Ngoài bao cao su ra thì chúng ta có thể dùng PEP để phòng ngừa HIV. Cùng tìm hiểu PEP là gì và quy trình sử dụng thuốc PEP dự phòng sau phơi nhiễm HIV nhé!
Việc phòng ngừa HIV khi quan hệ tình dục luôn được chú trọng, tuy nhiên nếu trong trường hợp quan hệ không dùng bao cao su thì có cách nào bảo vệ chúng ta khỏi bị lây nhiễm HIV?
Hãy cùng Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn tìm hiểu về thuốc dự phòng HIV phổ biến hiện nay là PEP cũng như cách dùng, tác dụng và có lưu ý gì khi sử dụng PEP qua bài viết sau đây.
Thuốc PEP là gì?
Thuốc PEP (viết tắt của Post-Exposure Prophylaxis), đây là dạng thuốc dùng phòng ngừa sau khi tiếp xúc hay quan hệ tình dục không an toàn, thuốc PEP sẽ giúp bệnh nhân ngăn chặn virus HIV xâm nhập, giảm thiểu quá trình tăng nhiễm và lây lan của virus trong cơ thể, kèm tăng sức đề kháng chống lại các tác nhân bên ngoài.
Để sử dụng PEP hiệu quả, người có khả năng phơi nhiễm nên dùng trong 72 giờ (3 ngày), tốt nhất uống trong 24 giờ, càng sớm càng tốt để bảo vệ cơ thể.
Tuy nhiên, PEP chỉ sử dụng trong trường hợp khẩn cấp, nếu bạn hay quan hệ tình dục không an toàn nhiều lần hay với những người có nguy cơ phơi nhiễm với HIV thường xuyên (chẳng hạn quan hệ tình dục không an toàn với người dương tính với HIV) thì nên đến cơ sở y tế, thăm khám y tế cộng cộng để đăng ký dùng thuốc PREP để dự phòng trước phơi nhiễm.
Đối tượng nào nên sử dụng PEP?
Nếu bạn nằm trong những đối tượng sau đây thì càng nhanh càng tốt đi đến các cơ sở y tế hay trung tâm tham vấn cộng đồng để bác sĩ tư vấn sử dụng thuốc PEP.
- Những ai quan hệ tình dục không an toàn, nghi ngờ bạn tình nhiễm HIV, đặc biệt là những đối tượng thuộc cộng đồng LGBT+.
- Sử dụng chung kim tiêm, dao cạo râu,…hay đồ dùng với những ai bị nhiễm HIV.
- Bị xâm hại tình dục.
Hướng dẫn quy trình sử dụng thuốc PEP
Đối với những ai phơi nhiễm HIV do nghề nghiệp
- Xử lý vết thương bằng xà phòng và nước sạch hay dùng dung dịch NaCl 0.9% tùy trường hợp, tuyệt đối không nặn bóp vết thương.
- Báo cáo người phụ trách tại cơ quan để lập biên bản phơi nhiễm do nghề nghiệp, sau đó đánh giá nguy cơ phơi nhiễm dựa mức độ tổn thương, diện tích tiếp xúc để xác định tình trạng nhiễm HIV của nguồn lây.
- Kế đó sẽ xét nghiệm để xác định tình trạng nhiễm HIV của người bị phơi nhiễm, cùng tư vấn cho người bị phơi nhiễm cách sử dụng, tác dụng phụ khi dùng thuốc PEP.
- Sau cùng, kê đơn thuốc điều trị dự phòng sau phơi nhiễm theo phác đồ 28 ngày.
Đối với những ai phơi nhiễm HIV ngoài môi trường nghề nghiệp
- Đầu tiên, bác sĩ sẽ đánh giá phơi nhiễm, tiến hành xét nghiệm HIV và các xét nghiệm tương ứng khác như viêm gan siêu vi B, C, thận,..
- Nếu kết quả xét nghiệm âm tính và các xét nghiệm khác đều bình thường thì bệnh nhân sẽ được dùng thuốc PEP theo phác đồ 28 ngày, ngừng thuốc khi xét nghiệm lần kế âm tính với HIV.
- Ngược lại, nếu bệnh nhân dương tính thì bệnh nhân sẽ nhận phác đồ điều trị bằng thuốc ARV.
Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc PEP
Hầu hết các bệnh nhân khi dùng thuốc PEP sẽ gặp các tác dụng phụ, tùy vào trường hợp triệu chứng có thể nhẹ hoặc nặng như:
- Buồn nôn, ói nữa, đau đầu, chóng mặt, phát ban, nổi mẩn ngứa, mụn lưng,…nếu mắc hội chứng Stevens Johnson thì ngưng thuốc đến ngay bệnh viện khi có thành phần ZDV, ABC, TDF, IDV, SQV, LPV và RTV.
- Tiêu chảy, rối loạn giấc ngủ, mệt mỏi khi có các thành phần như 3TC, ABC, EFV, NVP hoặc LPV.
- Khả năng làm tăng men gan, do thành phần Nevirapine (NVP) hoặc Zidovudine (ZDV) có trong thuốc.
Những lưu ý khi uống thuốc PEP
Theo Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh thông tin trên trang Hellobacsi.com để sử dụng thuốc PEP hiệu quả, bệnh nhân cần lưu ý một số điều sau:
- Tránh để bụng đói hoặc quá no khi uống thuốc, nên uống thuốc trước 1 – 2 giờ trước khi ăn.
- Hạn chế ăn đồ có nhiều dầu mỡ, chất béo, sữa chua do nó làm giảm tác dụng của thuốc.
- Nên uống nhiều nước, uống nước cam, vitamin.
Thuốc PEP giá bao nhiêu? Mua thuốc PEP ở đâu?
Thuốc PEP hiện nay được bán rộng rãi ở các cơ sở y tế, bệnh viện Trung ương, trung tâm tham vấn cộng đồng, các phòng khám chuyên điều trị và phòng chống phơi nhiễm HIV hoặc tại hệ thống nhà thuốc lớn với mức giá khoảng 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng/hộp (tùy hãng sản xuất, mức giá này dành cho những ai tự điều trị, không theo phác đồ do bộ y tế cấp)
Tuy nhiên, hiện tại việc điều trị trường hợp phơi nhiễm HIV đang được miễn phí nên nếu để tránh trường hợp thuốc giả hay giá quá cao thì tốt nhất bạn nên đăng ký thăm khám cơ sở y tế như kể trên để thừa hưởng quyền lợi.
Bên trên là những thông tin liên quan đến thuốc PEP và những lưu ý, quy trình sử dụng thuốc PEP đúng cách và hợp lý. Mong qua bài viết trên các bạn có thêm nhiều điều bổ ích và thú vi.
Nguồn: Chuyên trang sức khỏe Hellobacsi
Chọn mua khẩu trang tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn để bảo vệ sức khỏe bản thân nhé:
Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn