Bạn đang xem bài viết Luyện từ và câu: Luyện tập về nhân hóa – Tiếng Việt 4 Cánh diều Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều tập 1 Bài 3 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Luyện tập về nhân hóa giúp các em học sinh lớp 4 tham khảo, biết cách sử dụng các biện pháp nhân hóa trong câu để viết đoạn văn tả đồ vật hoặc con vật, cây cối có hình ảnh nhân hóa.
Nhờ đó, các em dễ dàng trả lời các câu hỏi trang 46, 47 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Cánh diều. Đồng thời, cũng giúp thầy cô soạn giáo án Luyện từ và câu: Luyện tập về nhân hóa – Bài 3: Như măng mọc thẳng – Chủ điểm Măng non cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em theo dõi bài viết dưới đây của Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn:
Soạn Tiếng Việt 4 tập 1 Cánh diều trang 46, 47
Câu 1
Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:
ÔNG MẶT TRỜI ÓNG ÁNH
Ông mặt trời óng ánh
Tỏa nắng hai mẹ con
Bóng con và bóng mẹ
Dắt nhau đi trên đường.
Ông nhíu mắt nhìn em
Em nhíu mắt nhìn ông
” Ông ở trên trời nhé!
Cháu ở dưới này thôi!”
Hai ông cháu cùng cười
Mẹ cười, đi bên cạnh.
Ông Mặt trời óng ánh….
a, Sự vật nào được nhân hóa trong bài thơ?
b, Sự vật đó được nhân hóa bằng cách nào?
Trả lời:
a, Ông mặt trời được nhân hóa trong bài thơ.
b, Ông mặt trời được nhân hóa bằng cách so sánh ông mặt trời giống như con người: biết nhíu mắt
Câu 2
Kiểu nhân hóa nào được sử dụng trong các câu thơ, câu văn sau?
- Gọi sự vật bằng từ ngữ dùng để gọi người
- Tả sự vật bằng từ ngữ dùng để tả người
- Nói với sự vật như nói với người
a, Buổi sớm, khi cậu gà ri te tái chạy ở trong chuồng ra, dẫn đầu ba chị gà, một bác ngan với một lũ con líp nhíp và mấy thím vịt thì ở nóc chuồng, chọi ta cũng nhảy xuống, hai cái chân gieo bịch trên nền đất.
b, Bắt đền trăng đấy
Trốn vào sau mây
Để buồn cỏ cây
Khóc mưa thút thít
Trái bòng chẳng thiết
Nằm ườn trên mâm
Quả na lặng câm
Mắt nhìn xa vắng
c, Khi cô sách giáo khoa nói đến những cuốn sách như thế, cả hộp chữ chúng tôi xôn xao hẳn lên, tất cả reo nhảy mừng rỡ. Chúng nó tranh nhau hỏi hết câu này đến câu khác làm cho cô không còn biết trả lời thế nào.
Trả lời:
a, Đây là kiểu nhân hóa tả sự vật bằng từ ngữ dùng để tả người
b, Đây là kiểu nhân hóa tả sự vật bằng từ ngữ dùng để tả người
c, Đây là kiểu nhân hóa nói với sự vật như nói với người
Câu 3
Viết 3 câu tả đồ vật hoặc con vật, cây cối có hình ảnh nhân hóa.
Trả lời:
Mẫu 1:
– Bé hoa hồng rất ân hận vì đã không vâng lời mẹ. Do chơi với bạn sâu xấu tính nên đã bị sâu chén sạch những chiếc lá xanh. Bây giờ, hoa hồng chỉ còn lại mỗi chiếc cành bơ vơ.
– Anh đèn học buồn rầu ngồi một góc với gương mặt ủ rũ vì lâu ngày cậu chủ không còn dùng tới mình.
– Chị ong nâu chăm chỉ đã bay khắp vườn hoa để kiếm ăn.
Mẫu 2:
Trong cơn mưa rào, những lũy tre xanh xõa tóc xuống mặt hồ để hứng những giọt nước mưa mát lành. Những cây chuối con nép mình bên chuối mẹ trong lúc mưa to. Cây cau ngoài vườn vui vẻ tắm rửa mình thật sạch.
>> Tham khảo: Viết 3 câu tả đồ vật hoặc con vật, cây cối có hình ảnh nhân hóa
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Luyện từ và câu: Luyện tập về nhân hóa – Tiếng Việt 4 Cánh diều Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều tập 1 Bài 3 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.