Bạn đang xem bài viết Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Việt 3 sách Chân trời sáng tạo Ôn thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 năm 2024 – 2025 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Đề cương học kì 1 môn Tiếng Việt 3 sách Chân trời sáng tạo năm 2024 – 2025 mang tới các câu hỏi ôn tập học kì 1, giúp thầy cô tham khảo để giao đề cương ôn thi học kì 1cho học sinh của mình.
Đề cương ôn thi học kì 1 mônTiếng Việt lớp 3 CTST hệ thống lại những câu hỏi lý thuyết trọng tâm, cùng các dạng bài tập, giúp các em nắm chắc kiến thức, ôn thi học kì 1 năm 2024 – 2025 hiệu quả. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm đề cương môn Toán. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn:
1. Nội dung ôn tập học kì 1 môn Tiếng Việt 3
UBND QUẬN……
TRƯỜNG TIỂU HỌC…….
NỘI DUNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ I MÔN TIẾNG VIỆT
KHỐI 3 – NĂM HỌC 2024 – 2025
1. Đọc
a. Đọc thành tiếng: Đọc và trả lời câu hỏi các bài tập đọc đã học từ tuần 1 đến tuần 17.
(Lưu ý đọc thành tiếng văn bản ngoài các bài đã học trong sách giáo khoa Chân trời sáng tạo. Học sinh đọc trôi chảy, rành mạch – khoảng 70-75 tiếng trong 1 phút, ngắt nghỉ dấu câu hợp lí và trả lời được các câu hỏi trong bài đọc)
b. Đọc hiểu: Độ dài của văn bản truyện khoảng 200 – 230 chữ, bài miêu tả khoảng 180 – 190 chữ, thơ khoảng 80 – 90 chữ, văn bản thông tin khoảng 120 -125 chữ. Hiểu ý chính của đoạn văn của bài, trả lời được câu hỏi về nội dung bài.
(Lưu ý đọc hiểu văn bản ngoài các bài đã học trong sách giáo khoa Chân trời sáng tạo.)
2. Viết
Nghe viết đúng bài chính tả khoảng 60 – 65 chữ trong thời gian 15 phút, trình bày đúng hình thức văn xuôi hoặc bài thơ.
(Lưu ý đoạn viết chính tả không nằm trong các bài tập đọc đã học trong sách giáo khoa Chân trời sáng tạo.)
3. Luyện từ và câu
- Nhận biết được biện pháp so sánh trong bài đọc.
- Điền đúng các dấu câu: dấu chấm, dấu hỏi chấm, dấu gạch ngang.
- Từ ngữ chỉ sự vật, đặc điểm, hoạt động.
- Tìm được những từ ngữ thuộc các chủ đề đã học.
- Đặt được câu với các từ ngữ cho trước.
- Nhận biết được từ có nghĩa giống nhau, từ có nghĩa trái ngược nhau.
4. Viết sáng tạo
- Viết đoạn văn (từ 6 đến 8 câu) tả một đồ học tập của em.
- Viết đoạn văn (từ 6 đến 8 câu) kể tình cảm của em đối với thầy cô.
- Viết được bức thư ngắn cho người thân hay bạn bè.
2. Đề ôn tập học kì 1 môn Tiếng Việt 3
2.1. Đề ôn 1
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)
– GV cho học sinh bắt thăm đọc một đoạn văn bản trong các phiếu đọc. Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS.
– Dựa vào nội dung bài đọc, GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời.
II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)
Đọc đoạn văn sau:
AI ĐÁNG KHEN NHIỀU HƠN?
Ngày nghỉ, thỏ Mẹ bảo hai con:
– Thỏ Anh lên rừng kiếm cho mẹ mười chiếc nấm hương, Thỏ Em ra đồng cỏ hái giúp mẹ mười bông hoa thật đẹp!
Thỏ Em chạy tới đồng cỏ, hái được mười bông hoa đẹp về khoe với mẹ. Thỏ Mẹ nhìn con âu yếm, hỏi:
– Trên đường đi, con có gặp ai không?
– Con thấy bé Sóc đứng khóc bên gốc ổi, mẹ ạ.
– Con có hỏi vì sao Sóc khóc không?
– Không ạ. Con vội về vì sợ mẹ mong.
Lát sau, Thỏ Anh về, giỏ đầy nấm hương. Thỏ Mẹ hỏi vì sao đi lâu thế, Thỏ Anh thưa:
– Con giúp cô Gà Mơ tìm Gà Nhép bị lạc nên về muộn, mẹ ạ.
Thỏ Mẹ mỉm cười, nói:
– Các con đều đáng khen vì biết vâng lời mẹ. Thỏ Em nghĩ đến mẹ là đúng, song Thỏ Anh còn biết nghĩ đến người khác nên đáng khen nhiều hơn!
(Theo Phong Thu)
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
Câu 1: Ngày nghỉ, Thỏ Mẹ bảo hai con làm việc gì giúp mẹ ? (0,5 điểm)
A. Thỏ Anh lên rừng hái hoa; Thỏ Em ra đồng kiếm nấm hương
B. Thỏ Em kiếm mười chiếc nấm hương; Thỏ Anh hái mười bông hoa.
C. Thỏ Anh kiếm mười chiếc nấm hương; Thỏ Em hái mười bông hoa.
Câu 2: Thỏ em làm gì khi đến đồng cỏ? (0,5 điểm)
A. Chạy nhảy tung tăng trên đồng cỏ.
B. Hái những bông hoa đẹp nhất.
C. Hái được mười bông hoa đẹp nhất.
Câu 3: Vì Sao Thỏ Anh đi hái nấm về muộn hơn Thỏ em? (0,5 điểm)
A. Vì Thỏ Anh đi đường xa hơn.
B. Vì Thỏ Anh bị lạc đường.
C. Vì Thỏ Anh giúp cô Gà Mơ tìm Gà Nhép bị lạc.
Câu 4: Vì sao Thỏ Mẹ nói Thỏ Anh đáng khen nhiều hơn? (0,5 điểm)
A. Vì Thỏ Anh biết vâng lời mẹ.
B. Vì Thỏ Anh biết vâng lời mẹ và còn biết nghĩ đến người khác.
C. Vì Thỏ Anh hái được nhiều nấm hương.
Câu 5: Theo em, nếu Thỏ Em làm thêm việc gì nữa thì cũng sẽ được khen như Thỏ Anh? (1 điểm)
Theo em, nếu Thỏ Em làm thêm việc…………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
Câu 6: Nhập vai Thỏ Anh: Em hãy viết lời cảm ơn gửi đến Thỏ mẹ sau lời khen về việc làm của mình. (1 điểm)
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
Câu 7: Dấu gạch ngang ở các câu trong đoạn văn được dùng để làm gì? (0.5điểm)
Công dụng dấu gạch ngang:…………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………….
Câu 8: Điền từ ngữ chỉ đặc điểm thích hợp với các hình ảnh trong bài sau: (0,5 điểm)
Giọt mưa: …………………………………………………………………………………….
Bầu trời: ………………………………………………………………………………………
Câu 9: Đặt một câu có sử dụng từ ngữ ở câu 8. (1 điểm)
……………………………………………………………………………………………………
B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT : (10 điểm)
1. Nghe – viết (4 điểm)
Cánh rừng trong nắng
Khi nắng đã nhạt màu trên những vòm cây, chúng tôi ra về trong tiếc nuối. Trên đường, ông kể về những cánh rừng thuở xưa. Biết bao cảnh sắc hiện ra trước mắt chúng tôi: bày vượn tinh nghịch đánh đu trên cành cao, đàn hươu nai xinh đẹp và hiền lành rủ nhau ra suối, những vạt cỏ đẫm sương long lanh trong nắng.
(Vũ Hùng)
2. Luyện tập (6 điểm)
Viết đoạn văn ngắn nêu tình cảm của em với thầy cô giáo hoặc một người bạn
Đáp án:
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
Câu 1: (0,5 điểm)
C. Thỏ Anh kiếm mười chiếc nấm hương; Thỏ Em hái mười bông hoa.
Câu 2: (0,5 điểm)
C. Hai được mười bông hoa đẹp nhất.
Câu 3: (0,5 điểm)
C. Vì Thỏ Anh giúp cô Gà Mơ tìm Gà Nhép bị lạc.
Câu 4: (0,5 điểm)
B. Vì Thỏ Anh biết vâng lời mẹ và còn biết nghĩ đến người khác.
Câu 5: (1 điểm)
Theo em, nếu Thỏ Em làm thêm việc: hỏi bé Sóc vì sao lại khóc để có thể giúp đỡ được cho Sóc thì cũng sẽ được khen như Thỏ Anh.
Câu 6: (1 điểm)
Ví dụ: Con cảm ơn mẹ ạ, con sẽ tiếp tục phát huy ạ!, Con cảm ơn mẹ đã dành lời khen cho con ạ!,…
Câu 7: (0.5 điểm)
Công dụng dấu gạch ngang: đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật.
Câu 8: (0.5 điểm)
Câu 9: (1 điểm)
Ví dụ: Mẹ đi làm từ sáng sớm, Bạn Lan thật xinh đẹp và dịu dàng,…
B. KIỂM TRA VIẾT : (10 điểm)
1. Chính tả (4 điểm)
– Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ (0,5 điểm):
● 0,5 điểm: viết đúng kiểu chữ thường và cỡ nhỏ.
● 0,25 điểm: viết chưa đúng kiểu chữ hoặc không đúng cỡ chữ nhỏ.
– Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu (3 điểm):
● Viết đúng chính tả, đủ, đúng dấu: 3 điểm
● 2 điểm: nếu có 0 – 4 lỗi;
● Tùy từng mức độ sai để trừ dần điểm.
– Trình bày (0,5 điểm):
● 0,5 điểm: nếu trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng.
● 0,25 điểm: nếu trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ.
2. Luyện tập (6 điểm)
Cô giáo đã dạy em năm lớp 2 là cô Thảo. Cô có mái tóc dài ngang lưng và khuôn mặt rất xinh đẹp. Cô luôn ân cần, dịu dàng và quan tâm đến chúng em. Trong mỗi giờ học, em luôn cảm thấy thích thú bởi lời giảng của cô. Có một lần bố mẹ em chưa kịp đến đón khi tan học, cô Thảo đã chở em về nhà. Mặc dù đã không học cô nữa nhưng em vẫn rất yêu quý cô Thảo. Em sẽ luôn nhớ đến người cô giáo đón em vào lớp 2.
2.2. Đề ôn 2
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)
- GV cho học sinh bắt thăm đọc một đoạn văn bản trong các phiếu đọc. Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS.
- Dựa vào nội dung bài đọc, GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời.
II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)
Đọc đoạn văn sau:
NHÀ RÔNG
Đến Tây Nguyên, từ xa nhìn vào các buôn làng, ta dễ nhận ra ngôi nhà rông có đôi mái dựng đứng, vươn cao lên trời như một cái lưỡi rìu lật ngược. Nước mưa đổ xuống chảy xuôi tuồn tuột. Buôn làng nào có mái rông càng cao, nhà càng to, hẳn là nơi đó dân đông, làm ăn được mùa, cuộc sống no ấm.
Nhà rông là nơi thờ cúng chung, hội họp chung, tiếp khách chung, vui chung của tất cả dân làng. Kiến trúc bên trong nhà rông khá đặc biệt: nhà trống rỗng, chẳng vướng víu một cây cột nào, có nhiều bếp lửa luôn đượm khói, có nơi dành để chiêng trống, nông cụ,…Đêm đêm, bên bếp lửa bập bùng, các cụ già kể lại cho con cháu nghe biết bao kỉ niệm vui buồn ngôi nhà rông đã từng chứng kiến. Vì vậy, nhà rông đối với tuổi trẻ Tây Nguyên thân thương như cái tổ chim êm ấm.
Người Tây Nguyên nào cũng yêu thích nhà rông, ngôi nhà chung có sự góp sức xây dựng của tất cả mọi người.
(Theo Ay Dun và Lê Tấn)
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
Câu 1:Đặc điểm nổi bật về hình dạng của nhà rông ở Tây Nguyên là gì? (0,5 điểm)
A. Có đôi mái dựng đứng, vươn cao lên trời và thẳng tuột xuống hai bên.
B. Có đôi mái dựng xòe sang hai bên, cong cong như con tôm.
C. Có đôi mái dựng đứng, vươn cao lên trời như cái lưỡi rìu lật ngược.
Câu 2:Buôn làng có mái nhà rông cao, to mang ý nghĩa gì? (0,5 điểm)
A. Dân làng làm ăn được mùa, cuộc sống ấm no.
B. Dân làng tránh được những điều xui rủi, cuộc sống ấm no.
C. Buôn làng đó sẽ được thần linh phù trợ.
Câu 3: Những thông tin sau được nêu ở đoạn văn nào? Nối đúng: (0,5 điểm)
a) Tình cảm của người dân Tây Nguyên đối với nhà rông
b) Hình dạng bên ngoài của nhà rông
c) Kiến trúc bên trong và những sinh hoạt cộng đồng ở nhà rông
1) Đoạn 1
2) Đoạn 2
3) Đoạn 3
Câu 4:Vì sao người dân Tây Nguyên yêu thích nhà rông? (0,5 điểm)
A. Vì nhà rông là ngôi nhà chung, nơi đây có sự góp sức xây dựng của tất cả mọi người trong buôn làng.
B. Vì nhà rông có kiến trúc đặc biệt do chính người trong buôn làng xây nên.
C. Vì nhà rông là nơi sinh sống và làm việc của tất cả mọi người trong buôn làng.
Câu 5:Hình ảnh nào miêu tả kiến trúc bên trong nhà rông? (1 điểm)
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
Câu 6:Bài đọc giúp em biết thêm những thông tin gì về nhà rông? (1 điểm)
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
Câu 7:Từ ngữ in đậm trong câu “Đêm đêm, bên bếp lửa bập bùng, các cụ già kể lại cho con cháu nghe biết bao kỉ niệm vui buồn ngôi nhà rông đã từng chứng kiến.” trả lời cho câu hỏi nào? (0,5 điểm)
A. Khi nào?
B. Ở đâu?
C. Vì sao?
Câu 8:Chỉ ra sự vật được so sánh và từ ngữ dùng để so sánh trong câu văn sau: (0,5 điểm)
Nhà rông đối với tuổi trẻ Tây Nguyên thân thương như cái tổ chim êm ấm.
– Sự vật được so sánh:…………………………………………………………………..
– Từ ngữ dùng để so sánh:……………………………………………………………..
Câu 9:Đặt dấu câu thích hợp trong câu dưới đây: (1 điểm)
Nhà Rông là ngôi nhà cộng đồng nơi tụ họp trao đổi thảo luận của dân làng trong các buôn làng trên Tây Nguyên.
B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
1. Nghe – viết (4 điểm)
Mặt trời sau mưa
Ngủ trốn mưa mấy hôm
Bữa nay dậy sớm thế?
Tròn như chiếc mâm cơm
Chui lên từ ngấn bể.
Mặt trời phơi giúp mẹ
Hạt múa thêm mẩy mẩy tròn
Mặt trời hồng giúp con
Sạch sẽ đường tới lớp.
2. Luyện tập (6 điểm)
Viết đoạn văn ngắn (5 – 7 câu) tả một món đồ chơi em yêu thích, trong đoạn văn có hình ảnh so sánh.
Gợi ý:
- Giới thiệu về món đồ chơi.
- Miêu tả vài nét về món đồ chơi: (hình dáng, kích thước, màu sắc,..)
- Cảm nhận của em về món đồ chơi đó.
ĐÁP ÁN
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
Câu 1: (0,5 điểm)
C. Có đôi mái dựng đứng, vươn cao lên trời như cái lưỡi rìu lật ngược.
Câu 2: (0,5 điểm)
A.Dân làng làm ăn được mùa, cuộc sống ấm no.
Câu 3: (0,5 điểm)
a – 3; b – 1; c – 2
Câu 4: (0,5 điểm)
A. Vì nhà rông là ngôi nhà chung, nơi đây có sự góp sức xây dựng của tất cả mọi người trong buôn làng.
Câu 5: (1 điểm)
Kiến trúc nhà rông: nhà trống rỗng, không vướng víu cây cột nào, có nhiều bếp lửa đượm khói, có nơi dành để chiêng trống và nông cụ.
Câu 6: (1 điểm)
Bài đọc giúp em biết thêm thông tin về kiến trúc nhà rông, những sinh hoạt cộng đồng và tình cảm của người dân Tây Nguyên đối với nhà rông.
Câu 7: (0,5 điểm)
B. Ở đâu
Câu 8: (0,5 điểm)
- Sự vật được so sánh: nhà rông
- Từ ngữ dùng để so sánh: cái tổ chim êm ấm.
Câu 9: (1 điểm)
Nhà Rông là ngôi nhà cộng đồng: nơi thờ cúng, nơi tụ họp trao đổi, thảo luận của dân làng trong các buôn làng trên Tây Nguyên.
B. KIỂM TRA VIẾT: (10 ĐIỂM)
1. Chính tả (4 điểm)
– Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ (0,5 điểm):
- 0,5 điểm: viết đúng kiểu chữ thường và cỡ nhỏ.
- 0,25 điểm: viết chưa đúng kiểu chữ hoặc không đúng cỡ chữ nhỏ.
– Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu (3 điểm):
- Viết đúng chính tả, đủ, đúng dấu: 3 điểm
- 2 điểm: nếu có 0 – 4 lỗi;
- Tùy từng mức độ sai để trừ dần điểm.
– Trình bày (0,5 điểm):
- 0,5 điểm: nếu trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng.
- 0,25 điểm: nếu trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ.
2. Luyện tập (6 điểm)
- Trình bày dưới dạng đoạn văn từ 5 câu trở lên, tả một món đồ chơi em yêu thích, trong đoạn văn có sử dụng biện pháp so sánh, câu văn viết đủ ý, có sử dụng từ ngữ về tình cảm gia đình, trình bày bài sạch đẹp, rõ ràng: 6 điểm.
- Tùy từng mức độ bài viết trừ dần điểm nếu bài viết không đủ ý, trình bài xấu, không đúng nội dung yêu cầu.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Việt 3 sách Chân trời sáng tạo Ôn thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 năm 2024 – 2025 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.