Bạn đang xem bài viết Văn mẫu lớp 9: Viết bài văn nghị luận phân tích Ai tư vãn Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học (thơ song thất lục bát) tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Viết bài văn nghị luận phân tích Ai tư vãn gồm dàn ý chi tiết và bài văn mẫu ngắn gọn, súc tích nhất, giúp các em có thêm nhiều ý tưởng mới để Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học (thơ song thất lục bát).
“Ai tư vãn” có nghĩa là “Bài văn ca về nỗi buồn đau tưởng nhớ”, cho chúng ta bắt gặp một chất giọng sầu thương ai oán. Ai tư vãn là nỗi buồn đau khôn xiết của công chúa Ngọc Hân khi biết người chồng yêu quý của mình đã không còn tồn tại trên cõi đời. Mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn:
Dàn ý phân tích Ai tư vãn
a. Mở bài
- Giới thiệu khái quát về tác giả Lê Ngọc Hân và bài thơ Ai tư vãn.
b. Thân bài
- Phân tích hoàn cảnh ra đời của bài thơ Ai tư vãn.
- Phân tích nội dung (ý nghĩa, thông điệp,…) của bài thơ.
- Phân tích nghệ thuật (ngôn từ, BPTT,…) của bài thơ.
c. Kết bài
- Khái quát nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
Phân tích Ai tư vãn hay nhất
Như nhà thơ Tố Hữu từng nói: “Thơ là tiếng nói hồn nhiên nhất của tâm hồn con người trước cuộc đời”. Phải chăng chính vì điều đó mà ta bắt gặp một chất giọng sầu thương ai oán trong tác phẩm “Ai tư vãn” của Lê Ngọc Hân. Nổi bật lên trong thi phẩm là đoạn trích “Nỗi buồn quả phụ” bởi chính nỗi đau xé triền miên của một người quả phụ khóc thương cho người chồng của mình:
“Buồn trông trùng, trăng mờ thêm tủi:
Cuộc đời là thế, biết hầu nài sao?”
Lê Ngọc Hân (1770-799) hay còn gọi là công chúa Ngọc Hân, là con gái thứ 21 của vua Lê Hiển Tông. Nàng là một người con gái tài sắc vẹn toàn, từ nhỏ đã tinh thông kinh sử và biết làm thơ. Năm 16 được, Ngọc Hân vâng lời vua cha kết duyên cùng Nguyễn Huệ. Dù cuộc hôn nhân này nhằm mục đích chính trị nhưng tình cảm của hai người dành cho nhau sớm đã mặn nồng. Hạnh phúc không được bao lâu thì đến năm 1792, vua Quang Trung đột ngột qua đời, để lại cho nàng hai đứa con nhỏ. Cũng chính vì thế mà bài thơ “Ai tư vẫn” được ra đời.
“Ai tư vãn” có nghĩa là “Bài văn ca về nỗi buồn đau tưởng nhớ”. Như chính tên gọi bài thơ là tiếng khóc thành thơ, là nỗi buồn đau khôn xiết của công chúa Ngọc Hân khi biết người chồng yêu quý của mình đã không còn tồn tại trên cõi đời. Đoạn trích “Nỗi buồn quả phụ” thuộc phần cuối, thể hiện rất rõ tư tưởng chính của tác phẩm cũng như tài năng văn chương của công chúa Ngọc Hân.
Ở hai khổ thơ đầu tiên, ta đã thấy được nỗi buồn triền miên từ sâu thẳm trong tâm hồn của nhân vật trữ tỉnh. Ngay từ đầu đoạn trích, một màu sắc u ám đã bao lấy toàn bộ cảnh vật:
“Buồn trông trăng, trăng mờ thêm tủi:
Gương Hằng Nga đã bụi màu trong!”
Một mình lẻ loi trong căn phòng trống, người quả phụ ngước nhìn lên trăng, để tìm cho mình chút an ủi, nhưng dường như mọi thứ lại càng trở nên tồi tệ hơn. “Trăng” là một hình ảnh thường hay xuất hiện trong thơ ca trung đại. Trăng đại diện cho những điều đẹp đẽ, cho hẹn ước của đôi lứa, cho cả những khát vọng chưa thể thực hiện được. Người quả phụ đứng trước nỗi buồn, ngước nhìn lên trăng với mong ước giải bớt nỗi u sầu nhưng thật khó vì trăng cũng không còn tròn trịa, đầy đặn như một thời quá khứ viên mãn. Phải chăng, “trăng mờ” chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên hay là do giọt nước mắt còn vương trên mi nàng đã làm cho trăng cứ thế mờ đi mãi.
Lặng ngắm mình trước gương, thi sĩ lại càng thấy hổ thẹn với lòng mình hơn:
“Nhìn gương càng thẹn tấm lòng,
Thiên duyên lạnh lẽo, đêm động biên hà.”
Cứ ngỡ cuộc tình này là một mối lương duyên trời ban, nhưng khi đứng trước thực tại âm dương cách biệt, nhìn lại hiện thực phũ phàng, chỉ thấy lòng người càng thêm lạnh giá. Thương cho chồng chốn biên cương lạnh lẽo, cũng thương cho số phận hẩm hiu của chính mình.
Nỗi buồn của người quả phụ ấy đã ngấm sâu vào cả trong những bông hoa trong vườn. Quanh quẩn buồn chán, ngắm nhìn những bông hoa, nhưng nào biết rằng hoa cũng đã nhuốm màu tâm trạng của chính mình:
“Buồn xem hoa, hoa buồn Nệm thẹn
Cảnh hải đường đã quyện giọt sương!”
Hoa hải đường là loài hoa tượng trưng cho sự may mắn, tốt đẹp. Nhưng nay hải đường đã quyện sương. Đấy là giọt sương hay giọt lệ của hoa. Phải chăng, ý của tác giả là hải đường đang khóc. Như vậy, thiên nhiên cũng khóc thương cho chuyện tình của nàng. Nhìn lên trăng, trăng cũng đeo sầu, nhìn vào gương chỉ thấy mình thêm thẹn, nhìn xuống hoa thấy hoa đang khóc, nhìn ra xa lại thấy chim lẻ bóng đơn côi. Nhìn vào đâu đâu, nàng cũng chỉ thấy sự chia lìa xa cách:
Trông chim càng dễ đoạn trường
uyên ương chiếc bóng, phượng hoàng lẻ đôi”
Việc sử dụng các hình ảnh trên kết hợp cùng lớp từ ngữ: buồn”, “tủi”, “thẹn”, “lạnh lẽo”, “quyện”, “lễ đôi”… góp phần làm tăng thêm màu sắc u buồn, bi lụy cho câu thơ; nhấn mạnh Và xoáy sâu vào trong nỗi buồn của người quả phụ. Ngoài ra, ta còn thấy sự tài năng của tác gia được thể hiện qua các biện pháp tu từ như điệp từ, điệp cấu trúc “Buồn trông”, “buôn xem”, “nhìn gương”, “trông chim”… đã góp phần thể hiện tâm trạng: khiến cho nỗi buồn cứ trở đi trở lại trong những vần thơ, mang một cảm thức não nùng thê lương. Cũng như giúp cho bài thơ trở nên nhịp nhàng, uyển chuyển, tăng thêm giá trị nghệ thuật cho bài thơ. Hay là biện pháp tu từ nhân hóa: hoa buồn, uyên ương chiếc bóng, phượng hoàng lẻ đôi làm cho vạn vật trở nên có hồn hơn, từ đó nỗi sầu cũng bao trọn không gian.
Sự kết hợp của các từ hình ảnh và từ ngữ trong hai khổ thơ trên đã nhuốm lên trang thơ một màu sắc bị thương khó tả. Người quả phụ nhìn lên trăng, thấy trăng mờ, nhìn xuống hoa chỉ thấy hoa tàn úa. Một mình cô đơn trong phòng khuê lạnh lẽo, đến bầu bạn cùng hoa cũng chỉ thấy hoa đã tàn úa. Nỗi buồn cứ thế lan dần ra, chiếm hết mọi ngõ ngách không gian.
Nếu hai khổ thơ trước, Lê Ngọc Hân khắc họa nỗi buồn của mình hòa vào thiên nhiên cảnh vật, thì tới khổ thơ tiếp theo ta như được nghe thấy tiếng lòng ai oán của nàng về cuộc tình hẩm hiu của chính mình:
“Cảnh nào cũng ngùi ngùi cảnh ấy.
Tiệc vui mừng còn thấy chỉ đâu!
Phút giây bãi biển nương dâu,
Cuộc đời là thể, biết hầu nài sao?”
Ngắm nhìn cảnh vật, người quả phụ chỉ thấy một màu đau buồn tang tóc. Trở về thực tại, về với chính cõi lòng của mình, nàng thấy tiếc thương cho những tháng năm hạnh phúc trong quá khứ, cho cuộc tình oái ăm này. Thành ngữ “Bãi bể nương dâu” được tác giả sử dụng để chỉ những biến cố, những thay đổi lớn trong cuộc đời. Ở đây, đó chính là cái chết của vua Quang Trung, một sự mất mát vô cùng to lớn trong cuộc đời của công chúa Ngọc Hân. Các từ ngữ “ngùi ngùi, “còn thấy chi đâu”, “bãi biển nương dâu”… có tác dụng trong việc miêu tả một cuộc đời không mấy thuận lợi. Làm tăng thêm nỗi buồn, sự ai thán về cuộc đời của người quả phụ. Việc sử dụng thành ngữ cùng với câu hỏi ta từ “cuộc đời là thế, biết hầu nài sao?” như chính là một lời trách cứ cho số phận của mình, cũng như thể hiện sự bất lực của nàng trước sự xoay chuyển của cuộc đời. Khổ thơ là tiếng lòng xót thương cho cuộc đời của mình, là nỗi đau buồn khi phải sống trong ảnh quá phụ cô đơn lẻ chiếc một mình.
Chỉ vỏn vẹn trong ba khổ thơ ngắn, đoạn trích “Nỗi buồn quả phụ” đã khắc họa rất thành công nỗi buồn triền miên, sự đau khổ trong tâm hồn của tác giả cũng như thể hiện tình yêu mà nàng dành cho người chồng của mình. Và để có thể chuyển tải một cách sâu sắc tâm trạng cũng như tấm lòng của Ngọc Hân dành cho Quang Trung, đoạn trích đã xây dựng rất thành công một số biện pháp nghệ thuật, đặc biệt phải kể đến bút pháp tả cảnh ngụ tình. Xuyên suốt đoạn trích, cảnh vật thê lương, ảm đạm: trăng mờ, hoa buồn, hải đường quyện giọt sương, uyên ương chiếc bóng, phượng hoàng lẻ đôi… Không có một hình ảnh nào ấm áp, vui tươi. Nỗi buồn của nàng đã ngấm sâu vào trong cảnh vật, làm cho mọi thứ nhuốm một màu sắc bị thương, u tối. Bên cạnh đó, việc sử dụng từ ngữ, hình ảnh chọn lọc cùng các biện pháp tu từ độc đáo cũng đã góp phần làm nên thành công của đoạn trích. Từ đó ta có thể thấy được sự tài năng của tác giả.
Cùng viết về nỗi buồn, sự cô đơn của người phụ nữ, nhưng ở mỗi tác phẩm khác nhau, mỗi tác gia lại có những cách thể hiện khác nhau. Trong đó, có thể kể đến bài thơ “Chinh phụ ngâm. Đặng Trần Côn đã tập trung khắc họa sự lẻ loi, cô độc, luôn ngóng trông người
“Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu,
Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong.
Cảnh buồn người thiết tha lòng
Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phùn”.
Khác với “Ai tư vãn” của “Lê Ngọc Hân, bài thơ “Chinh phụ ngâm” thể hiện nỗi nhớ đến tột cùng của người chinh phụ, luôn ngóng trông tin của người chồng từ phương xa trở về. Một nét chung có thể thấy ở cả hai tác phẩm là bút pháp tả cảnh ngụ tình vô cùng điêu luyện. Nỗi nhớ của nhân vật trữ tỉnh đã ngấm sâu vào trong cảnh vật, làm cho thiên nhiên, trời đất cũng phải buồn theo con người.
Là tiếng lòng được cất lên từ chính cuộc đời của mình, “Nỗi buồn quả phụ” là một đoạn trích rất đặc sắc, là những dòng tâm sự của nàng về cuộc đời của mình, về nỗi buồn chua xót khi mất đi người chồng. Chính những cảm xúc chân thành ấy đã làm nên sự thành công cho tác phẩm của nàng cũng như ghi dấu ấn với bạn đọc muôn thế hệ.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Văn mẫu lớp 9: Viết bài văn nghị luận phân tích Ai tư vãn Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học (thơ song thất lục bát) tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.