Bạn đang xem bài viết Lễ hội chọi trâu – Ko Samui sôi nổi ở Thái Lan tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Đối với các nước Đông Nam Á như Thái Lan, Indonesia, Malaysia… lễ hội chọi trâu từ lâu đã trở thành nét văn hóa truyền thống không thể thiếu. Đây hầu hết là quốc gia nông nghiệp, hình ảnh con trâu tự bao giờ đã trở thành biểu tượng sức mạnh và là loài vật không thể thiếu trong lao động sản xuất của họ.
Tại Thái Lan, lễ hội chọi trâu có tên gọi “Ko Samui” là sự kiện rất được phổ biến, được tổ chức vào những dịp đặc biệt như ngày đầu năm mới và tổ chức kèm trong lễ hội té nước nổi tiếng Songkran vào tháng 4 hàng năm. Lễ hội này thường diễn ra sau khi kết thúc vụ mùa, nhằm để tôn vinh sự thành công của những người làm nông nghiệp. Với người dân Thái lan, lễ hội chọi trâu còn đề cao tinh thần thượng võ và tính nhân văn sâu sắc.
Mỗi dịp lễ hội sẽ có khoảng 200 chú trâu tham gia trở lên. Những chú trâu tham gia lễ hội đều được tuyển chọn khá khắt khe, theo đúng tiêu chuẩn của trâu chọi, có sức khỏe và sự nhanh nhẹn, lỳ đòn. Trâu phải là những con trâu đực khỏe mạnh, da đồng, lông móc, một khoang bốn khoáy, hàm đen, tóc tráp, có ức rộng. Trước khi vào trận đấu, những chú trâu thi đấu đều được người quản lý chăm sóc theo những nghi lễ của cổ xưa ở Thái Lan.
Trường đấu thường là những bãi đất rộng, có nhiều người đứng xung quanh gõ trống và hò hét. Người điều khiển phủ cờ đỏ lên đầu trâu, mình trâu để cho trâu quen dần với không khí. Trong trận đấu, những người điều khiển trâu đòi hỏi phải có lòng dũng cảm, thông minh và khéo léo. Không chỉ giúp bầu không khí thêm sôi động mà tiếng trống, tiếng chiêng còn giúp thúc giục các “Ông Trâu” thi đấu thêm hăng say và quyết liệt.
Không giống như những lễ hội đấu bò ở Tây Ban Nha, khi hai con vật đọ sức với nhau, con thua cuộc sẽ bị giết thịt sau đó, thì ở lễ hội này cuộc thi giữa hai con trâu được cho là khá vô hại. Trong cuộc đua, chú trâu nào bỏ chạy đầu tiên được cho là thua trận và chú trâu thắng cuộc sẽ được nhận giải thưởng trị giá vài triệu bath. Tuy nhiên, có một quy định cho mùa lễ hội tiếp theo, chú trâu thua cuộc sẽ không được tham gia thi đấu nữa. Đây có lẽ chính là điểm thu hút bởi sự nhân đạo của lễ hội, khiến nó trở thành điểm hút khách du lịch khắp mọi miền.
Ngoài lễ hội chọi trâu ở Thái Lan, tại Indonesia cũng có lễ hội chọi trâu ở Tana Toraja Regency trên đảo Sulawesi. Lễ hội chọi trâu Tana thường diễn ra sau khi kết thúc vụ mùa, nhằm để tôn vinh sự thành công của những người làm nông nghiệp. Ngoài lễ hội chọi trâu, còn có những lễ hội đua trâu nước rất độc đáo như Hội đua trâu Karrnataka ở Ấn Độ; Lễ hội đua trâu Chon Buri nước, Thái Lan; Lễ hội đua trâu Babulang, Malaysia; Lễ hội đua trâu làng Vihear Suor, Campuchia… Những lễ hội này đều nhằm tôn vinh sức mạnh của nền nông nghiệp lúa nước và không giết thịt trâu tham gia cuộc đua.
Đăng bởi: Bảo Châu
Từ khoá: Lễ hội chọi trâu – Ko Samui sôi nổi ở Thái Lan
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Lễ hội chọi trâu – Ko Samui sôi nổi ở Thái Lan tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.