Cúm A là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa cúm A. Cùng xem ngay bài viết này để được giải đáp thắc mắc.
Tình hình cúm A bùng phát khiến nhiều người lo lắng. Cùng Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn tìm hiểu cúm A là gì, nguyên nhân gây bệnh cũng như cách điều trị, phòng tránh ngay trong bài viết bên dưới.
Cúm A là gì?
Cúm A là một loại bệnh lây nhiễm virus cấp tính về đường hô hấp. Vật chủ tự nhiên của cúm A chính là các loại động vật hoang dã, đặc biệt là chim. Cúm A có tốc độ lây lan rất nhanh, dễ hình thành biến chủng mới và gây ra đại dịch. Thông thường thì cúm A sẽ bùng phát cùng với dịch cúm mùa.
Đây là một loại bệnh rất nghiêm trọng vì nó gây ra nhiều biến chứng về đường hô hấp, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu điều trị chậm trễ, đặc biệt là với những ai có bệnh nền, sức đề kháng yếu, tuổi cao.
Nguyên nhân gây cúm A
Nguyên nhân gây ra bệnh cúm A đó là do sự xâm nhập và phát triển của virus cúm influenza vào tế bào biểu mô đường hô hấp. Cúm A trước đây là một đại dịch rất nghiêm trọng và lấy đi sinh mạng của nhiều người.
Hiện nay tuy đã có biện pháp khống chế như tiêm vaccine, nhưng vẫn có những đợt bùng phát cúm A với mức độ lây lan nhanh.
Virus cúm A lây truyền từ người sang người bằng đường hô hấp. Nguyên nhân chính là do nhiễm virus bắn ra từ người bệnh khi nói chuyện, ho, hắt hơi,… Bệnh cúm A thường bùng phát và lây lan nhanh chóng mỗi khi trời trở lạnh hay biến đổi khí hậu, vì vậy mà bạn cần phải hết sức cẩn thận.
Dấu hiệu nhận biết cúm A
Những dấu hiệu ban đầu của cúm A đó là chảy nước mũi, nghẹt mũi, sốt, hắt xì, ho, ớn lạnh, cơ thể nhức mỏi, viêm họng, đau đầu,… khá giống với triệu chứng cảm lạnh thông thường.
Tuy nhiên khi bệnh trở nặng có thể xuất hiện các triệu chứng như tiêu chảy, đau bụng, tức ngực, khó thở, viêm phổi, viêm tai,… Đặc biệt là với người già, trẻ em và người mắc bệnh nền thì rất dễ dẫn đến biến chứng nghiêm trọng nếu không chữa trị kịp thời.
Những đối tượng dễ mắc cúm A
Bất kỳ ai cũng có thể mắc cúm A, nhưng theo BSCKI. Dương Ngọc Vân – Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC thì dưới đây là những đối tượng dễ mắc bệnh cũng như dễ xuất hiện những triệu chứng nghiêm trọng nhất:
- Trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi có sức đề kháng yếu.
- Người trên 65 tuổi.
- Phụ nữ đang mang thai
- Người bị thừa cân, béo phì
- Người đang bị bệnh, suy giảm hệ miễn dịch
- Người có bệnh lý mãn tính, sức đề kháng kém như bị HIV/AIDS, ung thư, bệnh hen, phổi mãn tính, tim mạch,…
Cách điều trị cúm A
Cúm A bao lâu thì khỏi?
Với một người khỏe mạnh, sức đề kháng tốt thì sẽ khỏi bệnh cúm A sau khoảng 1 tuần. Nếu thời gian bệnh kéo dài lâu hơn, có nhiều triệu chứng nghiêm trọng hơn thì cần đến ngay bệnh viện để được điều trị kịp thời, đặc biệt là với những đối tượng kể trên.
Phương pháp điều trị cúm A
Điều đầu tiên cần làm khi bệnh nhân mắc bệnh đó là cách ly, đồng thời thông báo ngay cho cơ quan y tế tại địa phương.
Sau đó bệnh nhân cúm A cần sử dụng thuốc kháng virus càng sớm càng tốt. Một số loại thuốc kháng virus thường được sử dụng đó là Tamiflu và Zanamivir. Tuy nhiên bạn cần phải được có sự chỉ định và theo dõi từ bác sĩ khi sử dụng.
Trong trường hợp bệnh nhân sốt quá cao, thân nhiệt trên 39 độ C thì có thể cho bệnh nhân uống thuốc hạ sốt paracetamol. Tuy nhiên không được cho người bệnh dùng thuốc hạ sốt nhóm salicylate như aspirin.
Ngoài ra chế độ ăn uống và sinh hoạt cũng vô cùng quan trọng trong quá trình điều trị bệnh. Bệnh nhân cần ăn uống đủ chất, sinh hoạt lành mạnh để nâng cao sức đề kháng và giúp cơ thể mau hồi phục.
Những trường hợp xuất hiện biến chứng suy hô hấp cần liên hệ bác sĩ để được can thiệp kịp thời.
Cách phòng ngừa cúm A
Đầu tiên bạn cần xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh, tăng cường sức khỏe bằng cách luyện tập thể dục thể thao. Ngoài ra nên bổ sung cho cơ thể các chất dinh dưỡng cần thiết, đặc biệt là vitamin thông qua các loại rau củ, trái cây.
Đừng quên đeo khẩu trang khi đến nơi đông người, thường xuyên rửa tay để giữ vệ sinh, ngăn ngừa lây bệnh. Bên cạnh đó tiêm vắc xin ngừa virus cúm hằng năm cũng là một phần quan trọng không thể thiếu.
Tiêm ngừa cúm được khuyến cáo dành cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, vắc xin có thể giúp ngừa 3 – 4 loại virus cúm trong năm.
Trên đây là những thông tin về cúm A cũng như cách điều trị, phòng ngừa mà Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng bạn sẽ thấy những thông tin này hữu ích.
Nguồn: Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC
Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn