Bạn đang xem bài viết Giáo án Ngữ văn 9 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Cả năm) Kế hoạch bài dạy môn Ngữ văn lớp 9 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Giáo án Ngữ văn 9 sách Kết nối tri thức với cuộc sống trọn bộ cả năm, mang tới các bài soạn của 35 tuần trong cả năm học. Qua đó, giúp thầy cô tiết kiệm khá nhiều thời gian, công sức trong quá trình xây dựng kế hoạch bài dạy môn Văn 9 KNTT của mình.
Giáo án Văn 9 Kết nối tri thức cả năm được biên soạn kỹ lưỡng, trình bày khoa học. Bên cạnh đó, thầy cô có thể tham khảo thêm Kế hoạch dạy học môn Ngữ văn 9 Kết nối tri thức. Vậy mời thầy cô cùng tải miễn phí Giáo án Văn 9 Kết nối tri thức:
Giáo án Ngữ văn lớp 9 sách Kết nối tri thức
Chuyện người con gái Nam Xương
(Nam Xương nữ tử truyện)
Nguyễn Dữ
I. Mục tiêu
1. Năng lực đặc thù
– Nhận biết và phân tích được một số yếu tố trong truyện truyền kì như: không gian, thời gian (thời gian thực và thời gian kì ảo), chi tiết, cốt truyện, nhân vật chính (hành động, lời nói, tính cách), lời người kể chuyện.
– Nêu được nội dung bao quát của văn bản, bước đầu phân tích các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện và nhân vật trong tính chỉnh thể tác phẩm.
– Vận dụng một số hiểu biết về lịch sử Việt Nam để đọc hiểu văn bản.
2. Năng lực chung
– Biết lắng nghe và tích cực phản hồi trong giao tiếp
– Biết tự chủ, chủ động trong tìm hiểu văn bản, tác giả và phần Tri thức ngữ văn.
– Biết xác định vấn đề, tư duy và giải quyết các nhiệm vụ được giao.
– Biết vận dụng vấn đề vào thực tiễn.
3. Phẩm chất
Trân trọng người phụ nữ có phẩm chất tốt đẹp và cảm thương cho người phụ nữ trong xã hội Phong Kiến.
II. Phương pháp, phương tiện và chuẩn bị của học sinh
– Phương pháp: gợi mở, làm nhóm, đọc sáng tạo, nêu và giải quyết vấn đề
– Phương tiện: SGK, máy tính, máy chiếu, phiếu học tập.
– Chuẩn bị HS: GV yêu cầu HS đọc phần tri thức ngữ văn về truyện truyền kì, đọc trước văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương”
III. Tiến trình tổ chức
Hoạt động khởi động
Mục tiêu
– Huy động tri thức nền liên quan đến bài học
– Khơi gợi hứng thú, nhu cầu hiểu biết của HS về bài học
Sản phẩm
Hoạt động GV |
Hoạt động HS |
Sản phẩm cần đạt |
– GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:Em hiểu biết gì về vị thế người phụ nữ Việt Nam thời Phong Kiến? – GV cho HS trả lời câu hỏi và nhận xét. – GV dẫn lời vào bài: Qua câu trả lời của bạn, chúng ta thấy được người phụ nữ trong xã hội Phong Kiến sống khổ cực, áp bức bởi tư tưởng trọng nam khinh nữ, tư tưởng nam quyền. Để hiểu rõ điều này hơn, chúng ta sẽ cùng nhau khám phá văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương” (nhan đề gốc là Nam Xương nữ tử truyện) của Nguyễn Dữ. |
HS trả lời câu hỏi của GV. HS lắng nghe GV nhận xét và |
HS nêu được vị thế của người phụ nữ trong xã hội phong kiến vốn tồn tại phổ biến tư tưởng trọng nam khinh nữ HS xác định được nhiệm vụ học tập qua tri thức nền về người phụ nữ trong xã hội Phong Kiến. |
Hoạt động hình thành kiến thức
Mục tiêu
– Nhận biết và phân tích được một số yếu tố trong truyện truyền kì như: không gian, thời gian, chi tiết, cốt truyện, nhân vật chính, lời người kể chuyện.
– Nêu được nội dung bao quát của VB; bước đầu biết phân tích các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm.
– Vận dụng được một số hiểu biết về lịch sử văn học Việt Nam để đọc hiểu VB văn học
Sản phẩm
Hoạt động GV |
Hoạt động HS |
Sản phẩm cần đạt |
I. Đọc và tìm hiểu chung – GV cho HS làm việc cá nhân thực hiện phiếu học tập số 1: Tìm hiểu tri thức ngữ văn (PHỤ LỤC) – GV mời HS trình bày về tri thức ngữ văn đã tìm hiểu. – GV cho HS thực hiện nhiệm vụ: gạch chân thông tin cần thiết về tác giả Nguyễn Dữ và tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương”. Thời gian hoạt động: – GV mời HS trình bày về thông tin tác giả và tác phẩm trong sách giáo khoa. – GV cho HS đọc văn bản và yêu cầu HS: Qua việc đọc văn bản, hãy nêu bố cục của tác phẩm. Lưu ý về chú thích trong văn bản. – GV cho HS trả lời câu hỏi và nhận xét. – GV chốt kiến thức về tri thức ngữ văn và thông tin tác giả và văn bản. |
HS trình bày kết quả thảo luận về tri thức ngữ văn và thông tin tác giả, tác phẩm. HS đọc văn bản và nêu bố cục của tác phẩm. HS lắng nghe GV chốt kiến thức và ghi vào vở. |
I. Đọc và tìm hiểu chung Đáp án PHT số 1: 1-c 2-a 3-b 4-e 5-d 1. Tri thức ngữ văn – Truyện truyền kì là thể loại văn xuôi tự sự, thuộc văn học viết, dùng yếu tố kì ảo làm phương thức nghệ thuật để phản ánh đời sống. Ngoài ra, tác giả sử dụng yếu tố hiện thực và yếu tố kì ảo kết hợp, đan xen một cách linh hoạt. Qua đó, người đọc thấy được những vấn đề cốt lõi hiện thực cũng như quan niệm, thái độ của tác giả. – Các yếu tố trong truyện truyền kì: + Cốt truyện: được tổ chức dựa theo chuỗi sự kiện sắp xếp theo trật tự tuyến tính, quan hệ nhân quả. + Nhân vật: thế giới nhân vật khá đa dạng, phong phú, nổi bật ba nhóm: thần tiên, người trần và yêu quái.Các nhân vật có nét kì lạ, biêu hiện nguồn gốc ra đời, ngoại hình và năng lực siêu nhiên. + Không gian và thời gian: Không gian có sự pha trộn cõi trần, cõi tiên và cõi âm, ba cõi này không tồn tại tách biệt mà liên thông với nhau. Thời gian có sự kết hợp thời gian thực và thời gian ảo. Thời gian thực với các điểm mốc, các niên đại xác định góp phần tạo nên giá trị tác phẩm. Thời gian kì ảo ở cõi tiên, cõi âm-nơi mọi thứ ngưng đọng, không biến đổi, không giới hạn. 2. Văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương a, Tác giả: Nguyễn Dữ – Nguyễn Dữ quê ở Hải Dương, sống vào thế kỉ XVI. – Truyền kì mạn lục là tác phẩm tiêu biểu nhất của Nguyễn Dữ, viết bằng chữ Hán. b, Văn bản”Chuyện người con gái Nam Xương” – Là truyện thứ 16 trong 20 truyện trong tập “Truyền kì mạn lục” – Bố cục: Tác phẩm gồm ba phần. + Phần thứ nhất (từ đầu đến lo liệu như đối với cha mẹ đẻ mình): Giới thiệu về hai nhân vật Vũ Nương – Trương Sinh; gia cảnh nhà Trương Sinh và cuộc sống của Vũ Nương khi chồng đi lính. + Phần thứ hai (từ Qua năm sau, giặc ngoan cố đã chịu trói đến nhưng việc trót đã qua rồi): Nỗi oan bị chồng nghi ngờ và hành động tự trầm của Vũ Nương. + Phần cuối (từ Cùng làng với nàng đến hết): Cuộc gặp gỡ tình cờ giữa Phan Lang và Vũ Nương trong động của Linh Phi và việc Vũ Nương trở về trên sông gặp Trương Sinh để giải toả nỗi oan khuất. |
– GV đặt câu hỏi cho HS: Qua phần tri thức ngữ văn, theo em, khi đọc hiểu tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương, em dự định sẽ thực hiện những hoạt động nào để đọc hiểu được tác phẩm này? |
HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi của GV |
3. Định hướng cách đọc hiểu truyện truyền kì – Khi đọc truyện truyền kì, cần tóm tắt truyện, xác định không gian, thời gian trong truyện, tìm hiểu các nhân vật, chỉ ra và nêu tác dụng của các chi tiết kì ảo, nêu chủ đề của truyện,… |
II. Khám phá văn bản 1. Tìm hiểu cốt truyện, ngôi kể GV yêu cầu HS: Từ việc đọc VB ở nhà , HS thực hiện nhiệm vụ sau: Sắp xếp các sự việc vào các ô từ 1-7. Xác định ngôi kể trong câu chuyện ở phiếu học tập số 2 (PHỤ LỤC) Thời gian hoạt động: 3 phút GV cho HS tóm tắt truyện và xác định ngôi kể GV cho HS báo cáo kết quả của mình và nhận xét. GV chốt kiến thức và bổ sung |
HS thực hiện nhiệm vụ và báo cáo kết quả của mình. HS lắng nghe GV nhận xét và chốt kiến thức, ghi bài vào vở. |
II. Khám phá văn bản 1. Tìm hiểu cốt truyện, ngôi kể Đáp án sắp xếp 1-c 2-d 3-e 4-f 5-b 6-a 7-g a, Cốt truyện – Vũ Thị Thiết (hay còn gọi là Vũ Nương), quê ở Nam Xương, là người con gáithùy mị nết na tư dung tốt đẹp. – Điều ấy khiến cho Trương Sinh đem lòng yêu mến, xin mẹ trăm lạng vàng để cưới nàng về làm vợ. Biết chồng mình hay ghen, đa nghi, nàng luôn giữ gìn khuôn phép và không để vợ chồng bất hòa. – Đất nước có chiến tranh, Trương Sinh đi lính, Vũ Nương ở nhà sinh con và nuôi con chăm sóc mẹ già. Mẹ Trương Sinh nhớ thương con mà ốm Vũ Nương hết lòng chăm sóc tận tình. – Khi mẹ chồng chết, Vũ Nương lo ma chay chu đáo như cha mẹ đẻ. Trương Sinh trở về và bế con ra mộ mẹ, Trương Sinh tình cờ biết con còn có một người khác mà đêm đêm vẫn đến, về đến nhà chàng mắng chửi thậm tệ và ruồng bỏ đuổi Vũ Nương ra khỏi nhà mặc cho hàng xóm và nàng đã hết sức thanh minh. Nàng ra sông Hoàng Giang tự vẫn, may được Linh Phi cứu giúp làm tiên nữ dưới thủy cung – Cùng làng với làng có người tên là Phan Lang, vì cứu Linh Phi lúc hóa rùa đã được Linh Phi cứu sống, tình cờ gặp Vũ Nương ở thủy cung. – Nàng đã gặp nhờ Phan gửi cho chồng tín vật. Trương Sinh biết chuyện liền lập đàn giải oan trên bến Hoàng Giang cho vợ, Vũ Nương hiện về trong ngày lập đàn gặp lại hai cha con. b, Ngôi kể Câu chuyện được kể theo ngôi kể thứ ba. |
2. Nhân vật Vũ Nương, Trương Sinh và bi kịch của nàng GV cho HS thực hiện nhóm 4 người thực hiện phiếu học tập số 3: Tìm hiểu nhân vật Vũ Nương và Trương Sinh + Gạch chân các chi tiết trong sách giáo khoa về nhân vật Vũ Nương. Qua nhân vật này, lời người kể chuyện có vai trò như thế nào trong khắc họa nhân vật? + Nhận xét về lời thoại của Vũ Nương khi bị chồng nghi oan. Từ đó, nhận xét nhân vật Vũ Nương. + Gạch chân các chi tiết trong sách giáo khoa về nhân vật Trương Sinh. Lời người kể chuyện có vai trò như thế nào trong việc khắc họa nhân vật? – GV gợi ý, hướng dẫn cho HS: + Trong quá trình tìm chi tiết về nhân vật Vũ Nương và Trương Sinh, chú ý lời người kể chuyện, thái độ người kể chuyện như thế nào với nhân vật, từ đó mới nhận xét vai trò người kể chuyện trong việc khắc hóa nhân vật. + Trước khi nhận xét lời thoại của Vũ Nương, cần tìm lời thoại Vũ Nương nói với chồng lúc bị nghi oan. Qua từng lời thoại, nhận xét thái độ Vũ Nương. Từ đó, nhận xét nhân vật Vũ Nương Thời gian: 12 phút (8 phút thảo luận, 4 phút báo cáo) – GV cho HS thảo luận trong thời gian quy định. – GV cho nhóm HS lên báo cáo kết quả thảo luận nhóm mình. – GV cho HS nhận xét kết quả của nhóm. – GV nhận xét và chốt kiến thức |
HS thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn, chỉ đạo của GV. HS báo cáo kết quả thảo luận theo nhóm theo chỉ đạo của GV. HS lắng nghe nhận xét từ GV và các bạn trong lớp. HS lắng nghe GV nhận xét, chốt kiến thức và ghi bài vào vở. |
2. Nhân vật Vũ Nương, Trương Sinh và bi kịch của nàng a, Nhân vật Vũ Nương – Tính đã thuỳ mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp – Trong cuộc sống vợ chồng: luôn giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hoà. – Khi xa chồng, Vũ Nương là người vợ thuỷ chung, người con dâu hiếu thảo. Lời trăng trối của bà mẹ chồng đã thể hiện sự ghi nhận nhân cách và công lao của nàng đối với gia đình nhà chồng. – Khi bị chồng nghi oan, Vũ Nương có ba lời thoại: + Lời thoại 1: Phân trần để chồng hiểu rõ tấm lòng mình, khẳng định sự thuỷ chung, trong trắng à Nàng hết lòng tìm cách hàn gắn hạnh phúc gia đình đang có nguy cơ tan vỡ. + Lời thoại 2: Nỗi đau đớn, thất vọng khi bị đối xử bất công. + Lời thoại 3: Lời than, cũng là lời nguyền mà Vũ Nương nói với thần sông để giãi bày nỗi niềm trước khi tự vẫn. Nhận xét: Vũ Nương là người phụ nữ xinh đẹp, nết na, hiền thục, đảm đang, nhưng lại rơi vào bi kịch. ð Lời người kể chuyện bộc lộ niềm cảm thông, thương xót cho Vũ Nương cũng như thân phận người phụ nữ trong xã hội lúc bấy giờ. b, Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến bi kịch của Vũ Nương – Nguyên nhân trực tiếp + Câu nói ngây thơ của bé Đản. + Chiếc bóng trên tường (Vũ Nương thường chỉ vào bóng của mình trên tường và bảo với con rằng đó là cha nó). – Nguyên nhân sâu xa + Tính đa nghi và ghen tuông thái quá của Trương Sinh. + Cuộc hôn nhân không bình đẳng. + Chiến tranh khiến gia đình li tán. + Tình trạng nam quyền của xã hội phong kiến. ð Tính đa nghi, ghen tuông của Trương Sinh là nguyên nhân cơ bản đẩy Vũ Nương vào thế cùng đường, không còn cách nào khác ngoài việc tự vẫn. c, Nhân vật Trương Sinh – Đa nghi, phòng ngừa vợ quá sức, hay ghen. – Khi nghe bé Đản kể với mình về người đàn ông đến hàng đêm, cứ đến rồi đi, chẳng chịu bế mình lúc đi ra mộ thăm mẹ thì nghi ngờ càng sâu, không gỡ ra được. – Chàng không nghe vợ thanh minh, vợ hỏi thì anh không nói, chỉ biết mắng nhiếc, đánh đuổi Vũ Nương đi kể cả bà con làng xóm khuyên cũng không nghe. – Đến khi bé Đản chỉ bóng người đàn ông, chàng mới tỉnh ngộ, thấu được nỗi oan của vợ. ð Trương Sinh là người cố chấp, bảo thủ, ghen tuông mù quáng. ð Qua đó thể hiện được bản chất xã hội Phong kiến đương thời thối nát, bất công, trọng nam quyền đã chà đạp lên số phận con người. Tính cách cố chấp, bảo thủ của Trương Sinh phản ánh chế độ nam quyền, trọng nam khinh nữ |
3. Nghệ thuật GV cho HS thực hiện nhiệm vụ nhóm theo cặp trong phiếu học tập số 4 (PHỤ LỤC): + Chỉ ra những yếu tố kì ảo trong tác phẩm (gạch chân trong SGK). + Nhận xét cách thức sử dụng yếu tố kì ảo trong tác phẩm của Nguyễn Dữ. + Ý nghĩa của những yếu tố kì ảo đó là gì? + Lời bình là yếu tố thường xuất hiện ở truyện truyền kì. Lời bình đã thể hiện nội dung gì trong tác phẩm và quan niệm của tác giả thể hiện như thế nào? Thời gian hoạt động: 13 phút (9 phút thảo luận, 4 phút báo cáo) GV cho HS báo cáo kết quả thảo luận và cho HS ở lớp nhận xét góp ý, bổ sung GV nhận xét và chốt kiến thức |
HS thực hiện nhiệm vụ dưới sự hướng dẫn của GV HS báo cáo kết quả thảo luận theo nhóm theo chỉ đạo của GV. HS lắng nghe nhận xét từ GV và các bạn trong lớp. HS lắng nghe GV nhận xét, chốt kiến thức và ghi bài vào vở |
3.Nghệ thuật a, Các chi tiết kì ảo Những yếu tố kì ảo trong tác phẩm: Phan Lang nằm mộng rồi thả rùa; Phan Lang lạc vào động rùa của Linh Phi, được đãi tiệc yến và gặp Vũ Nương, được sứ giả của Linh Phi rẽ nước đưa về dương thế; hình ảnh Vũ Nương hiện ra sau khi Trương Sinh lập đàn giải oan; bóng Vũ Nương mờ nhạt dần và biến mất.– Cách thức sử dụng những yếu tố kì ảo trong tác phẩm: Các yếu tố kì ảo được sử dụng đan xen với yếu tố thực về địa danh (bến đò Hoàng Giang, ải Chi Lăng), thời điểm lịch sử (cuối đời Khai Đại nhà Hồ), sự kiện lịch sử (quân Minh xâm lược nước ta, nhiều người chạy trốn ra ngoài bể, rồi bị đắm thuyền),.. – Ý nghĩa của những yếu tố kì ảo: + Tô đậm, làm hoàn chỉnh thêm nét đẹp của nhân vật Vũ Nương: dù ở thế giới khác vẫn nặng tình với cuộc đời, khao khát được phục hồi danh dự. Khát vọng được giải oan là nỗi niềm đau đáu trong lòng nàng. + Làm câu chuyện trở nên lung linh, kì ảo, hấp dẫn, lôi cuốn hơn. + Tạo nên một kết thúc phần nào có hậu cho tác phẩm, thể hiện ước mơ của nhân dân về sự công bằng trong cuộc đời: người tốt dù có trải qua bao oan khuất, dập vùi cuối cùng sẽ được minh oan. Tuy nhiên, kết thúc đó vẫn để lại sự xót xa, tiếc nuối vì tất cả chỉ là ảo ảnh mà thôi. b. Lời bình của tác giả – Lời bình nhấn mạnh ranh giới mơ hồ, khó rạch ròi, minh bạch giữa sự thật và giả dối ở đời. – Lời bình phê phán những người đàn ông gia trưởng đã đẩy người phụ nữ vào đường cùng |
III.Tổng kết – GV đặt câu hỏi cho HS: Qua khám phá văn bản, chúng ta rút ra được cách đọc hiểu thể loại truyện truyền kì như thế nào? – GV gợi ý cho HS trả lời câu hỏi (1) Nhắc lại cách đọc hiểu qua tìm hiểu ở phần tri thức ngữ văn (2) Qua khám phá văn bản, chúng ta khám phá thêm điều gì trong quá trình đọc hiểu văn bản? – GV đặt câu hỏi: Qua tác phẩm ”Chuyện người con gái Nam Xương”, nội dung của tác phẩm là gì? GV cho HS trả lời câu hỏi theo hướng dẫn, gợi ý của GV. GV cho HS nhận xét câu trả lời |
HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi của GV theo gợi ý HS trả lời câu hỏi và lắng nghe nhận xét từ GV, các bạn trong lớp HS lắng nghe GV chốt kiến thức và ghi bài vào vở. |
III. Tổng kết 1. Cách đọc hiểu thể loại truyện truyền kì Khi đọc truyện truyền kì, cần tóm tắt các sự việc chính trong truyện và xác định nhân vật. Thứ hai, khi tìm hiểu nhân vật cần tìm những chi tiết về nhân vật(xuất thân, lời nói, hành động), chi tiết kì ảo trong truyện và tác dụng. Ngoài ra, cần hiểu về hoàn cảnh sáng tác để hiểu thời điểm trong văn bản từ đó hiểu thêm cuộc sống con người thời đó. 2. Nội dung Qua tác phẩm”Chuyện người con gái Nam Xương”, tác giả giúp người đọc thấy đượcbi kịch tan vỡ hạnh phúc gia đình, qua đó phê phán xã hội phong kiến, đồng thời bày tỏ niềm thương cảm sâu sắc đối với sự bất hạnh của người phụ nữ. |
….
>> Tải file để tham khảo trọn bộ giáo án Ngữ văn 9 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Cả năm)
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Giáo án Ngữ văn 9 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Cả năm) Kế hoạch bài dạy môn Ngữ văn lớp 9 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.