Bạn đang xem bài viết Phân tích bài thơ Ngưỡng cửa của Vũ Quần Phương Những bài văn hay lớp 11 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Phân tích bài thơ Ngưỡng cửa của Vũ Quần Phương mang đến gợi ý cách viết chi tiết kèm theo bài văn mẫu cực hay. Qua đó giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý học tập, củng cố kỹ năng viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ hay.
Bài thơ Ngưỡng cửa của nhà thơ Vũ Quần Phương với rất nhiều thi vị và ý nghĩa sâu sắc đã chạm đến tâm hồn của mỗi chúng ta. Vậy sau đây là gợi ý cách viết và bài văn mẫu phân tích Ngưỡng cửa cực hay mời các bạn theo dõi. Bên cạnh đó các bạn xem thêm phân tích bài thơ Lời ru của mẹ.
Bài thơ Ngưỡng cửa
“Nơi này ai cũng quen
Ngay từ thời tấm bé
Khi tay bà, tay mẹ
Còn dắt vòng đi men.
Nơi bố mẹ ngày đêm
Lúc nào qua cũng vội.
Nơi bạn bè chạy tới
Thường lúc nào cũng vui.
Nơi này đã đưa tôi
Buổi đầu tiên đến lớp
Nay con đường xa tắp,
Vẫn đang chờ tôi đi.
Dàn ý phân tích bài thơ Ngưỡng cửa
I. Mở bài.
– Giới thiệu tác giả:
Vũ Quần Phương (sinh năm 1940) tên thật là Vũ Ngọc Chúc, quê cha ở Nham Định nhưng ông hầu như sinh sống và gắn bó cả đời với mảnh đất Hà Nội quê mẹ. Ông là một bác sĩ nhưng yêu thích văn chương, ông sáng tác thơ và viết phê bình văn học. Thơ ông giản dị, sâu sắc mà hóm hỉnh, khoa học, suy tư mà ăn ắp trữ tình
– Giới thiệu tác phẩm: Đề tài tình cảm gia đình, nhan đề bài thơ: Một cuộc thám hiểm thực sự không phải ở chỗ cần một vùng đất mới mà cần một đôi mắt mới. Vì thế, cùng viết về đề tài tình cảm gia đình nhưng bài thơ “Ngưỡng cửa” của Vũ Quần Phương đã đem đến cho người đọc những cảm nhận mới mẻ, thú vị từ nhan đề.
II. Thân bài
* Phân tích bài thơ
– Phân tích nội dung chủ đề bài thơ: Bài thơ “Ngưỡng của” của Vũ Quần Phương đã bồi đắp cho ta những tình cảm gia đình đầm ấm, lòng biết ơn đấng sinh thành.
– Nơi ta bắt đầu những bước đi chập chững đầu tiên, nơi ta bắt đầu đón nhận yêu thương là vòng tay của ông bà, cha mẹ, nhưng còn một nơi vô cùng gần gũi của tất cả mọi người đó là ngưỡng cửa.
– Ba khổ thơ với đầy những chất chứa, mỗi khổ thơ đều là những ý tứ khác nhau. Ở khổ thơ thứ nhất, tác giả đã khắc hoạ hình ảnh ngưỡng cửa đầu đời, bước đi đầu tiên có bàn tay của bà, bàn tay của mẹ dắt đi trong sự yêu thương và trìu mến, nơi rất quen thuộc đối với gia đình, chứng kiến tất cả những kỉ niệm đầu đời của em. Điều đó thật thiêng liêng và hạnh phúc đối với mỗi con người.
Nơi này ai cũng quen
Ngay từ thời tấm bé
Khi tay bà, tay mẹ
Còn dắt vòng đi men
– Khổ thơ thứ hai hiện lên nỗi vất vả của bố mẹ, vất vả làm việc, ngược xuôi làm việc ngày đêm không quản khó khăn, vội vã cho những ngày làm việc, đi qua ngưỡng cửa ấy, nơi nào nó cũng chứng kiến hoạt động của các thành viên trong gia đình, bố mẹ vất vả nuôi con khôn lớn, những đêm con ốm mẹ vất vả chăm lo. Tất cả là sự hy sinh không quản ngại không chỉ như vậy, ngưỡng cửa còn in dấu tuổi thơ tươi đẹp với những người bạn, niềm vui hồn nhiên của tuổi thơ.
Nơi bố mẹ ngày đêm
Lúc nào qua cũng vội.
Nơi bạn bè chạy tới
Thường lúc nào cũng vui.
– Đến khổ thơ cuối cùng, chỉ những lời thơ ngắn ngủi kể về kỉ niệm ngày đầu tiên đến trường, đó là bước đà cho những ước mơ, cho hành trang sắp tới đến với tương lai vô cùng đẹp đẽ của nhân vật, con đường tương lai đó vẫn còn dài, còn xa và sẽ hướng tới nó bằng tất cả những điều yêu thương nhất.
Nơi này đã đưa tôi
Buổi đầu tiên đến lớp
Nay con đường xa tắp,
Vẫn đang chờ tôi đi.
– Phân tích một số đặc sắc nghệ thuật của bài thơ:
Thể thơ ngũ ngôn dễ nhớ, dễ thuộc với những vần thơ bình dị, hồn nhiên nhưng chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc dành cho những thiếu nhi về gia đình và cuộc đời. Thơ ông tinh tế, nhạy cảm với những thay đổi của cuộc sống, luôn có cách nói bằng tứ thơ, ngôn từ bình dị, nhưng ý tưởng thâm thúy, sâu xa. Đặc biệt nghệ thuật tu từ điệp ngữ “nơi này” đã thể hiện tình cảm gia đình đầm ấm, lòng biết ơn đấng sinh thành của tác giả
* Đánh giá: Khái quát thành công về nội dung, nghệ thuật của bài thơ. Liên hệ mở rộng
+ Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài (Xuân Diệu). Bài thơ “Ngưỡng cửa” của Vũ Quần Phương là một bài thơ như vậy. Thể thơ ngũ ngôn, ngôn ngữ, hình ảnh gần gũi, giản dị mà giàu sắc gợi, các biện pháp tu từ đã góp phần thể hiện tư tưởng chủ đề của bài thơ
III. Kết bài
* Khẳng định giá trị của bài thơ. Rút ra thông điệp ý nghĩa cho bản thân
Thời gian hủy hoại các lâu đài nhưng làm giàu những vần thơ. Với những giá trị về nội dung và nghệ thuật đặc sắc, bài thơ “Ngưỡng cửa” xứng đáng là món quà vô giá nhà thơ Vũ Quần Phương bàn giao cho người đọc. Từ đó, bồi đăp cho chúng ta thái độ, tình cảm trân trọng, giữ gìn và ý thức phát huy những gì mà thế hệ cha ông để lại
Phân tích bài thơ Ngưỡng cửa
Vũ Quần Phương là một nhà thơ nổi bật của nền văn học Việt Nam, những thi phẩm của ông mang màu sắc riêng biệt, gần gũi đối với con người. Những vẫn thơ ngân nga và đầy giản dị, sự hồn nhiên đó mang nhiều ý nghĩa sâu sắc đặc biệt là về thiếu nhi và về gia đình đầy ấn tượng. Trong số các tác phẩm đó, bài thơ “Ngưỡng cửa” là một tác phẩm đẹp như vậy. Mang đậm ý nghĩa về tuổi thơ, về tình cảm gia đình, công lao nuôi dưỡng của cha mẹ khiến cho ai đọc tác phẩm cũng đều có những suy tư và cảm xúc riêng biệt.
Nơi cất giấu tuổi thơ của mỗi người lại khác nhau, từ quê hương, từ tuổi thơ đầy màu sắc hoặc một ấn tượng nào đó đặc biệt với mỗi cá nhân. Nhà thơ Vũ Quần Phương lại cất giấu điều đó vào nơi “Ngưỡng cửa” – nghe có phần giản dị nhưng rất đỗi thân thuộc và gần gũi với con người:
“Nơi này ai cũng quen
Ngay từ thời tấm bé
Khi tay bà, tay mẹ
Còn dắt vòng đi men.”
Ba khổ thơ với đầy những chất chứa, mỗi khổ thơ đều là những ý tứ khác nhau. Ở khổ thơ thứ nhất, tác giả đã khắc họa hình ảnh ngưỡng cửa đầu đời, bước đi đầu tiên có bàn tay của bà, bàn tay của mẹ dắt đi trong sự yêu thương và trìu mến, nơi rất quen thuộc đối với gia đình, chứng kiến tất cả những kỉ niệm đầu đời của em. Điều đó thật thiêng liêng và hạnh phúc đối với mỗi con người. Không những vậy, ngưỡng cửa còn chứng kiến sự vất vả lo toan của bố mẹ:
“Nơi bố mẹ ngày đêm
Lúc nào qua cũng vội.
Nơi bạn bè chạy tới
Thường lúc nào cũng vui.”
Khổ thơ thứ hai hiện lên nỗi vất vả của bố mẹ, vất vả làm việc, ngược xuôi làm việc ngày đêm không quản khó khăn, vội vã cho những ngày làm việc, đi qua ngưỡng cửa ấy, nơi nào nó cũng chứng kiến hoạt động của các thành viên trong gia đình, bố mẹ vất vả nuôi con khôn lớn, những đêm con ốm mẹ vất vả chăm lo. Tất cả là sự hy sinh không quản ngại không chỉ như vậy, ngưỡng cửa còn in dấu tuổi thơ tươi đẹp với những người bạn, niềm vui hồn nhiên của tuổi thơ.
“Nơi này đã đưa tôi
Buổi đầu tiên đến lớp
Nay con đường xa tắp,
Vẫn đang chờ tôi đi.”
Đến khổ thơ cuối cùng, chỉ những lời thơ ngắn ngủi kể về kỉ niệm ngày đầu tiên đến trường, đó là bước đà cho những ước mơ, cho hành trang sắp tới đến với tương lai vô cùng đẹp đẽ của nhân vật, con đường tương lai đó vẫn còn dài, còn xa và sẽ hướng tới nó bằng tất cả những điều yêu thương nhất.
Qua bài thơ “Ngưỡng cửa” tác giả Vũ Quần Phương muốn gửi đến con người những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống, những kỉ niệm tuổi thơ, những tình cảm gia đình đầy yêu thương, với bạn bè kỉ niệm giản dị nhưng vô cùng đẹp đẽ. Đó là tình cảm to lớn, là cội nguồn của các giá trị cao quý khác trong cuộc sống.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Phân tích bài thơ Ngưỡng cửa của Vũ Quần Phương Những bài văn hay lớp 11 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.