Bệnh loạn thị là tật khúc xạ thường thấy ở những người lớn tuổi. Vậy loạn thị là gì, cũng như nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng tránh loạn thị thế nào, cùng tìm hiểu nhé!
Loạn thị là một trong những bệnh về thị giác có thể xuất hiện ở trẻ nhỏ và cả người trưởng thành. Cùng Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn tìm hiểu về những thông tin liên quan về căn bệnh này qua bài viết sau đây.
Loạn thị là gì?
Loạn thị là một trong những tật khúc xạ mắt thường gặp, hiện tượng thường xuất hiện của bệnh lý này là hình ảnh mà khi nhìn vào mắt thấy bị mờ.
Do tia hình ảnh được phản xạ đi qua giác mạc và thủy tinh thể không được hội tụ tại một điểm trên võng mạc, mà hội tụ tại nhiều điểm trên võng mạc, làm cho tín hiệu hình ảnh được truyền lên não thông qua hệ thần kinh thị giác bị thay đổi và ảnh hưởng hình ảnh tạo ra.
Triệu chứng bệnh loạn thị
Những triệu chứng dễ nhìn thấy nhất ở người bị loạn thị gồm:
- Hình ảnh khi nhìn thấy nhòe, méo mó, mắt bị mờ
- Tầm nhìn vào một vật sẽ thấy có hai hay ba bóng mờ
- Mỏi mắt, nhìn kém ở mọi khoảng cách.
- Một số dấu hiệu kèm theo khác như chảy nước mắt, đau đầu, đau cổ, đau vai gáy,… cũng có thể xảy ra.
Nguyên nhân gây loạn thị
Loạn thị thường xảy ra chủ yếu do độ cong của giác mạc bị thay đổi. Bình thường khi ánh sáng đi qua giác mạc đi vào trong mắt sẽ hội tụ tại một điểm, giúp chúng ta nhìn thấy rõ hình ảnh sự vật.
Tuy nhiên, khi giác mạc không giữ được độ cong hoàn hảo mà bị biến dạng thì tia sáng đi vào mắt sẽ bị tán thành nhiều điểm khác nhau (có thể ở phía trước hay phía sau võng mạc) gây ra loạn thị.
Ngoài ra, loạn thị còn có thể xảy ra khi thủy tinh thể bị bất thường, loạn thị có nguy cơ cao ở những đối tượng như:
- Tiền sử gia đình có người loạn thị, nhất là cả ba lẫn mẹ đều bị thì con cái khả năng bị loạn thị khá cao.
- Bị cận thị, viễn thị nặng hay có tiền sử phẫu thuật mắt.
- Do giác mạc hay thủy tinh thể bị thoái hóa bởi tuổi tác, thường người cao tuổi sẽ dễ bị hơn.
Những phương pháp điều trị bệnh loạn thị
Cách trị bệnh loạn thị có thể không cần điều trị với trường hợp nhẹ, tuy nhiên nếu bị nặng thì cần phải áp dụng nhiều biện pháp điều trị để tránh bệnh diễn biến phức tạp, gây ảnh hưởng nặng đến thị lực, thường sẽ có các biện pháp điều trị sau:
Sử dụng kính thuốc: Đa số các trường hợp bị loạn thị sẽ được điều chỉnh bằng kính thuốc, tuy nhiên bệnh nhân phải tìm hiểu, đến gặp bác sĩ chuyên khoa để tư vấn loại kính phù hợp với mức độ yêu cầu.
Tiến hành phẫu thuật: Nếu bị loạn thị nặng khi dùng kính thuốc không hiệu quả, bệnh nhân phải tiến hành phẫu thuật bằng cách dùng dao vi phẫu hay tia laser để định hình lại giác mạc vĩnh viễn.
Có thể kể đến các dạng phẫu thuật loạn thị thường thấy như thay đổi khúc xạ định hình nhu mô giác mạc (LASIK), thay đổi khúc xạ cắt bỏ biểu mô giác mạc (PRK), thay đổi khúc xạ định hình giác mạc vạt dưới biểu mô (LASEK).
Dùng kính áp tròng Ortho-K (Orthokeratology): Là cách điều trị loạn thị bằng kính áp tròng cứng, được thiết kế đặc biệt để khi đeo vào ban đêm sẽ thay đổi tạm thời hình dáng của giác mạc khi ngủ, giúp mắt có thể nhìn rõ vào cả ngày hôm sau.
Cách phòng ngừa loạn thị
Trừ trường hợp bị loạn thị do di truyền thì các bạn vẫn có thể phòng ngừa loạn thị bằng cách:
- Làm việc nơi ánh sáng đầy đủ, tránh nơi quá tối, đeo kính bảo vệ mắt khi làm việc nguồn sáng mạnh và chói.
- Dành thời gian thư giãn cho mắt khi làm việc trước máy tính, đọc sách, làm những công việc cần sự tỉ mỉ, chăm chú.
- Sinh hoạt và ăn uống di dưỡng hợp lý, bổ sung vitamin A cho cơ thể để nuôi dưỡng đôi mắt khỏe mạnh.
- Tránh các tổn thương ổ mắt có thể xảy ra cũng như điều trị sớm các tật về mắt nếu có để tránh bệnh diễn biến nặng.
Bên trên là những thông tin liên quan đến tật loạn thị, mong qua bài viết trên các bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích và thú vị.
Nguồn: Bệnh viện Mắt Sài Gòn
Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn