Bạn đang xem bài viết Tổng hợp mở bài Sông núi nước Nam (21 mẫu) Mở bài Sông núi nước Nam tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
TOP 21 Mở bài Sông núi nước Nam hay, đặc sắc nhất giúp các em có thêm nhiều ý tưởng mới cho mở bài của mình thêm đặc sắc, để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng thầy cô và bạn bè ngay từ đầu.
Mở bài Sông núi nước Nam của Lý Thường Kiệt hay, hấp dẫn sẽ giúp bài văn trở nên ấn tượng hơn. Mời các em tham khảo bài viết dưới đây của Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn để viết mở bài phân tích, cảm nghĩ,… thật hay, để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng mọi người. Mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Downoad.vn:
Tổng hợp mở bài Sông núi nước Nam
- Mở bài phân tích bài thơ Sông núi nước Nam (8 mẫu)
- Mở bài phân tích tinh thần yêu nước trong Sông núi nước Nam (3 mẫu)
- Mở bài Sông núi nước Nam là bản Tuyên ngôn Độc lập (3 mẫu)
- Mở bài cảm nghĩ bài Sông núi nước Nam (7 mẫu)
Mở bài phân tích bài thơ Sông núi nước Nam
Mở bài phân tích bài thơ Sông núi nước Nam – Mẫu 1
Lòng yêu nước là mạch nguồn cảm xúc dạt dào xuyên suốt dòng chảy văn học Việt Nam từ hàng ngàn năm nay. Ở mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau, nội dung yêu nước lại được thể hiện ở những khía cạnh riêng. Bài thơ “Sông núi nước Nam” được tương truyền do Lý Thường Kiệt sáng tác được xem là bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của dân Việt Nam. Bài thơ là tiếng nói khẳng định độc lập, chủ quyền và ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược.
Mở bài phân tích bài thơ Sông núi nước Nam – Mẫu 2
Chủ quyền dân tộc luôn là một vấn đề nóng bỏng không chỉ của thời điểm hiện tại mà ngay cả trong những ngày quá khứ xa xưa. “Sông núi nước Nam” được coi là bản tuyên ngôn về độc lập, chủ quyền đầu tiên của dân tộc ta. Bài thơ thể hiện ý chí kiên cường và quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của ông cha.
Mở bài phân tích bài thơ Sông núi nước Nam – Mẫu 3
Được xem là bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của dân tộc Việt Nam, bài thơ thần “Nam quốc sơn hà” đã trở thành một áng thơ văn bất hủ. Không chỉ khẳng định được vấn đề về lãnh thổ, chủ quyền, độc lập của dân tộc Việt Nam, mà bài thơ còn thể hiện được tính thần lực, tự tôn dân tộc mạnh mẽ.
Mở bài phân tích bài thơ Sông núi nước Nam – Mẫu 4
Bài thơ “Sông núi nước Nam” có tên chữ Hán là “Nam quốc sơn hà” được tương truyền là do Lý Thường Kiệt sáng tác. Bài thơ góp phần làm nên chiến thắng của quân Tống trên dòng sông Như Nguyệt. Đây được coi là bản “Tuyên ngôn độc lập” đầu tiên trong ba bản tuyên ngôn của nước ta.
Mở bài phân tích bài thơ Sông núi nước Nam – Mẫu 5
“Sông núi nước Nam” được coi là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước Việt Nam. Bởi bài thơ là lời khẳng định đanh thép chủ quyền lãnh thổ của quốc gia dân tộc cũng như nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù.
Mở bài phân tích bài thơ Sông núi nước Nam – Mẫu 6
Bài thơ “Nam quốc sơn hà” được coi là một bài thơ thần với lời khẳng định đanh thép chủ quyền độc lập cho dân tộc:
“Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành định phận tại sách Trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm?
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời”
Mở bài phân tích bài thơ Sông núi nước Nam – Mẫu 7
Hơn một nghìn năm Bắc thuộc, nhân dân ta phải sống trong cảnh khát khao tự do, độc lập. Bài thơ “Nam Quốc sơn hà ra đời” giống như một lời tuyên ngôn chính thức về chủ quyền và ý chí tự lực tự cường của dân tộc:
“Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”
Mở bài phân tích bài thơ Sông núi nước Nam – Mẫu 8
Bài thơ “Nam quốc sơn Hà” là lời khẳng định đanh thép chủ quyền lãnh thổ của quốc gia dân tộc cũng như nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù:
“Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.”
Mở bài phân tích tinh thần yêu nước trong Sông núi nước Nam
Mở bài phân tích tinh thần yêu nước trong Sông núi nước Nam – Mẫu 1
Yêu nước và tự hào dân tộc là một trong những tình cảm thiêng liêng nhất của mỗi người dân Việt Nam. Tình cảm ấy thấm đẫm trong tâm hồn dân tộc và dạt dào lai láng trên những trang thơ văn. Và “Sông núi nước Nam” là một tác phẩm như vậy.
Mở bài phân tích tinh thần yêu nước trong Sông núi nước Nam – Mẫu 2
Trong kho tàng văn học dân tộc có vô số những ánh văn hay, ý nghĩa thể hiện sĩ khí yêu nước và lòng tự hào dân tộc của cha ông ta, một trong số đó chính là bản hùng ca bi tráng “Nam quốc sơn hà” – hay còn được nhắc dưới cái tên “Sông núi nước Nam”. Bài thơ chính là kết quả của tinh hoa văn hóa dân tộc, hào khí anh hùng và hơn cả đó chính là lòng tự hào dân tộc và tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong thời kỳ lập quốc và giữ quốc.
Mở bài phân tích tinh thần yêu nước trong Sông núi nước Nam – Mẫu 3
“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu cả ta” (trích “Lòng yêu nước của nhân dân ta”- Hồ Chí Minh). Câu nói của Bác đã thể hiện niềm tự hào mãnh liệt về truyền thống yêu nước- sợi chỉ đỏ xuyên suốt chiều dài lịch sử. Dù ở bất cứ thời kì hay giai đoạn nào, trong những trang sử hào hùng của dân tộc ta luôn ngời sáng truyền thống đó. Gắn với sự kiện chống quân Tống xâm lược vào cuối năm 1076, bài thơ “Nam quốc sơn hà”- bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta đã thể hiện rõ tinh thần yêu nước sâu sắc, mãnh liệt của thời đại Đông A:
“Nam Quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”
Mở bài Sông núi nước Nam là bản Tuyên ngôn Độc lập
Mở bài Sông núi nước Nam là bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên – Mẫu 1
Tính đến thời điểm này, ngoài bản Tuyên ngôn độc lập mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc (2 tháng 9 năm 1945) tại Quảng trường Ba Đình lịch sử khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, thì lịch sử Việt Nam còn ghi nhận có tới hai văn bản khác được coi là bản Tuyên ngôn độc lập của dân tộc. Bao gồm: “Nam quốc sơn hà” (tương truyền của Lý Thường) và “Bình Ngô đại cáo” (Nguyễn Trãi). Vậy một tác phẩm văn học như “Nam quốc sơn hà” với bốn câu thơ ngắn ngủi có xứng đáng được coi là Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc Việt Nam?
Mở bài Sông núi nước Nam là bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên – Mẫu 2
Trong tiến trình lịch sử oanh liệt đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc đã xuất hiện những bản tuyên ngôn độc lập bất hủ, mà “Nam quốc sơn hà” là bản Tuyên ngôn mở đầu.
Mở bài Sông núi nước Nam là bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên – Mẫu 3
“Sông núi nước Nam” được coi là bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của nước ta. Điều đó được thể hiện qua lời khẳng định đanh thép chủ quyền lãnh thổ của quốc gia dân tộc cũng như nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù:
“Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đặng hành khang thủ bại hư”
Mở bài cảm nghĩ bài Sông núi nước Nam
Mở bài Cảm nghĩ sông núi nước Nam – Mẫu 1
Suốt chiều dài bốn ngàn năm lịch sử, dân tộc ta đã không ít lần phải đối đầu với quân xâm lược bạo tàn hung hãn nhưng chưa một lần nào nhân dân ta khuất phục trước kẻ thù. Phải chăng, trong trái tim mỗi người đều thấu hiểu sâu sắc quyền và nghĩa vụ của bản thân đối với vùng lãnh thổ của cha ông bao đời? Chính bởi vì thế, có những tác phẩm viết ra từ máu tim của con dân Đại Việt để thể hiện sâu sắc ý thức dân tộc, khẳng định chủ quyền lãnh thổ quốc gia. Mà tiêu biểu là bài thơ “Nam Quốc Sơn Hà” được tương truyền của Lý Thường Kiệt, đây cũng được coi là bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của nước ta.
Mở bài Cảm nghĩ sông núi nước Nam – Mẫu 2
Trong những cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm của ông cha ta, có rất nhiều những trận đánh lớn, được ghi vào sổ sách. Những trận đánh mà khiến quân giặc khiếp đảm, và là nỗi lo lớn khi bất kỳ một dân tộc nào muốn xâm chiếm Đại Việt. Trong những trận đấu đó, không chỉ có những trận đánh quyết liệt mà còn có những trận đấu bằng tinh thần. Một trong những ‘trận đánh lớn’ đó đã được vang lên vào buổi chiều hôm đó. Đó chính là bài thơ “Sông Núi nước Nam”.
Mở bài Cảm nghĩ sông núi nước Nam – Mẫu 3
Lòng yêu nước vốn là một chủ đề quen thuộc trong kho tàng văn học Việt Nam. Thật vậy đã có rất nhiều tác phẩm viết về lòng yêu nước và một trong số đó phải kể đến đó là “Sông núi nước Nam”. Tác phẩm được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta, với giọng thơ hào hùng thể hiện lòng tự tôn dân tộc và quyết tâm đánh đuổi giặc ngoại xâm.
Mở bài Cảm nghĩ sông núi nước Nam – Mẫu 4
Bài thơ “Nam quốc sơn hà” ra đời gắn liền với sự kiện đánh đuổi giặc Tống xâm lược. Lời thơ thể hiện ý chí, sức mạnh của dân tộc, ẩn chứa trong những câu chữ hùng hồn là cả một tinh thần yêu nước, một chí khí anh hùng.
Mở bài Cảm nghĩ sông núi nước Nam – Mẫu 5
Tương truyền, Lý Thường Kiệt sáng tác bài thơ trong một trận quân ta chiến đấu chống quân Tống xâm lược. Tác giả không chỉ là một vị tướng tài ba mà còn là một nhà thơ nổi tiếng.
Mở bài Cảm nghĩ sông núi nước Nam – Mẫu 6
Nam quốc sơn hà (Sông núi nước Nam) được coi là bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên. Khi đọc bài thơ, người đọc đã cảm nhận được ý chí quyết tâm bảo vệ độc lập chủ quyền của nhân dân ta:
“Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”
Mở bài Cảm nghĩ sông núi nước Nam – Mẫu 7
Nam quốc sơn hà là lời khẳng định đanh thép chủ quyền lãnh thổ của quốc gia dân tộc cũng như nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù. Bài thơ đã để lại cho người đọc nhiều ấn tượng sâu sắc.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Tổng hợp mở bài Sông núi nước Nam (21 mẫu) Mở bài Sông núi nước Nam tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.