Bạn đang xem bài viết Tại sao Khuê Văn Các được chọn làm biểu tượng của thủ đô Hà Nội? tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Năm 1999, tại kỳ họp thứ 14 Hội đồng Nhân dân tp Hà Nội đã thông qua Nghị quết về việc công nhận Khuê Văn Các tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám làm biểu tượng của thủ đô Hà Nội. Bạn có biết tại sao không phải tháp Rùa, chùa Một Cột mà lại là Khuê Văn Các được chọn làm biểu tượng của thủ đô ngàn năm tuổi không? Cùng tìm hiểu nhé!
Khuê Văn Các – biểu trưng cho truyền thống hiếu học của người Việt
Khuê Văn Các nằm trong Văn Miếu – Quốc Tử Giám, nơi được coi là trường đại học đầu tiên của người Việt. Khuê Văn Các cũng là hình ảnh đặc trưng nhất, in đậm trong tâm trí người Việt nhất mỗi khi nhắc đến Văn Miếu – Quốc Tử Giám.
Khuê Văn Các tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám Chọn Khuê Văn Các làm biểu tượng là trân trọng và phát huy truyền thống nêu cao tinh thần hiếu học của người Việt, thể hiện tầm nhìn và định hướng coi trọng giáo dục của đất nước trong tương lai. Do đó, Khuê Văn Các chính là biểu tượng xứng đáng cho thủ đô của nước Việt, của người Việt.
Khuê Văn Các- kiến trúc cổ mang phong cách đặc trưng văn hóa Việt
Theo các tài liệu sử sách còn ghi lại, Khuê Văn Các hoàn thành từ năm 1805 dưới thời Nguyễn. Công trình có 2 tầng 8 mái. Tầng gác bên trên có kết cấu bằng gỗ, bốn gốc có hàng lan can chất liệu gỗ tiện. Mái ngói được nâng bởi những giá gỗ đơn giản, thanh thoát và vững chắc. Khuê Văn Các có bốn mặt, các mặt đều được bịt bằng ván gỗ và có một cửa tròn có những thanh gỗ nhỏ chống tỏa ra bốn phía. Cửa và những thanh gỗ chống này tượng trưng cho sao Khuê lấp lánh. Mé trên sát mái phía cửa ngoài có treo một biển đền 3 chữ “Khuê Văn Các” được sơn son thiếp vàng. Mỗi mặt tường gỗ đều chạm đôi câu đối chữ Hán rất ý nghĩa.
Khuê Văn Các nhìn từ phía Hồ Thiền Quang Khuê Văn Các có kiến trúc dạng cổ lầu, nhỏ nhắn và đơn giản. Đây là kiểu kiến trúc rất đặc trưng cho kiến trúc Việt Nam, văn hóa Việt Nam. Chính vì thế là biểu tượng của văn hóa, văn hiến và truyền thống của người Việt.
Biểu tượng Khuê Văn Các mang tính ứng dụng cao
Một mẫu biểu trưng, biểu tượng ngoài yêu cầu về tính thẩm mỹ, sự kết hợp hài hòa giữa tính dân tộc và hiện còn cần có tính ứng dụng, thuận tiện cho việc in ấn, phóng to, thu nhỏ, đắp nổi, dễ thể hiện trên các loại chất liệu, công trình kiến trúc. Khuê Văn Các có một số nét cách điệu đơn giản mang tính ứng dụng cao. Đây là tác phẩm của họa sĩ Phạm Ngọc Tuấn, người Hà Nội, hiện đang sống tại Pháp. Nhân vật này cũng là tác giả của logo chùa Cầu – biểu trưng của thành phố Hội An nổi tiếng.
Khuê Văn Các – biểu trưng Hà Nội được thiết kế trang trí đèn đường thủ đô Kể từ khi Khuê Văn Các được công nhận là biểu trưng của Thủ đô, thành phố Hà Nội đã đưa vào sử dụng rộng rãi trong tổ chức các lễ hội kỷ niệm… Đặc biệt là từ sau Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội (vào năm 2010) biểu trưng Khuê Văn Các đã trở thành hình ảnh thân thuộc, gắn bó, mang tính biểu tượng của Thủ đô ngàn năm văn hiến.
Có thể nói Tháp Rùa – hồ Hoàn Kiếm, chùa Một Cột, Hoàng thành Thăng Long… có lịch sử lâu đời hơn Khuê Văn Các, cũng là một phần không thể thiếu, in đậm trong tâm trí mỗi người khi nhớ về truyền thống, lịch sử Hà Nội. Song biểu tượng cần bao hàm sự khái quát, truyền thống và hiện đại, mang tính giáo dục, làm rõ đặc trưng nổi bật của Thăng Long – Hà Nội. Do vậy, Khuê Văn Các thực sự là biểu trưng, biểu tượng xứng đáng, niềm tự hào của thủ đô, của người Việt. Quỳnh Thanh Theo Báo Thể Thao Việt Nam
Đăng bởi: Bùi Tấn Quang
Từ khoá: Tại sao Khuê Văn Các được chọn làm biểu tượng của thủ đô Hà Nội?
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Tại sao Khuê Văn Các được chọn làm biểu tượng của thủ đô Hà Nội? tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.