Bạn đang xem bài viết Tham quan nhà mồ Cha Diệp trên đường hành hương thánh đường Tắc Sậy tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Nhà mồ Cha Diệp là một trong những địa điểm hành hương vô cùng nổi tiếng thuộc tỉnh Bạc Liêu, nơi sở hữu nhiều giá trị văn hóa tâm linh đã được gìn giữ qua nhiều thế hệ. Đây là nơi an nghỉ của Linh mục Trương Bửu Diệp – Cha xứ được nhiều người dân yêu mến vì lòng nhân hậu và tận tụy với giáo dân.
Không chỉ là điểm đến quen thuộc với giáo dân, khu vực mộ Cha Diệp còn hấp dẫn du khách thập phương bởi nét kiến trúc độc đáo cùng những câu chuyện kể về sự linh nghiệm của nơi đây. Để có được một chuyến hành hương thuận lợi và ý nghĩa nhất thì bạn đừng bỏ qua những kinh nghiệm hữu ích dưới đây.
Câu chuyện về Cha Diệp và nhà mồ cha Diệp
Cha Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp (1/1/1897 – 1946) là người thứ hai nhận nhiệm sở tại nhà thờ Tắc Sậy Bạc Liêu, sau này Cha trở thành Cha Chánh xứ. Giữa tình hình chính trị phức tạp những năm 1945, Cha vẫn quyết định ở lại nhà thờ, đồng hành và chăm lo cho giáo dân khu vực. Xung quanh cái chết của Cha có nhiều giai thoại, nhưng điểm chung của chúng là đều nói lên được sự can đảm, hết lòng vì giáo dân của Cha Diệp, sẵn sàng hy sinh mạng sống của mình.
Tượng Cha Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp – Ảnh: Du lịch Happy Tour
Sau khi mất, Cha được được chôn cất tại nhà thờ Khúc Tréo (năm 1946). Vào năm 1969, thi hài Cha được đưa về an táng trong khuôn viên nhà thờ Tắc Sậy. Theo giai thoại, Cha tử vì đạo vào ngày 12 tháng 3, nên đây cũng là thời điểm nhà mồ chật kín du khách tới viếng.
Nhà mồ Cha Diệp là nơi hành hương của bà con giáo dân khu vực cũng như người dân khắp nơi, không phân biệt tôn giáo. Câu chuyện về tình thương dành cho người dân cùng sự linh nghiệm của Cha Diệp là lý do người dân thường tới nơi đây thăm viếng.
Nơi Cha Diệp an nghỉ – Ảnh: Tuấn Thanh
Có nhiều giai thoại về “phép lạ” của Cha Diệp được lưu truyền khi có những người dân tin vào Cha, đến viếng mộ Cha Diệp với mong muốn bệnh tật thuyên giảm, cuộc sống bớt khó khăn. Đúng như câu nói của Chúa Giêsu: “Phúc cho ai không thấy mà tin”, câu chuyện về sự linh nghiệm của Cha Diệp tựa như một phép màu, và những phép lạ đó đã khiến nơi đây càng ngày càng được nhiều du khách đến ghé thăm.
Khám phá nhà mồ Cha Diệp Bạc Liêu
Mộ Cha Diệp là một trong những công trình tín ngưỡng linh thiêng, đồng thời sở hữu nhiều nét kiến trúc độc đáo mang lại nhiều trải nghiệm tham quan thú vị.
Chiêm ngưỡng kiến trúc bên ngoài
Về tổng thể, nhà mồ là sự kết hợp giữa những nét kiến trúc đậm chất phương Đông đã được cách tân, đổi mới. Bên ngoài nhà mồ lấy màu xanh dương nhạt làm chủ đạo, tạo nên cảm giác nhẹ nhàng và yên bình, hòa cùng không gian cây xanh bốn phía, càng khiến không gian thêm phần tươi sáng.
Ảnh: Hội Quỳnh
Công trình nhà mồ Cha Diệp gồm ba tòa nhà rộng lớn, 1 tòa chính và 2 tòa phụ ở 2 bên. Tòa nhà ở chính giữa có phần nóc cao hơn hai 2 tòa nhà còn lại, được xây dựng theo phong cách ba mái thời Việt cổ, tạo nên hình dáng giống như những đèn đình xưa. Phần mái cong mũi hài, được lợp ngói đỏ, cùng những mảng tường vòm đỏ tạo thêm điểm nhấn, đồng thời mang tới những nét thiết kế rất Á Đông.
Bên trên có họa tiết chim Lạc tượng trưng cho khát khao chinh phục trời xanh và niềm hy vọng về một tương lai tươi sáng. Ở nóc tòa chính giữa có cây Thập giá, bên dưới là một mặt đồng hồ lớn. Đây cũng là kiến trúc thường thấy tại nhiều nhà thờ như nhà thờ Đức Bà, nhà thờ Lớn Hà Nội.
Ảnh: Conggiao.vn
Cổng nhà mồ Cha Diệp được thiết kế theo kiến trúc cổng Tam quan cùng dòng chữ “Nơi an nghỉ Cha F.X.Trương Bửu Diệp, hai bên cổng nhỏ có thánh giá. Bên dưới hai cổng nhỏ được đặt hai bức tượng Thiên Sứ nổi bật.
Tòa bên phải có tượng Đức Mẹ, bên trái có tượng thánh Phêrô đằng sau là mảng tường màu vàng được khảm tỉ mỉ.
Không gian bên trong nhà mồ Cha Diệp
Bước vào cổng mộ Cha Diệp, thu ngay vào tầm mắt bạn sẽ là 3 lư hương lớn dùng cho du khách tới thắp hương, cầu nguyện. Những lư hương lúc nào cũng nghi ngút khói hương với lượng du khách tới đây thăm viếng.
Ảnh: Duc Nguyen
Trước khi đến khu vực mộ Cha, bạn sẽ bắt gặp một bức tượng Cha Diệp đặt ngay chính giữa của tòa nhà, tay trái Cha cầm sách, tay phải đang giơ cao cây Thánh giá. Qua bức tượng là khu vực mộ Cha Diệp, được xây bằng đá hoa cương màu nâu và đặt ngay chính giữa tòa nhà. Đây là điểm cầu nguyện, đọc kinh của các con chiên theo Đạo. Đồng thời, nhiều du khách tới nhà mồ Cha Diệp để thăm viếng cũng thường quỳ ngồi bên cạnh mộ khấn bái.
Ảnh: Designer Hoàng Anh
Sau khu mộ cha, 2 bên trái phải có tượng Cha Diệp theo đúng kích thước người thật đang quỳ lạy, hướng mặt lên khu vực bàn thờ Thiên Chúa. Dù chỉ là những bức tượng nhưng ta vẫn có thể thấy trên mặt Ngài toát lên sự nhân hậu, hiền từ và ấm áp, giống như tấm lòng của Cha vẫn luôn dõi theo và ban phước cho nhân dân tới cầu nguyện.
Ở giữa về phía cuối khu vực nhà mồ Cha Diệp là bàn thờ Chúa với tượng Chúa Giêsu đội mão gai ở dưới, di chuyển lên trên, được đính vào tường là tượng Chúa trên Thập giá. Phía bên cạnh có kinh xin ơn được dựng để hỗ trợ giáo dân và du khách ghé tới cầu nguyện. Hai bên bàn thờ Chúa lần lượt có tượng gỗ Đức mẹ và tượng thánh Phêrô.
Ảnh: Duc Nguyen
Xung quanh khu vực mộ cha Diệp là các bệ nến đặt trên đầu chim hạc và hoa tươi được người dân mang đến và một phần do nhà thờ chuẩn bị.
Rẽ sang hai tòa hai bên, tòa nhà bên trái là nơi trưng bày tượng Chúa, tượng Cha Diệp, hình ảnh cha Diệp và các mô hình mô phỏng cuộc sống truyền giáo của Cha khi sinh thời. Ngoài ra còn có mô hình của toàn bộ thánh đường Tắc Sậy.
Tòa nhà bên phải khu nhà mồ Cha Diệp cũng là nơi đặt tượng Chúa và các pho tượng, hình ảnh về Cha Diệp, mảnh ván hòm, chén lễ, vụn hài cốt và một số vật dụng Cha đã dùng.
Tham quan nhà thờ Tắc Sậy và các khu vực khác
Nhà thờ Tắc Sậy – Ảnh: Sưu tầm
Nhà thờ Tắc Sậy được thành lập năm 1925, sau nhiều lần tu sửa, hiện nay là một trong những nhà thờ lớn nhất tại Bạc Liêu. Nằm chung khuôn viên với nhà mồ Cha Diệp, từ xa nhìn lại, nhà thờ mang lối kiến trúc độc đáo, toát lên vẻ uy nghiêm và vững chãi với lớp sơn xanh – trắng hiện đại.
Nhà thờ có kiến trúc độc đáo với 3 tầng, trong đó tầng 1 dành cho khách hành hương nghỉ chân, tầng 2, 3 là khu vực tiền sảnh rộng lớn và nơi dâng Thánh lễ.
Gian cung Thánh được trang trí bằng nhiều loại gỗ quý được điêu khắc công phu. Đây cũng là nơi đặc đặt một tượng gỗ Hữu Thạo, cao 2.5m cùng nhiều bức tượng đều được chế tác bằng các loại gỗ quý.
Giờ lễ ở nhà thờ Tắc Sậy
Kinh nghiệm tham quan nhà mồ Cha Diệp
Nhà mồ Cha Diệp ở đâu?
Cách trung tâm thành phố Bạc Liêu khoảng 38km, du khách có thể di chuyển theo hướng đường 23/8 tới quốc lộ 1A, đi qua thị trấn Giá Rai, đến cầu Hộ Phòng sẽ thấy quần thể Nhà thờ Tắc Sậy
Ảnh: Nguyen Dang Khoa
Hoặc du khách có thể lựa chọn bắt đầu từ thành phố Cà Mau, đi qua cầu Huỳnh Thúc Kháng tới Quốc lộ 1A, đi theo hướng Bạc Liêu tới Giá Rai, du khách sẽ thấy ngay khu vực thánh đường Tắc Sậy.
Về phương tiện để di chuyển tới mộ Cha Diệp Bạc Liêu, du khách có thể lựa chọn đi xe máy, xe khách hoặc ô tô. Hoặc đi xe khách tới bến xe Bạc Liêu, sau đó đi xe buýt số 1 thêm khoảng 40km sẽ đến nhà thờ.
Chuẩn bị gì khi thăm viếng nhà mồ Cha Diệp
Ảnh: Hoàng Thiên Ân
Đến mộ Cha, du khách có thể tự chuẩn bị hương và kinh cầu nguyện, trong trường hợp có quá đông người cùng đến khu mộ. Nhiều người ghé tới đây thường mang theo một chai nước lọc để làm phép. Du khách có thể để chai nước cạnh phần mộ của Cha, sau đó xin về uống để cầu mong sức khỏe, bình an và mọi điều tốt lành.
Lưu ý khi tới nhà mồ Cha Diệp
Một số lưu ý cho du khách khi tới cầu nguyện tại Cha Diệp:
Đến với nhà mồ Cha Diệp, du khách có thể thành tâm khấn nguyện cầu mong sự bình an, thanh thản, gạt bỏ những ưu phiền, lo toan của thường nhật, tạo dựng một cuộc sống yên vui bao dung và đầy lòng nhân ái.
Đăng bởi: Trọng Bảo
Từ khoá: Tham quan nhà mồ Cha Diệp trên đường hành hương thánh đường Tắc Sậy
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Tham quan nhà mồ Cha Diệp trên đường hành hương thánh đường Tắc Sậy tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.