Bạn đang xem bài viết Văn mẫu lớp 10: Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật truyện Thần Biển Những bài văn hay lớp 10 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Văn mẫu lớp 10: Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật truyện Thần Biển là một trong những chủ đề rất hay để viết văn.
Phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật truyện Thần Biển mang đến bài văn mẫu hay, ấn tượng nhất. Qua đó giúp các bạn có thêm nhiều gợi ý tham khảo, nắm được kiến thức để biết cách viết bài văn phân tích hay. Bên cạnh đó các bạn xem thêm: phân tích yếu tố thời gian không gian trong đoạn trích Sự tích mặt đất và muôn loài, phân tích đánh giá truyện Sự tích mặt đất và muôn loài.
Phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật truyện Thần Biển
Văn học dân gian Việt Nam thật sự là một kho tàng vĩ đại chứa đựng biết bao nét đẹp tâm hồn của con người Việt. Trong đó, thần thoại – những câu chuyện được truyền miệng và còn lồng ghép rất nhiều yếu tố kỳ ảo ấy vậy mà lại luôn giữ một vị thế nhất định trong nhận thức của dân tộc ta đến ngàn đời sau. “Thần biển” là một câu chuyện dân gian được những người dân miền biển nước ta lưu truyền lại cùng với bao giá trị đặc sắc và thú vị của nó.
Ngay từ cái tên nhan đề, ta cũng phần nào hiểu được nội dung câu chuyện. Con người thời ấy tin rằng ở ngoài mặt biển mênh mông, vô tận kia có một vị Thần biển đang trú ngụ. Vị Thần ấy có thể là một con rùa khổng lồ, hình tượng đó được họ tưởng tượng ra để lí giải cho những hiện tượng tự nhiên thường gặp như: thủy triều, bão tố, sóng, …Cũng có người cho rằng vị Thần ấy lại là do một thiếu nữ hóa thành, cô có tấm lòng nhân hậu, yêu thương anh em, giúp đỡ người dân thuận lợi trong mùa màng nên được phong làm Thần biển.
Từ những sự vật trừu tượng của thiên nhiên, con người thời xưa bằng trí tưởng tượng rộng mở của mình đã tìm kiếm và gắn cho những sự vật ấy những hình tượng vô cùng quen thuộc mà đầy hợp lí. Khi đọc qua chi tiết “con rùa khổng lồ”, có lẽ ai trong chúng ta cũng sẽ hình dung ra được sức mạnh, uy quyền, sự kỳ bí, đó là những suy nghĩ rất phù hợp với vẻ hùng vĩ của thế giới tự nhiên, cụ thể là biển cả. Còn với hình ảnh “người thiếu nữ” – hình tượng gắn với nét nhẹ nhàng, đằm thắm cũng gợi cho ta những liên tưởng về người con gái với lòng yêu thương, nhân từ, độ lượng. Cùng với cốt truyện đơn giản và cách liên tưởng tinh tế, câu chuyện đã thực sự gợi cho người đọc những hình dung rất cụ thể, rõ nét. Ở khoảng thời gian mà nền móng về khoa học của chưa xuất hiện, con người bằng tâm hồn khoáng đạt của mình đã tự tìm ra những lời lí giải vô cùng đặc sắc cho những sự vật, hiện tượng đang hiện hữu trong đời sống của họ. Thông qua điều đó, không thể phủ nhận rằng từ ngàn đời về trước, khả năng, trí tuệ, khát vọng chinh phục của con người đã rất tiềm tàng, đáng mong đợi.
Để tạo ra và lưu truyền một văn bản thần thoại đầy yếu tố phóng đại, kỳ bí, huyền ảo như thế này, chắc hẳn con người thời xưa phải có những đức tin và đời sống tâm hồn rất bền vững. Quả thật không sai khi nói văn học dân gian đi đôi với bản sắc văn hóa dân tộc. Các hiện tượng tự nhiên được nhân hóa như một thực thể sống, có linh hồn, hành động. Dân tộc ta dù ở thời trước hay thời nay đều sống với đức tin và những hy vọng đẹp đẽ. Câu chuyện “Thần biển” cho ta thấy được những cư dân vùng biển thời xưa mưu cầu an yên, hạnh phúc, mưa thuận gió hòa để họ thuận lợi trong mùa màng, công việc. Họ tin rằng mọi việc diễn ra ngoài kia dù là tốt đẹp hay xui rủi đều là do một vị thần đang hiện hữu chi phối. Người ta tôn sùng, thờ cúng vị thần ấy để thu hút những gì may mắn, tốt đẹp. Chẳng phải truyền thống này qua biết bao đời nay, dù đã bị biến đổi ít nhiều nhưng dân tộc Việt ta vẫn luôn duy trì và gìn giữ tục thờ cúng, cầu nguyện, thắp hương cho ông bà tổ tiên… Thần thoại là một thế giới vô thực, huyền ảo, dẫu vậy những suy nghĩ, nhận thức mà chúng hình thành cho ta từ xưa đến nay vẫn luôn được phát huy một cách có chọn lọc và mang lại nhiều giá trị sâu sắc.
Thần thoại – một thể loại truyện dân gian đã góp phần tô thêm màu sắc rực rỡ cho cả kho tàng văn học cũng như sự đa dạng văn hóa, bản sắc của dân tộc ta. Không đơn giản chỉ là giải đáp cho những thắc mắc, vạn vật, những câu truyện này thấm đẫm tính nhân văn rất lớn. Và trong tương lai, những điều quý báu ấy lại càng được tiếp tục và bay cao bay xa hơn nữa. Những con người mang dòng máu Việt sẽ luôn sống cùng những khát vọng, đam mê để chinh phục những gì lớn lao, vĩ đại, cùng nhau đi đến một xã hội phồn vinh, tươi sáng.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Văn mẫu lớp 10: Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật truyện Thần Biển Những bài văn hay lớp 10 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.