Bạn đang xem bài viết Viết: Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc (Ôn tập) – Tiếng Việt 5 Cánh diều Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều tập 1 Bài 9 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Viết: Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc (Ôn tập) giúp các em học sinh lớp 5 nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong SGK Tiếng Việt 5 tập 1 Cánh diều trang 122. Qua đó, giúp các em viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về sự việc trong bài đọc Người chăn dê và hàng xóm, Chuyện nhỏ trong lớp học.
Đồng thời, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc (Ôn tập) của Bài 9: Vì cuộc sống yên bình – Chủ điểm Cộng đồng theo chương trình mới cho học sinh của mình. Mời thầy cô và các em theo dõi bài viết dưới đây của Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn để chuẩn bị thật tốt cho tiết học.
Soạn Tiếng Việt 5 tập 1 Cánh diều trang 122
Câu 1
Chọn 1 trong 2 để sau:
a) Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của em về sự việc trong bài đọc Người chăn dê và hàng xóm (trang 108 – 109).
b) Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của em về sự việc trong bài đọc Chuyện nhỏ trong lớp học (trang 112 – 113).
Gợi ý:
– Em sẽ giới thiệu sự việc như thế nào ở câu mở đoạn?
– Ở phần thân đoạn, em sẽ bày tỏ tình cảm, cảm xúc của mình về những chi tiết, hình ảnh nổi bật nào?
– Câu kết đoạn sẽ khẳng định lại tình cảm, cảm xúc của em hay sẽ liên hệ với thực tế?
Trả lời:
a) Người chăn dê và hàng xóm
Trong câu chuyện “Người chăn dê và hàng xóm” chi tiết mà em thích nhất cũng như gây ấn tượng nhất đối với em đó là việc người nông dân mang ba con dê con sang nhà tặng cho ba người con của người hàng xóm. Việc làm đó vừa giống như một lời làm lành, cũng là một cách để nhắc nhở người hàng xóm phải trông chừng những con chó của ông ấy hơn khi những đứa con của người hàng xóm rất thích những chú dê nhỏ. Và hành động đó của người chăn dê vừa khôn khéo để nhắc nhở người hàng xóm lại vẫn giữ được hoà khí của cả hai bên. Thông qua sự việc trong bài đọc em nhận thấy rằng cách xử lý giải quyết tình huống xảy ra trong câu chuyện là vô cùng hợp lý. Sau khi có sự việc đó xảy ra thì tình cảm giữa hai người hàng xóm lại càng trở nên thân thiết hơn. Em rất thích cách xử lí của người chăn dê trong câu chuyện trên, một cách xử lí khôn khéo và đầy thông minh.
>> Tham khảo: Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về sự việc trong bài Người chăn dê và hàng xóm
b) Chuyện nhỏ trong lớp
Trong câu chuyện “Chuyện nhỏ trong lớp” đã xảy ra việc bạn San-đrô trêu I-li-cô về bộ tóc mới của cậu ấy và khiến I-li-cô bật khóc. Em cảm thấy rất thích thú về cách xử lý của thầy giáo trong bài đọc, trước khi thầy phân xử đúng sai thì thầy đã an ủi I-li-cô bằng những câu hỏi thăm và khen ngợi giúp cho cậu bé trở nên mình tĩnh hơn và bớt tự ti hơn về kiểu tóc mới của mình. Sau đó trong giờ học, thầy giáo đã nhẹ nhàng đến bên San-đrô khen ngợi cậu bé về bài làm đúng, và nhẹ nhàng nhắc nhở San-đrô về việc làm của cậu khi sáng với I-li-cô và khuyên cậu nên xin lỗi bạn. Đồng thời, thầy giáo cũng đến bên I-li-cô và nói với cậu bé về việc nên tha thứ cho bạn khi nhận được lời xin lỗi. Cách xử lý mâu thuẫn của thầy giáo rất tinh ý và hợp lí, thay vì trách phạt San-đrô trước mặt I-li-cô cùng các bạn học sinh khác thì thầy chỉ nhắc nhở San-đrô một cách nhẹ nhàng như vậy sẽ không khiến cậu bé cảm thấy xấu hổ khi nhận ra mình đã làm sai.
>> Tham khảo: Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về sự việc trong bài Chuyện nhỏ trong lớp học
Câu 2
Giới thiệu và bình chọn đoạn văn hay.
Trả lời:
Em và các bạn trong lớp cùng nhau giới thiệu và bình chọn những đoạn văn hay.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Viết: Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc (Ôn tập) – Tiếng Việt 5 Cánh diều Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều tập 1 Bài 9 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.