Bạn đang xem bài viết Kinh tế và pháp luật 12 Bài 4: An sinh xã hội Giải KTPL 12 Cánh diều trang 31 → 35 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Giải bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 Cánh diều Bài 4: An sinh xã hội giúp các em học sinh lớp 12 tham khảo, nhanh chóng trả lời các câu hỏi trang 31, 32, 33, 34, 35.
Với lời giải chi tiết, trình bày khoa học, giúp các em tìm hiểu bài thuận tiện hơn rất nhiều. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 4 Chủ đề 3: Bảo hiểm và an sinh xã hội – Giáo dục kinh tế cho học sinh của mình theo chương trình mới. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn:
Luyện tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 Cánh diều Bài 4
Luyện tập 1
Nhận định nào dưới đây là đúng khi nói về an sinh xã hội và chính sách an sinh xã hội?
A. Mọi thành viên trong xã hội đều có quyền hưởng an sinh xã hội.
B. An sinh xã hội tạo ra lưới an toàn gồm nhiều tầng, nhiều lớp cho tất cả các thành viên xã hội.
C. Chính sách an sinh xã hội là một chính sách xã hội cơ bản của Nhà nước nhằm bảo đảm an toàn thu nhập và cuộc sống cho các thành viên trong xã hội.
D. Hệ thống chính sách an sinh xã hội dựa trên 3 trụ cột chính: việc làm, thu nhập và giảm nghèo, bảo hiểm xã hội; trợ giúp xã hội.
Lời giải:
– Ý kiến a. Không đồng tình, vì: Ở Việt Nam, Điều 34 Hiến pháp năm 2013 quy định “Công dân có quyền được bảo đảm an sinh xã hội”. Như vậy, “quyền được bảo đảm an sinh xã hội” là quyền công dân. Đây không phải là quyền dành cho tất cả mọi người mà chỉ dành riêng cho công dân Việt Nam; những người không có quốc tịch Việt Nam thì không có quyền này theo Hiến pháp năm 2013.
– Ý kiến b. Đồng tình, vì: Bản chất của an sinh xã hội là tạo ra lưới an toàn gồm nhiều tầng, nhiều lớp cho tất cả các thành viên xã hội trong trường hợp bị giảm, bị mất thu nhập hay gặp phải những rủi ro khác.
– Ý kiến c. Đồng tình, vì: Chính sách an sinh xã hội là một chính sách xã hội cơ bản của Nhà nước nhằm thực hiện chức năng phòng ngừa, hạn chế và khắc phục rủi ro, bảo đảm an toàn thu nhập và cuộc sống cho các thành viên trong xã hội.
– Ý kiến d. Không đồng tình, vì: Ở Việt Nam, cấu trúc của hệ thống an sinh xã hội gồm 5 trụ cột: 1) Bảo hiểm xã hội; 2) Bảo hiểm y tế; 3) Bảo hiểm thất nghiệp; 4) Cứu trợ xã hội; 5) Trợ giúp và ưu đãi xã hội.
Luyện tập 2
Em hãy nhận xét những ý kiến dưới dây về vai trò của an sinh xã hội và chính sách an sinh xã hội:
A. An sinh xã hội góp phần thực hiện công bằng xã hội.
B. Giải quyết tốt vấn đề an sinh xã hội góp phần duy trì ổn định xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.
C. Chính sách dịch vụ xã hội cơ bản là một trong những trụ cột của hệ thống chính sách an sinh xã hội.
D. Các chính sách an sinh xã hội được thực hiện để phòng ngừa, giảm thiểu, khắc phục rủi ro, đảm bảo dịch vụ xã hội cơ bản cho mọi thành viên trong xã hội.
Lời giải:
– Ý kiến A. Đồng tình. Vì: an sinh xã hội là công cụ để phân phối lại thu nhập giữa các thành viên trong xã hội, góp phần đảm bảo công bằng xã hội.
– Ý kiến B. Đồng tình, vì: an sinh xã hội là một công cụ hiệu quả để Nhà nước thực hiện chính sách xã hội nhằm ổn định xã hội, thúc đẩy kinh tế phát triển bền vững và tiến bộ xã hội.
– Ý kiến C. Không đồng tình. Ở Việt Nam, cấu trúc của hệ thống an sinh xã hội gồm 5 trụ cột: 1) Bảo hiểm xã hội; 2) Bảo hiểm y tế; 3) Bảo hiểm thất nghiệp; 4) Cứu trợ xã hội; 5) Trợ giúp và ưu đãi xã hội.
– Ý kiến D. Đồng tình. Ở Việt Nam, cấu trúc của hệ thống an sinh xã hội gồm 5 trụ cột: 1) Bảo hiểm xã hội; 2) Bảo hiểm y tế; 3) Bảo hiểm thất nghiệp; 4) Cứu trợ xã hội; 5) Trợ giúp và ưu đãi xã hội. Xét về thực chất, năm trụ cột này là nhằm thực hiện 3 chức năng chiến lược của hệ thống an sinh xã hội: Phòng ngừa rủi ro, giảm thiểu rủi ro và khắc phục rủi ro.
Luyện tập 3
Em đồng tình hay không đồng tình với việc làm nào dưới đây? Vì sao?
A. Một số chủ doanh nghiệp không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của doanh nghiệp về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp.
B. Các tổ chức đoàn thể như Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân,… tích cực giúp đỡ, hỗ trợ người nghèo vươn lên xoá đói giảm nghèo.
C. Một số cá nhân giả mạo hồ sơ, giấy tờ để được hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng
D. Một số cá nhân đứng ra kêu gọi quyên góp hỗ trợ đồng bảo ở vùng khó khăn rồi ăn chặn, ăn bớt tiền quyên góp.
Lời giải:
– Tình huống a) Không đồng tình, vì: việc một số chủ doanh nghiệp không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của doanh nghiệp về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp – là hành vi vi phạm pháp luật lao động; đồng thời không đảm bảo quyền lợi an sinh cho người lao động.
– Tình huống b) Đồng tình, vì: hành động giúp đỡ hỗ trợ người nghèo vươn lên xoá đói giảm nghèo, của các đoàn thể như Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân,… đã góp phần tích cực vào việc đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương.
– Tình huống c, d) Không đồng tình, vì: đây là những hành vi vi phạm pháp luật; gây ảnh hưởng xấu và mất niềm tin của người dân vào hệ thống chính sách an sinh xã hội của nhà nước.
Luyện tập 4
Em hãy đọc các tình huống dưới đây và trả lời câu hỏi:
Tình huống a. Anh A là lao động tự do. Khi được tuyên truyền tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, anh A nghĩ rằng mình đang trẻ, khoẻ mạnh, có việc làm và thu nhập ổn định, nên đã không tham gia.
Trong tình huống trên, anh A đã thực hiện trách nhiệm của công dân về an sinh xã hội như thế nào?
Tình huống b. Anh C là chủ một doanh nghiệp với hơn 80 công nhân. Bên cạnh việc tạo việc làm, trả công theo lao động, đảm bảo các điều kiện làm việc cho người lao động, anh C tích cực tham gia đóng góp, ủng hộ những người có hoàn cảnh khó khăn trong xã hội.
Theo em, hành động của anh C đã góp phần thực hiện tốt những chính sách an sinh xã hội nào?
Lời giải:
– Tình huống a) Trong tình huống trên, anh A đã không thực hiện trách nhiệm của công dân về an sinh xã hội. Vì:
- Bảo hiểm xã hội tự nguyện được thiết kế để cung cấp bảo hiểm cho người lao động trong các tình huống như mất việc làm, bị ốm đau hoặc không thể làm việc do sự cố.
- Khi không tham gia vào hệ thống bảo hiểm xã hội, anh A phải tự chịu trách nhiệm hoàn toàn trước những rủi ro có thể xảy ra trong tương lai.
– Tình huống b) Những hành động của anh C đã góp phần thực hiện tốt những chính sách về an sinh xã hội, như:
- Chính sách việc làm, thu nhập và giảm nghèo;
- Chính sách bảo hiểm xã hội;
Vận dụng Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 Cánh diều Bài 4
Em hãy cùng các bạn xây dựng kế hoạch tuyên truyền về việc thực hiện một chính sách an sinh xã hội tại địa phương nơi em sinh sống.
Lời giải:
Kế hoạch tuyên truyền “Những quyền lợi khi tham gia Bảo hiểm y tế”
– Mục tiêu: nâng cao ý thức của người dân, giúp người dân hiểu rõ những quyền lợi khi tham gia bảo hiểm y tế.
– Đối tượng: người dân trên địa bàn tổ dân phố X
– Nội dung tuyên truyền:
- Khái niệm và vai trò của Bảo hiểm y tế.
- Chủ trương, chính sách của nhà nước về Bảo hiểm y tế
- Những nguyền lợi công dân được hưởng khi tham gia bảo hiểm y tế.
- Những rủi ro khi không tham gia bảo hiểm y tế.
– Người thực hiện việc tuyên truyền:
- Học sinh trường THPT X
- Chi đoàn Tổ dân phố X (thuộc Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phường ….)
– Thời gian, địa điểm:
- Thời gian: đầu giờ buổi sáng (6 giờ – 7 giờ 30 phút) và cuối giờ chiều (17 giờ – 18 giờ 30 phút) các ngày cuối tuần.
- Địa điểm: nhà văn hóa tổ dân phố X
– Kết quả dự kiến:
- Người tham gia giao thông hiểu biết thêm về vai trò, lợi ích Bảo hiểm y tế
- Số lượng người tham gia bảo hiểm y tế tại địa bàn tổ dân phố X tăng lên.
* Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Kinh tế và pháp luật 12 Bài 4: An sinh xã hội Giải KTPL 12 Cánh diều trang 31 → 35 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.