Bạn đang xem bài viết Khám phá những món ăn đắt đỏ bậc nhất Việt Nam tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Thức ăn là nguồn cung cấp dưỡng chất quan trọng cho cơ thể hoạt động và duy trì sự sống. Mỗi loại thức ăn từ thực vật đến thịt động vật đều có những dưỡng chất cần thiết khác nhau cho cơ thể. Ở Việt Nam – đất nước có nền ẩm thực đa dạng và phong phú – có nhiều món ăn từ dân dã đến xa xỉ lên đến hàng triệu đồng và chục triệu đồng. Cùng Mytour tìm hiểu những món ăn đắt đỏ bậc nhất đất Việt nhé!
1. RÙA VÀNG
Rùa vàng ở Việt Nam là một loài động vật quý hiếm, có tuổi thọ cao và thường sinh sống tại các cánh đồng, suối, ao hồ ở khu vực miền núi.
Rùa vàng có kích thước trung bình và nhỏ, khoảng 0.4kg đến khoảng 1kg. Mai rùa có những hoa văn rõ ràng, họa tiết đẹp, dưới bụng có những đường sọc vàng, không loang lổ như 1 số loại rùa bình thường khác.
Rùa vàng khá độc với họa tiết độc đáo – Ảnh: Sưu tầm
Những năm gần đây, giá rùa vàng tăng đột biến, từ vài triệu đồng đến hơn 50 triệu đồng và khoảng trong thời gian gần đây, rùa vàng đã tầm 300 triệu đồng chỉ với 1 kg. Không chỉ vì là động vật quý hiếm nên loài rùa vàng mới có giá đắt đỏ thế này mà còn bởi nhiều người cho rằng rùa vàng sống lâu năm nên hấp thụ được nhiều sinh khí của đất trời. Thịt rùa vàng được bảo rằng rất tinh khiết và bổ dưỡng, người ốm yếu có thể tăng cường sinh lực và huyết rùa (máu rùa) là thần dược có thể cữ khỏi nhiều bệnh tim mạch.
Món rùa rang muối – Ảnh: Sưu tầm
Thịt rùa có thể dùng chế biến các món ăn như rùa xé phay, rùa khìa nước… hấp dẫn giới sành ăn đua nhau thưởng thức.
Tuy giá cả chẳng hề rẻ như thế nhưng vẫn có rất nhiều thương lái tìm mua và kinh doanh nguồn động vật quý này. Ngày nay rùa vàng càng ngày càng khan hiếm và giá cả cứ tăng lên từng ngày.
2. GÀ ĐÔNG TẢO
Gà Đông Tảo (còn gọi là Đông Cảo) là một giống gà đặc hữu và quý hiếm ở có riêng ở Việt Nam mà không nơi nào còn lại trên thế giới có. Loài gà được nuôi cổ truyền ở xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Vào thời phong kiến, gà được dùng để cúng tế và dâng lên vua. Ngày nay, gà Đông Tảo đang được bảo tồn gen để ngăn chặn nguy cơ tuyệt chủng.
Gà Đông Tảo với thân hình bệ vệ – Ảnh: Sưu tầm
Về đặc điểm, gà Đông Tảo thuộc giống gà to con, bệ vệ, nặng khoảng từ 3-6kg, có da đỏ, đầu oai vệ và có cặp chân vững chãi, sù sì và bao quanh chân ở phía trước là một lớp vảy da sắp xếp không theo hàng, phần còn lại da sùi giống bề mặt quả dâu tằm và bốn chân thì xòe ra. Gà thường có màu thâm ở những phần không có lông, riêng gà mái có những chiếc lông được điểm màu vàng, trắng sữa, nâu đỏ hoặc đen trông rất đặc sắc.
Các món ăn được chế biến từ gà Đông Tảo – Ảnh: NH Văn Lang
Gà Đông Tảo được chế biến thành nhiều món ăn: gà nấu nấm, gà hầm thuốc bắc, gà xé phay, súp gà… Thịt gà ăn giòn, dai và săn chắc, thơm ngon và bổ dưỡng. Vì thế, giống gà này giá dao động từ 1 triệu đồng trở lên đối với 1kg, tuy nhiên cũng có những con gà Đông Tảo được bán với giá từ 20 – 50 triệu đồng. Ngoài ra, chân càng to, giá gà càng cao hơn.
Hiện nay, trước nhu cầu về nguồn thực phẩm từ món gà Đông Tảo, nước ta đang có kế hoạch xuất khẩu loài gà này đến nhiều quốc gia trên thế giới. Mỗi dịp Tết đến xuân về, gà Đông Tảo được xem là quà biếu và vật phẩm cúng gia tiên ngày Tết.
3. GÀ CHÍN CỰA
Gà chín cựa vốn quen thuộc trong truyền thuyết dân gian Sơn Tinh – Thủy Tinh của Việt Nam, đây là 1 trong 3 sính lễ hỏi cưới mà vua Hùng yêu cầu khi muốn kết hôn cùng nàng Mỵ Nương. Đây là giống gà có nhiều cựa, được nuôi ở núi Mẫu Sơn – huyện Cao Lộc – tỉnh Lạng Sơn và Xuân Sơn – Phú Thọ.
Gà chín cựa có kích cỡ nhỏ nhưng rắn chắc, nặng không quá 1.5kg. Mào gà đỏ tươi, đuôi cong vút tựa cầu vồng và rất mảnh. Mắt gà sáng quắc và trông rất hiếu chiến, hung dữ. Chân gà to, chắc, mọc đều, có 3 – 4 cựa mỗi bên. Mỗi cựa dài, ngắn khác nhau, mọc theo hàng, đặc biệt cựa trên cùng là sừng cong vút như lưỡi câu liêm, nanh lợn rừng. Gà chín cựa khi đủ lông, đủ cánh có thể bay như các loài chim.
Gà chín cựa tại Xuân Sơn, Phú Thọ – Ảnh: vietpictures
Gà có đầy đủ chín cựa thì khá quý hiếm và được bảo tồn để gia tăng sản xuất và chắt lọc lưu giữ nguồn gen quý. Thịt gà chín cựa săn chắc như gà rừng, thơm ngon và bổ dưỡng. Khi đến Mẫu Sơn hay Phú Thọ, du khách có thể thưởng thức món đặc sản gà chín cựa như gà tẩm hương quế, hương hồi.
Gà chín cựa ngày nay trở thành quà biếu Tết – Ảnh: dabaco
Hơn nữa, theo quan niệm của người dân địa phương nơi đây, chân gà còn có thể đoán vận may của năm mới. Chính những yếu tố quý hiếm, thơm ngon cùng với quan niệm có gà chín cựa trong ngày Tết giúp gia chủ sung túc, giàu sang nên giống gà bước ra từ truyền thuyết này có giá từ vài trăm nghìn đến hơn 1 triệu đồng với 1 kg hoặc hơn chục triệu đồng mỗi con.
4. CUA HUỲNH ĐẾ
Cua Huỳnh Đế (hay còn gọi là cua Hoàng Đế) là một loại cua biển trong cận bộ cua được phân bố chủ yếu ở vùng biển phía Đông Nam Thái Bình Dương. Ở Việt Nam, cua Huỳnh Đế sinh trưởng và xuất hiện ở nhiều vùng biển sạch, nằm sâu ở đáy biển cát vàng và nguồn nước trong xanh như vùng biển Quy Nhơn, Tuy Phong và Nha Trang. Cua xuất hiện khi biển động và khá nhiều vào mùa xuân, tuy nhiên việc đánh bắt cua Huỳnh Đế phải đối mặt với nhiều khó khăn và nguy hiểm ở vùng biển sâu.
Cua Huỳnh Đế có hình thù khá lạ, độc đáo – Ảnh: hivietnam
Cua nặng chỉ hơn 1 kg. Cua Huỳnh Đế to bằng bàn tay xòe, mình khum tròn, mai hình vuông, đầu dài hơi cuối xuống, có nhiều râu và thân có màu đỏ hồng hoặc màu xanh tím. Đồng thời, khác với các loại cua thường, loài hải sản này chỉ có 6 chân và 2 càng, các que và càng ngắn và to. Cua có bộ áo giáp dày và cứng, vàng rực như hoàng bào, li ti gai nhọn xuôi theo thân.
Món ngon được chế biến từ loài cua vua – Ảnh: Sưu tầm
Đây là loài hải sản có giá trị kinh tế cao và được làm nguyên liệu để chế biến các món đặc sản phục vụ cho những ai thích hải sản và thịt cua. Thịt cua Huỳnh Đế thơm ngon, bổ dưỡng, thớ thịt cua săn chắc và giàu chất đạm. Với giá trị dinh dưỡng cao, cua Huỳnh Đế có giá khoảng từ 5 triệu đồng một con.
5. TỔ YẾN
Tổ chim yến được xây trong mùa sinh sản va do con trống xây khoảng 35 ngày. Tổ được xây hình dạng như cái bát được dính vào thành hang đá. Tổ yến bao gồm nhiều phiến mỏng được dệt từ sợi tơ bằng nước bọt chim yến và cô động, bện vào nhau.
Tổ yến được tìm thấy trên vách đá, hang động nơi chim yến sinh sống. Tổ yến có nhiều cách phân loại, thường thì phân biệt bằng màu sắc (gồm huyết yến, hồng yến và bạch yến) và theo đẳng cấp (huyết, hồng, quan, thiên, bài, địa, vụn) và hình thức khai thác (tổ yến trong động và tổ yến ở nhà). Trong đó, huyết yến là loại tổ yến chất lượng tốt nhất và có giá trị kinh tế cao nhất.
Các loại tổ yến phổ biến – Ảnh: Sưu tầm
Tổ yến là một trong 8 món ăn cao lương mĩ vị (Bát Trân) bổ dưỡng, cung cấp khá đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể. Tổ yến dùng cho các trường hợp cơ thể suy nhược, mệt mỏi, biếng ăn, khí huyết kém. Tổ yến chứa lượng protein cao, nhiều loại axit amin cần thiết cho cơ thể (khoảng 18 loại), tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Tổ yến có tác dụng tăng cường trí nhớ, tăng dẫn truyền xung động thần kinh và giúp cơ thể người phục hồi nhanh khi bị nhiễm xạ hay tổn thương hồng cầu, đồng thời giúp phục hồi sụn bao khớp trong những trường hợp thoái hóa khớp. Tổ yến còn chứa khoảng 31 nguyên tố vi lượng cho sự phát triển của trẻ và bồi dưỡng cho người già. Ngoài ra, thực phẩm này còn hỗ trợ hình thành chất tái tạo lại cấu trúc của da, ngăn ngừa nếp nhăn, chống lão hóa, chống nổi mụn tàn nhang, vết nám và bảo vệ da sáng mịn đầy sức sống.
Súp tổ yến bổ dưỡng được nhiều thực khách ưa chuộng – Ảnh: Sưu tầm
Tổ yến chế biến khá phức tạp vì nếu không làm sạch và không cẩn thận trong quá trình chế biến có thể làm mất các dưỡng chất quan trọng trong tổ yến. Yến sào phổ biến từ các món mặn đến món ngọt, quen thuộc như: chè tổ yến, súp tổ yến, cháo tổ yến, tổ yến chưng đường phèn… đều được đông đảo mọi người ưa chuộng và thưởng thức. Giá tổ yến có nhiều loại, tổ yến quý hiếm từ thiên nhiên sẽ đắt hơn rất nhiều so với tổ yến được nuôi. Trong đó, giá của 1kg tổ yến thiên nhiên chất lượng khoảng 50 triệu đồng và huyết yến là 230 triệu đồng.
6. CÁ ANH VŨ
Cá anh vũ được xem là loài cá quý và tiến dâng lên vua vào thời phong kiến. Theo huyền sử đất Việt truyền lại, cá anh vũ xuất hiện từ 4000 năm trước, được vua hùng đặt tên và phong danh hiệu “Văn Lang đệ nhất ngư”. Ngày nay, cá anh vũ sống ở lưu vực các con sông miền Bắc nước chảy sâu và ở đáy có đá.
Cá anh vũ có sụn môi được đánh giá cao – Ảnh: Sưu tầm
Cá có thân dày và màu xám tro, thuôn dần về phía đuôi, phần bụng có màu vàng nhạt. Miệng cá phía dưới rạch ngang, môi dưới rộng hình tam giác, nhiều gai thịt nổi tròn và có 2 đôi râu. Miệng các cực khỏe để bám vào vách đá nên miệng bành ra rất to. Cá anh vũ có kích thước trung bình, chều dài từ 31-70cm, trọng lượng có thể nặng đến 5kg.
Thịt cá an vũ săn chắc lại có tính ôn hòa, do sống ở vùng nước xiết, có thể chữa các bệnh nóng nhiệt, táo bón và bồi bổ thận, hoàn. Thành phần trong thịt cá anh vũ còn chứa 1 số khoáng vi chất có lợi cho sức khỏe, giúp cơ thể khoan khoái và đầu óc tỉnh táo.
Cá anh vũ quý hiếm được chế biến thành nhiều món ăn ngon ngày nay – Ảnh: Saigonamthuc.vn
Nếu như giống gà Đông Tảo hay chín cựa có điểm đặc trưng ở chân thì cá anh vũ có đặc trưng bởi cái miệng bành như mõm lợn được đánh giá cao. Các món ăn chế biến từ cá anh vũ nổi tiếng khắp nơi, trong đó cá anh vũ được nướng hoặc hấp chín ăn kèm với khế xanh, chuối xanh cùng các loại rau sống. Cá anh vũ còn là nguyên liệu chất lượng cho món chả cá đất kinh kỳ Thăng Long.
Không chỉ là loài cá từng được dâng lên vua hay cúng tế thần linh, cá anh vũ là món ăn may mắn nên hiện nay, giá cá anh vũ từ 1.5 triệu đồng – 3 triệu đồng trở lên và được đông đảo mọi người từ các miền tìm mua để được thưởng thức hương vị và bồi bổ cơ thể.
7. CÁ CHÌA VÔI
Cá chìa vôi là một loài cá hiếm, sinh sống và phát triển chỉ môi trường nước nhất định – lưu vực nước xoáy sông Nhà Bè, nơi hợp lưu giữa sông Sài Gòn và sông Đồng Nai – nơi có dòng nước mặn, ngọt và lợ.
Cá chìa vôi có thân hình giống cá điêu hồng, có dạng hình cầu, thân dày, vảy vàng óng, vây lưng phát triển thành đoạn xưng cứng chắc, sắc nhọn, dài cả gang tay và chìa lên như cây dùng để quệt vôi ăn trầu nên được gọi là chìa vôi – cũng là vũ khí tự vệ của cá.
Cá chìa vôi to ở một nhà hàng tại TPHCM – Ảnh: NH Hàng Dương
Thịt các chìa vôi rất thơm ngon và là nguồn cung cấp nhiều chất đạm, ít chất béo, nhiều vitamin và khoáng chất. Cá chìa vôi có công dụng giúp tái tạo hồng cầu và kích hoạt hệ miễn nhiễm. Cá này còn được dùng làm thuốc với tác dụng bổ thận, tráng dương, trị đau lưng và bướu cổ, tràng nhạc (sưng hạch cổ, lao hạch).
Cá chìa vôi có thể chế biến khá nhiều món ăn như cháo, nướng, chiên, hấp, kho.. và món nướng cá chìa vôi được nhiều người ưa chuộng hơn cả vì mùi nuớng thơm lừng và được chế biến đơn giản.
Cá chìa vôi là nguồn thức ăn quý và ngày càng khan hiếm, chính vì lẽ đó mà giá thành ngày một tăng cao. Giới sành ăn cá chìa vôi ở Việt Nam luôn “săn đón” với giá từ 1 – 1.3 triệu đồng và cá càng lớn thì càng đắt hơn.
.
8. SÁ SÙNG
Sá sùng (hay còn gọi là địa sâm, giun biển…) là một trong những loại hải sản quý hiếm từ xa xưa, được ví như loài sâu biển. Ở Việt Nam, chúng ta có thể tìm thấy sá sùng ở các vùng ven biển nơi thủy triều lên xuống tạo ra những doi cát như Vân Đồn, Móng Cái, Quảng Ninh, Nha Trang và Côn Đảo.
Sá sùng phơi khô – Ảnh: chudu
Sá sùng là loài thân mềm, có hình dạng na ná như con giun khổng lồ trong những hang đá, khe cát ở tận dưới đáy biển từ 10 – 30m. Khi còn tươi, sá sùng có độ dài từ 5-10cm (những con lớn từ 15-40cm), đường kính khoảng 20cm. Thân có màu nâu và nhiều sợi cơ dọc bao quanh. Khi bắt khỏi mặt biển, chúng thu minh tròn như quả bóng và có cái miệng bé. Ruột như ruột giun, chỉ 1 đường ống từ đầu đến cuối, chứa nhiều cát.
Sá sùng nướng – Ảnh: Sưu tầm
Sá sùng có thể sử dụng như vị thuốc cường dương, tăng sinh lực, bồi bổ sức khỏe hiệu quả, có chức năng giải nhiệt, làm mát phổi, giảm sốt, chữa đau răng. Sá sùng có chứa lượng đạm khá cao, chứa nhiều axit amin và các nguyên tố khoáng giàu dinh dưỡng. Chúng thường dùng tươi để nấu phở truyền thống để nước dùng thêm ngọt, vị đậm đà hoặc rán, xào, nấu cháo… Đồng thời, sá sùng còn được bảo quản bằng cách phơi khô rồi nướng hoặc tán thành bột mịn làm thuốc.
Sá sùng từ thời phong kiến đã được dâng lên cho vua, quan trong triều đình và chỉ những người giàu mới có điều kiện ăn hải sản quý này. Sá sùng có giá trị kinh tế rất cao mà ngày càng khan hiếm nên giá thành tăng mạnh, để mua được 1 kg sá sùng khô thì có giá tương đương 1 chỉ vàng. Hẳn thế, người ta thường đùa khéo nhau rằng ăn sá sùng khô như ăn vàng ròng.
9. SÂM CẦM
Sâm cầm nằm trong danh sách được cống nạp cho vua hàng năm và chỉ có vua và quý tộc mới có được thưởng thức món sâm cầm.
Sâm cầm là giống chim di cư, nó bay dọc trái đất và được tìm thấy ở ao hồ và đầm nước ngọt. Loài chim này từng di cư về vùng hồ Tây – Hà Nội, là đặc sản của vùng này bởi câu ca dao thân quen:
“Dưa La, húng Láng, ngổ Đầm
Cá rô Đầm Sét, sâm cầm hồ Tây.”
Đàn sâm cầm di cư đến hồ Tây vào những ngày đông – Ảnh: Sưu tầm
Sâm cầm có kích cỡ trung bình, từ 0.5 – 0.8kg. Đây là loài chim có đầu và cổ màu đen tuyền, mắt nâu đỏ, mỏ nhọn dài và miếng sừng sau mỏ có màu trắng. Lông ở lưng và bụng màu xám, đuôi thì sẫm màu hơn.
Món sâm cầm quay chín đều – Ảnh: Sưu tầm
Thịt sâm cầm mềm, đỏ và giàu đạm nên được coi là món ăn đại bổ được nhiều thực khách săn đón. Thịt loài chim quý này được chế biến cầu kỳ thành những món ăn ngon, đặc sắc như quay, rán, nướng và hầm với 1 số vị thuốc quý sẽ có tác dụng bổ dưỡng cao, tăng lực. Ngoài ra, món ăn này còn được dùng cho người bị thiếu máu, suy yếu bởi tuổi già, trẻ em gầy còm. Rượu làm từ sâm cầm là dùng làm thuốc giúp mạnh gân xương, chân tay cứng cáp, bớt đau mỏi, lao động khỏe và dai sức.
Chính vì đại bổ như thế và sâm cầm tự nhiên càng khan hiếm nên sâm cầm ngày nay được nuôi nhiều ở các trang trại lớn có giá khoảng 1 triệu đồng chỉ 0.5kg và sẽ đắt hơn nữa nếu là sâm cầm tự nhiên di cư đến.
10. TÔM HÙM
Tôm hùm là vua của loài tôm, hải sản có giá trị rất cao. Tôm hùm sống ở biển với điều kiện đó là vùng biển ấm, lặng và các khe hoặc hang hốc dưới đáy biển. Ở Việt Nam, tôm hùm phân bố tự nhiên và được nuôi nhiều ở ven biển miền Trung (Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa).
Tôm hùm nướng thơm lừng – Ảnh: sưu tầm
Họ tôm hùm có đặc điểm thân dài, có đuôi cơ bắp và càng lớn. Trọng lượng tôm hùm cũng khá nặng, tối đa đến 9kg và có kỉ lục đến 20kg.
Món tôm hùm thơm ngon bổ dưỡng – Ảnh: Syrena restaurant
Tôm hùm là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời từ thiên nhiên ban tặng, bởi vì chúng giàu vitamin, canxi, protein và omega-3, ít chất béo, có tác dụng giảm bệnh tim mạch, rất tốt cho sức khỏe.
Hiện nay, việc nhân giống hay thụ tinh nhân tạo cho tôm hùm còn nhiều hạn chế, tôm hùm chỉ khai thác tự nhiên và ngày càng giảm đi do nhu cầu khai thác quá lớn. Vì vậy, giá tôm hùm tươi ở các nhà hàng tại đô thị lớn rất đắt đỏ và xa xỉ, có giá từ 3.5-4 triệu đồng/kg.
Những món ăn đắt đỏ không chỉ vì nguồn dinh dưỡng cao cần thiết cho cơ thể mà còn bởi đó đều là những món ăn quý và khan hiếm. Bạn đã từng thử món ăn nào trong danh sách trên chưa? Hãy cùng chia sẻ với Mytour nhé!
Mỹ Phượng – Mytour.vn
Lưu ý: Tất cả bài viết thuộc bản quyền Mytour.vn. Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại Mytour.vn.
Đăng bởi: Hòa Nguyễn
Từ khoá: Khám phá những món ăn đắt đỏ bậc nhất Việt Nam
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Khám phá những món ăn đắt đỏ bậc nhất Việt Nam tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.