Acrylamide là loại chất độc hại có thể gây ung thư nguy hiểm. Cùng tìm hiểu những thực phẩm có chứa chất ung thư này trong bài viết dưới đây nhé!
Acrylamide là một tên gọi xa lạ nhưng lại có trong rất nhiều thực phẩm quen thuộc mà chúng ta thường ăn. Vậy chất acrylamide là gì? Chất gây ung thư này có trong các loại thực phẩm nào mà bạn cần tránh? Cùng tìm hiểu thêm nhiều thông tin khác trong bài viết dưới đây nhé!
Acrylamide là gì?
Acrylamide được phát hiện lần đầu tiên vào năm 2002. Theo FDA Hoa Kỳ, hoạt chất hóa học này được hình thành từ trong các loại thực phẩm mà chúng ta ăn hằng ngày.
Cụ thể, acrylamide được tổng hợp từ đường và axit amin (asparagine) trong môi trường nhiệt độ cao. Chẳng hạn như đồ chiên, đồ nướng hay đồ rán,…
Bên cạnh việc xuất hiện từ thực phẩm, acrylamide còn được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp giấy, nhuộm và xử lý chất thải hoặc xuất hiện trong một số sản phẩm như đồ gia dụng, mỹ phẩm và khói thuốc lá,…
Tác hại của acrylamide
Tăng khả năng ung thư
Các nhà khoa học đã chứng minh rằng acrylamide có thể gây ra bệnh ung thư cho con người nếu bạn tiêu thụ nó với liều lượng cao.
Theo báo cáo của FAO/WHO năm 2002, khi họ sử dụng acrylamide liều lượng cao cho loài gặm nhấm thì chúng bị tăng nguy cơ ung thư ở hệ thần kinh, tuyến vú, tử cung, tuyến giáp,…
Các khuyến cáo từ chuyên gia cho rằng bạn không nên tiêu thụ acrylamide quá 0,5 mg/kg cân nặng/ ngày để đảm bảo sức khỏe.
Ảnh hưởng đến hệ thần kinh
Một nghiên cứu trên tạp chí Journal of Agricultural and Food Chemistry vào năm 2008 cho thấy acrylamide có thể ngăn chặn dẫn truyền xung lực thần kinh. Ảnh hưởng của acrylamide có thể đóng vai trò khá lớn trong việc gây ra bệnh Alzheimer.
Bên cạnh đó, đối với những người làm việc trong môi trường có acrylamide như sản xuất giấy, thuốc nhuộm,… sẽ dễ bị phơi nhiễm acrylamide. Điều này khiến họ bị ảnh hưởng đến thần kinh ngoại biên và thường gây ra tê cứng chân tay.
Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản
Do acrylamide là một chất độc thần kinh có khả năng tích lũy về lâu về dài, acrylamide có thể làm suy giảm khả năng sinh sản.
Bên cạnh đó, acrylamide dễ tan trong nước nên phụ nữ đang mang thai cần phải tránh tiêu thụ những thực phẩm có chứa nhiều acrylamide. Vì lượng nước trong cơ thể phụ nữ mang thai và bào thai là rất lớn, do đó, acrylamide có thể xâm nhập và gây ảnh hưởng đến thai nhi.
Các nhà khoa học khuyến cáo rằng phụ nữ mang thai và trong quá trình cho con bú không tiêu thụ nhiều hơn 20 microgram acrylamide mỗi ngày.
Các thực phẩm chứa nhiều acrylamide nhất
Acrylamide thường được tìm thấy trong các thực phẩm làm từ khoai tây, ngũ cốc và cà phê. Nếu các thực phẩm có nguồn gốc thực vật này được chế biến ở nhiệt độ cao như chiên, rang, nướng, chúng sẽ sản sinh ra rất nhiều acrylamide gây nguy cơ ung thư.
Bên cạnh đó, acrylamide còn thường có trong khói thuốc lá và nguồn nước bị ô nhiễm gần các khu vực sản xuất nhựa, sản xuất giấy hay thuốc nhuộm,…
Cách hạn chế việc tiêu thụ acrylamide
Để hạn chế những tác hại do acrylamide gây ra cho sức khỏe và cơ thể con người, chúng ta nên thực hiện một số biện pháp sau:
Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh
FDA khuyên rằng bạn cần cân bằng khẩu phần ăn bởi tinh bột, rau canh và chất đạm. Bên cạnh đó, bạn nên ăn nhiều trái cây, rau lá, rau củ và ngũ cốc hữu cơ và bổ sung protein có trong thịt, trứng và các loại hạt. Đồng thời, bạn hãy hạn chế ăn chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, muối và đường bổ sung.
Thay đổi phương pháp nấu ăn
Thay vì sử dụng các phương pháp nấu ăn với nhiệt độ cao như chiên, nướng và rán, bạn nên chế biến thực phẩm hằng ngày bằng cách luộc hoặc hấp để đảm bảo dinh dưỡng và sức khỏe của gia đình.
Một số phương pháp khiến thực phẩm sản sinh ít acrylamide
Đối với khoai tây, thực phẩm sản sinh rất nhiều acrylamide khi chế biến, bạn hãy ngâm khoai tây sống trong nước từ 15 đến 30 phút trước khi chiên để hạn chế sự hình thành acrylamide khi nấu.
Ngoài ra, bạn chỉ nên lưu trữ khoai tây ở nơi thông thoáng và mát mẻ, hãy hạn chế để khoai tây vào tủ lạnh để giảm sự sản sinh acrylamide khi chế biến.
Bên cạnh đó, bạn không nên ăn những khoai tây chiên, bánh mì nướng có màu nâu sẫm, bị cháy xém hoặc cháy khét để giảm lượng acrylamide thu nạp vào cơ thể.
Trên đây là những thông tin về acrylamide và những thực phẩm có chứa acrylamide gây nguy cơ ung thư cao. Hy vọng bài viết đã cung cấp thêm cho bạn nhiều thông tin bổ ích nhé!
Nguồn: Chuyên trang Nhịp sống Việt – Báo điện tử Tổ Quốc
Chọn mua các loại trái cây tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn để bổ sung vào thực đơn hằng ngày nhé:
Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn