là một phương pháp thu hút khách hàng thông qua trang web, nền tảng truyền thông xã hội hoặc các phương tiện kỹ thuật số khác nhằm thúc đẩy khách hàng thực hiện một hành động cụ thể (ví dụ: đăng ký, truy cập, mua hàng). Hầu hết các Display Ads được tính phí trên cơ sở giá mỗi nhấp chuột (CPC).
3. Digital Advertising
Digital Advertising là hình thức quảng cáo trên nền tảng kỹ thuật số, tận dụng tối đa internet để đưa thông tin đến mọi người. Quảng cáo kỹ thuật số gắn liền với sự xuất hiện của World Wide Web vào năm 1990. Các hình thức quảng cáo Pop Ups, quảng cáo email, banner xuất hiện và trở nên phổ biến. Đến cuối những năm 2000, mọi thứ bắt đầu thay đổi một lần nữa với sự gia tăng của phương tiện truyền thông xã hội và tiếp thị di động. Hiện nay, digital advertising đã trở thành một hình thức quảng cáo không thể thiếu trong các chiến dịch truyền thông. Sau đây là một số hình thức digital advertising phổ biến.
– Quảng cáo truyền thông xã hội (Social Media Ads): các trang mạng xã hội phổ biến như Facebook, Instagram, TikTok,… đều cung cấp dịch vụ quảng cáo nhắm đối tượng. Sở hữu lượng data người dùng khổng lồ và sự đa dạng trong hình thức quảng cáo, Social Media Ads là một sự lựa chọn phù hợp mọi loại hình kinh doanh, đặc biệt là kinh doanh nhỏ vì chi phí quảng cáo khá rẻ.
– Quảng cáo tìm kiếm có trả phí (Paid search advertising): ngày nay nhu cầu tìm kiếm thông tin trên các công cụ tìm kiếm như Google, Bing, Yahoo,… rất cao. Vì vậy, các nhà sở hữu công cụ tìm kiếm cũng cung cấp dịch vụ quảng cáo giúp các doanh nghiệp có thể xuất hiện trên trang kết quả tìm kiếm ở các vị trí top đầu.
– Quảng cáo điện thoại: bao gồm quảng cáo SMS, quảng cáo qua App điện thoại,… Hình thức này tận dụng sự phổ biến của điện thoại thông minh để gửi các tin nhắn hay thông báo đến điện thoại của từng khách hàng. Hình thức này hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các chiến dịch Marketing cá nhân hóa (Personalize Marketing).
– Quảng cáo Pop Ups (cửa sổ bật lên): là dạng quảng cáo hiển thị đột xuất ngay chính giữa màn hình hoặc các vị trí mọi người hay nhìn thấy trên màn hình máy tính, điện thoại. Người xem có thể tự động tắt đi hoặc tiếp tục nhấn vào xem, quảng cáo Pops Ups sẽ dẫn đến trang web bán hàng chính.
4. Quảng cáo ngoài trời (OOH)
Quảng cáo ngoài trời OOH, hay viết đầy đủ là Out Of Home, là hình thức quảng cáo ngoài trời rất dễ thu hút mọi người khi đi đường. Các biển quảng cáo OOH có thể ở dạng tĩnh hoặc chuyển động, đặt ở các vị trí đắc địa như tại ngã tư, vòng xoay, tòa nhà cao ốc,… Một số quảng cáo OOH cũng được dán lên xe bus, taxi.
5. Quảng cáo tự nhiên (Native Ads)
Là dạng quảng cáo trả phí để bài viết về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp được hiển thị trên các trang báo mạng, báo điện tử. Hình thức này đánh vào những đối tượng hay đọc tin tức trên các trang báo online.
V. Yếu tố để chiến dịch quảng cáo thành công
Tất cả quảng cáo đều có một mục tiêu đằng sau nó, như là để trở nên nổi bật so với các đối thủ cạnh tranh hay tăng doanh số bán hàng. Tuy nhiên, các chiến dịch quảng cáo tốt nhất luôn vượt lên mục tiêu khuyến khích người tiêu dùng cảm nhận hay mua hàng.
Hãy nghĩ đến các chiến dịch như “Just do it” của Nike hoặc “Share a Coke” của Coke. Những quảng cáo này không nói rõ rằng “hãy mua sản phẩm của chúng tôi”, nhưng chúng thu hút cảm xúc của người tiêu dùng bằng cách cho họ một lý do ngầm để tiêu dùng thương hiệu của họ.
Khi các nhà quảng cáo đánh vào cảm xúc của khán giả, họ đang thúc đẩy nhiều thứ hơn là chỉ bán hàng. Đó chính là tạo mối quan hệ giữa người tiêu dùng và thương hiệu. Người tiêu dùng ngày nay có quyền kiểm soát mua hàng nhiều hơn bao giờ hết, đó là lý do tại sao các doanh nghiệp cố gắng xây dựng lòng trung thành với thương hiệu.
Các chiến dịch quảng cáo thành công nhất mang lại lượng khách hàng mới, đồng thời nhắc nhở khách hàng cũ về lý do tại sao họ sử dụng và đánh giá cao thương hiệu.
VI. Facebook Ads là gì?
1. Định nghĩa Facebook Ads
Facebook Ads (Facebook Advertising) là dịch vụ quảng cáo của Facebook dành cho các cá nhân, tổ chức muốn quảng bá sản phẩm, dịch vụ của mình trên nền tảng Facebook. Đây là một dạng quảng cáo được trả phí, có thể nhắm đối tượng để hiển thị sản phẩm, chương trình khuyến mãi, ưu đãi đến những đối tượng khách hàng tiềm năng.
2. Cách thức hoạt động của Facebook Ads
Quảng cáo Facebook hoạt động bằng cách nhắm đối tượng mục tiêu theo vị trí, thông tin nhân khẩu học và sở thích. Đối tượng sẽ do bạn lựa chọn thông qua các thao tác khi cài đặt quảng cáo. Sau khi tạo quảng cáo, bạn có thể đặt ngân sách và giá thầu cho mỗi lần khách hàng nhấp (CPC- Cost Per Click) hoặc cho mỗi hàng ngàn lần hiển thị. Đối với quảng cáo Facebook, việc quan trọng nhất là target, bạn phải nhắm mục tiêu quảng cáo thật chuẩn xác, đúng với nhóm khách hàng mục tiêu của mình.
3. Đối tượng nên sử dụng Facebook Ads
– Chuyển đổi tương tác thấp (Low-Friction Conversions): là hình thức quảng cáo được sử dụng để yêu cầu khách hàng thực hiện các tương tác thấp, ví dụ như yêu cầu đăng ký email, truy cập website, truy cập fanpage Facebook,… mà không thúc đẩy trực tiếp việc mua hàng. Hình thức này sẽ khiến khách hàng không cảm thấy bị khó chịu và dễ đồng ý thực hiện hành động nhấn vào quảng cáo hơn.
– Mô hình kinh doanh: bao gồm cả doanh nghiệp lớn và nhỏ muốn xây dựng trang bán hàng chuyên nghiệp, lâu dài trên Facebook. Quảng cáo Facebook sẽ giúp họ tìm kiếm dễ dàng khách hàng mới và tiếp tục đưa thông tin đến khách hàng hiện tại một cách hiệu quả.
4. Cách xác định mục tiêu Facebook Ads
Có 3 yếu tố chính để bạn xác định mục tiêu quảng cáo Facebook, đó là vị trí, độ tuổi và giới tính, sở thích. Tuy nhiên không có một công thức nào cụ thể để giúp bạn lựa chọn chính xác các đặc điểm trong 3 yếu tố này. Để xác định chuẩn xác nhất, bạn cần hiểu rõ đối tượng khách hàng của mình là ai, họ suy nghĩ gì, hành vi online của họ như thế nào.
– Location (vị trí): lựa chọn khu vực mà quảng cáo của bạn có thể tiếp cận đến. Tùy vào địa điểm của cửa hàng, doanh nghiệp mà bạn thiết lập vị trí phù hợp. Ví dụ như cửa hàng của bạn ở quận 3 thì nên thiết lập quảng cáo tại quận 3 và các quận gần đó như quận 1, quận 10.
– Age and gender (độ tuổi và giới tính): tùy vào sản phẩm, dịch vụ mà bạn lựa chọn yếu tố giới tính phù hợp cho chiến dịch quảng cáo Facebook. Ví dụ nếu bạn bán mỹ phẩm thì nên thiết lập quảng cáo cho nữ, còn nếu bạn cung cấp dịch vụ salon cắt tóc nam thì nhắm đối tượng nam.
– Interest (sở thích): việc thiết lập sở thích tùy thuộc vào đối tượng khách hàng của bạn. Bạn cần tìm hiểu thật kỹ để thấu hiểu hành vi, suy nghĩ, mối quan tâm của khách hàng để thiết lập mục này. Các mục sở thích Facebook Ads cho phép bạn lựa chọn là sức khỏe, các mối quan hệ, tài chính, giải trí, thể dục thể thao,…
5. Những lưu ý khi chạy Facebook Ads
Khi chạy Facebook Ads bạn cần lưu ý đến content, không được sử dụng các từ ngữ nhạy cảm, từ ngữ bị cấm, nội dung mang tính phân biệt chủng tộc, nội dung có nhắc đến các thương hiệu nổi tiếng để quảng cáo sản phẩm giả, nhái.
Bên cạnh đó cũng cần lưu ý không dùng hình ảnh có bản quyền, hình ảnh nhạy cảm, bạo lực,… Trong khi chạy quảng cáo Facebook, Vi phạm chính sách quảng cáo, bạn không được chạy nhiều quảng cáo trên một địa chỉ IP, không đúng hạn phí quảng cáo, thường xuyên bật tắt các chiến dịch quảng cáo,..
Xem thêm:
>> Social Media là gì? Vai trò chiến lược Social Media trong Marketing
>> SEO Content là gì? Cách xây dựng và tối ưu SEO Content hiệu quả
>> Seeding là gì? Cách triển khai chiến dịch Seeding đạt hiệu quả
Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Ads, Facebook Ads để có thể áp dụng nó thật tốt trong các chiến dịch truyền thông của mình. Nếu thấy bài viết này hữu ích thì hãy chia sẻ cho nhiều người hơn nhé!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Ads là gì? Facebook Ads là gì? Yếu tố để chạy Ads thành công tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.