Bạn đang xem bài viết Địa lí 11 Bài 3: Thực hành Tìm hiểu về cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế Soạn Địa 11 Kết nối tri thức trang 13 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Địa lí 11 bài 3 Kết nối tri thức giúp các em học sinh lớp 11 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để giải các câu hỏi Thực hành Tìm hiểu về cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế được nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Soạn Địa lí 11 Kết nối tri thức Bài 3 được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình sách giáo khoa. Giải Địa lý 11 Bài 3 Kết nối tri thức là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh lớp 11 trong quá trình giải bài tập. Đồng thời giúp các bạn hiểu rõ được những cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa, khu vực hóa đối với các nước đang phát triển.
Giải Địa Lí 11 Bài 3 Kết nối tri thức
Đề bài: Viết báo cáo những cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa, khu vực hóa đối với các nước đang phát triển?
Gợi ý đáp án
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA TOÀN CẦU HÓA VÀ KHU VỰC HÓA ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN
1 – Cơ hội của cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển
Toàn cầu hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ, đã mang lại nhiều cơ hội và thách thức đối với các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam.
– Cơ hội:
+ Tự do hóa thương mại mở rộng, hàng rào thuế quan giữa các nước bị bãi bỏ hoặc giảm xuống, hàng hóa có điều kiện lưu thông rộng rãi.Ví dụ: Kể từ ngày gia nhập WTO, Việt Nam đã có quan hệ buôn bán với hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.Kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta không ngừng tăng lên. Năm 2007 đạt 111,4 tỉ USD.
+ Đón đầu được công nghiệp hiện đại, áp dụng ngay vào quá trình phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
+ Chuyển giao những thành tựu mới về khoa học và công nghệ, về tổ chức và quản lí, về sản xuất và kinh doanh tới tất cả các nước.Ví dụ: Nhiều nước đang phát triển trở thành nước công nghiệp mới (Hàn Quốc, Xin-ga-po, Bra-xin…) nhờ sớm hội nhập vào xu thế toàn cầu hóa.
+ Các nước thực hiện chủ trương đa phương hóa quan hệ quốc tế, chủ động khai thác các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến của các nước khác.
– Thách thức:
+ Bị áp lực lớn trong cạnh tranh về giá cả và chất lượng sản phẩm hàng hoá.Ví dụ: Hàng hoá các nước đang phát triển vẫn bị ngăn trở khi thâm nhập thị trường các nước lớn bằng một số biện pháp do các nước phát triển đặt ra: áp đặt luật chống bán phá giá (vụ cá tra, cá ba sa của Việt Nam khi nhập vào thị trường Hoa Kỳ); dựng các hàng rào kĩ thuật khắt khe về vệ sinh an toàn thực phẩm, về điều kiện sản xuất của các nước sở tại, tiếp tục trợ giá cho các mặt hàng nông sản trong nước….
+ Cần có vốn đầu tư và có nguồn nhân lực kĩ thuật cao và làm chủ được các ngành kinh tế mũi nhọn.
+ Các siêu cường kinh tế tìm cách áp đặt lối sống và nền văn hóa của mình đối với các nước khác. Các giá trị đạo đức của nhân loại được xây dựng hàng chục thế kỉ nay đang có nguy cơ bị xói mòn.Ví dụ: Ở Việt Nam,một số giá trị văn hoá truyền thống không được bảo tồn, gìn giữ; một số người thay đổi nhanh chóng lối sống, tha hoá đạo đức,nảy sinh tư tưởng thực dụng ở không ít người.…
+Toàn cầu hóa gây áp lực nặng nề đối với tự nhiên, làm cho môi trường suy thoái trên phạm vi toàn cầu và trong mỗi quốc gia.Ví dụ:Việt Nam cũng giống như nhiều nước khác trên thế giới đang đứng trước những hiểm hoạ của thiên tai, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường….
2 – Khu vực hóa kinh tế đối với các nước đang phát triển
– Cơ hội:
+ Tạo nên động lực thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, tăng cường tự do hóa thương mại, đầu tư, dịch vụ giữa các quốc gia và các khu vực với nhau.
+ Lợi ích kinh tế của các nước thành viên được đảm bảo trong tổ chức khu vực.
+ Thúc đẩy quá trình mở cửa thị trường ở các quốc gia, tạo lập những thị trường khu vực rộng lớn, tạo nền tảng cho quá trình toàn cầu hóa kinh tế thế giới.
– Thách thức: xu hướng khu vực hóa kinh tế đặt ra không ít các vấn đề như:
- Kinh tế bị phụ thuộc: Kinh tế của nhiều nước đang phát triển phụ thuộc vào xuất khẩu. Mà xuất khẩu lại phụ thuộc vào sự ổn định của thị trường thế giới, do vậy chứa đựng nhiều yếu tố bất ổn, khó lường trước.
- Lợi thế bị suy yếu: Nền kinh tế thế giới đang dần chuyển từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức khiến cho lợi thế của các nước đang phát triển, nơi chỉ có tài nguyên và nguồn lao động giá rẻ bị suy giảm nghiêm trọng.
- Hiện nay, chỉ có công nghệ, tri thức và kỹ năng mới được coi là lợi thế. Như vậy, các nước đang phát triển nếu không đầu tư trang bị những lợi thế này sẽ ngày càng bị rơi vào tình thế bất lợi.
- Nợ nần tăng: Nợ nần sẽ thành khủng hoảng nếu chính phủ các nước không thể thanh toán khoản vay của mình. Nợ nần cản trở, làm giảm động lực phát triển của các quốc gia đang phát triển.
- Sự cạnh tranh quyết liệt: Cạnh tranh kinh tế với các nước phát triển là một sự bất bình đẳng. Xuất phát của mỗi quốc gia là khác nhau nên cơ hội và rủi ro mỗi nước phải chịu cũng khác nhau. Nền kinh tế của các nước đang phát triển dễ gặp thiệt hại và phải mất nhiều thời gian, nguồn lực mới có thể phục hồi.
- Môi trường tự nhiên bị đe dọa: Quá trình khu vực hóa diễn ra đòi hỏi phải khai thác nhiều tài nguyên. Nhiều nhà máy công nghiệp được xây dựng ở các nước đang phát triển khiến tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng. 2/3 rừng của thế giới đang bị phá huỷ và mất đi với tốc độ 16 triệu ha/năm. Toàn thế giới mỗi năm có 2,7 triệu người chết vì không khí bị ô nhiễm, thì 90% số người đó là ở các nước đang phát triển.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Địa lí 11 Bài 3: Thực hành Tìm hiểu về cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế Soạn Địa 11 Kết nối tri thức trang 13 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.