Bạn đang xem bài viết Lịch sử 12 Bài 5: Cộng đồng ASEAN: Từ ý tưởng đến hiện thực Soạn Sử 12 Cánh diều trang 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Giải bài tập SGK Lịch sử 12 trang 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28 sách Cánh diều giúp các em học sinh lớp 12 xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 5: Cộng đồng ASEAN: Từ ý tưởng đến hiện thực thuộc Chủ đề 2: ASEAN: Những chặng đường lịch sử.
Soạn Lịch sử 12 Cánh diều Bài 5 các em sẽ biết cách trả lời toàn bộ các câu hỏi bài học, luyện tập, vận dụng. Đồng thời, qua tài liệu này giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình theo chương trình mới. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn:
Trả lời câu hỏi Sử 12 Cánh diều Bài 5
1. Ý tưởng, mục tiêu và kế hoạch xây dựng Cộng đồng ASEAN
Câu hỏi 1 trang 23: Nêu ý tưởng xây dựng Cộng đồng ASEAN.
Trả lời:
– Ý tưởng xây dựng Cộng đồng ASEAN khởi nguồn từ khi tổ chức này được thành lập năm 1967. Trong Tuyên bố Băng Cốc (1967), các nước thành viên đã nêu mục tiêu xây dựng một cộng đồng hoà bình và thịnh vượng ở Đông Nam Á.
– Năm 1997, ý tưởng xây dựng Cộng đồng ASEAN được chính thức khẳng định nhân dịp kỉ niệm 30 năm ngày thành lập ASEAN. Cũng trong năm 1997, Hội nghị cấp cao ASEAN không chính thức lần thứ hai tại Ma-lai-xi-a đã thông qua văn kiện mang tên Tầm nhìn ASEAN 2020.
– Tầm nhìn ASEAN 2020 là văn bản đầu tiên đề xuất ý tưởng xây dựng một Cộng đồng ASEAN có nhận thức về các mối quan hệ lịch sử, gắn bó với nhau trong một bản sắc khu vực chung, cùng nhau giữ gìn hoà bình, hướng tới ổn định, tương trợ, hợp tác phát triển phồn vinh, tăng cường vị thế ASEAN trên trường quốc tế.
Câu hỏi 2 trang 23: Nêu mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN
Trả lời:
– Mục tiêu tổng quát của Cộng đồng ASEAN là xây dựng một tổ chức hợp tác liên chính phủ có liên kết sâu rộng, dựa trên cơ sở pháp lí là Hiến chương ASEAN.
– Cộng đồng ASEAN được hình thành dựa trên ba trụ cột là Cộng đồng Chính trị An ninh, Cộng đồng Kinh tế và Cộng đồng Văn hoá – Xã hội.
Câu hỏi 1 trang 24: Nêu những nét chính về kế hoạch xây dựng Cộng đồng ASEAN.
Trả lời:
Kê hoạch xây dựng cộng đồng ASEAN:
– Trên cơ sở văn bản Tầm nhìn ASEAN 2020, các nước thành viên trải qua một thập kỉ xây dựng mô hình và cơ sở pháp lí cho Cộng đồng ASEAN thông qua Tuyên bố Ba-li II (2003) và Hiến chương ASEAN (2007).
– Kế hoạch xây dựng Cộng đồng ASEAN được thể hiện thông qua Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN (2009 – 2015) cùng với các hoạt động triển khai cụ thể trên ba nội dung: chính trị – an ninh, kinh tế, văn hoá – xã hội.
– Trong giai đoạn 2009 – 2015, nhiều biện pháp tích cực đã được triển khai nhằm chuẩn bị cho sự xác lập của Cộng đồng ASEAN. Các chương trình hợp tác được thúc đẩy trong đó có Sáng kiến hội nhập ASEAN giai đoạn 2.
– Ngày 22-11-2015, các nhà lãnh đạo ASEAN đã nhóm họp tại Ma-lai-xi-a, kí Tuyên bố Cua-la Lăm-pơ, chính thức thành lập Cộng đồng ASEAN.
– Cộng đồng ASEAN có hiệu lực từ ngày 31-12-2015.
Câu hỏi 2 trang 24: Tại sao khẳng định sự ra đời của Cộng đồng ASEAN đánh dấu bước phát triển mới của hợp tác khu vực ở Đông Nam Á?
Trả lời:
Sự ra đời của Cộng đồng ASEAN đánh dấu bước phát triển mới của hợp tác khu vực ở Đông Nam Á, vì:
+ Cộng đồng ASEAN ra đời là thành quả từ quyết tâm và sự chung sức, đồng lòng của các nước ASEAN trong việc bảo vệ, gìn giữ những nguyên tắc cốt lõi, cùng chia sẻ và đề cao các giá trị hòa bình, hợp tác và ý thức cùng chung vận mệnh.
+ Cộng đồng ASEAN chính thức được vận hành vào ngày 31/12/2015 trên nền tảng hội nhập toàn diện về chính trị-an ninh, kinh tế và văn hóa-xã hội. Kể từ thời điểm lịch sử đó, ASEAN ngày càng gắn kết chặt chẽ với sự đan xen hài hòa về lợi ích giữa các quốc gia thành viên và khu vực. Những lợi ích đó được tóm lược với 3 chữ P trong tiếng Anh, đó là Hòa bình (Peace), Thịnh vượng (Prosperity) và Người dân (People). Điều này cho thấy ASEAN đã có cách tiếp cận toàn diện cho sự hợp tác, hội nhập và phát triển.
+ Cộng đồng ASEAN ra đời, không chỉ thúc đẩy sự hợp tác nội khối ngày càng sâu rộng, toàn diện hơn mà còn thúc đẩy việc mở rộng hợp tác giữa ASEAN với bên ngoài.
2. Ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN
Câu hỏi 1 trang 25: Trình bày nội dung chính của Cộng đồng Chính trị – An ninh ASEAN.
Trả lời:
Cộng đồng Chính trị – An ninh ASEAN (APSC) là khuôn khổ hợp tác chính trị an ninh toàn diện nhằm mục tiêu xây dựng một môi trường hoà bình và an ninh cho phát triển ở khu vực Đông Nam Á thông qua việc nâng cao hợp tác chính trị – an ninh trong khối ASEAN, kết hợp với sự tham gia của các đối tác bên ngoài.
Câu hỏi 2 trang 25: Nguyên tắc chính trị cơ bản của Cộng đồng Chính trị – An ninh ASEAN là gì?
Trả lời:
Cộng đồng Chính trị – An ninh ASEAN (APSC) không tạo ra một khối phòng thủ chung mà dựa trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của ASEAN là đồng thuận, không can thiệp vào công việc nội bộ, không sử dụng vũ lực và đe doạ sử dụng vũ lực, thúc đẩy hoà bình, ổn định và hợp tác khu vực.
Câu hỏi 3 trang 25: Trình bày nội dung chính của Cộng đồng Kinh tế ASEAN.
Trả lời:
– Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) là khuôn khổ hợp tác xây dựng ASEAN thành một thị trường và một nền tảng sản xuất thống nhất, trong đó có sự lưu chuyển tự do của hàng hoá, dịch vụ, dầu tư, vốn và lao động có tay nghề.
– AEC thúc đẩy chính sách cạnh tranh về kinh tế, bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ sở hữu trí tuệ, phát triển cơ sở hạ tầng, thương mại điện tử,… hướng tới sự thịnh vượng chung của các quốc gia thành viên.
Câu hỏi trang 26: Trình bày nội dung chính của Cộng đồng Văn hoá – Xã hội ASEAN
Trả lời:
– Cộng đồng Văn hoá – Xã hội ASEAN (ASCC) xây dựng một ASEAN lấy con người làm trung tâm, có trách nhiệm xã hội nhằm xây dựng tỉnh đoàn kết và thống nhất bền lâu giữa các quốc gia và dân tộc ASEAN bằng cách tạo dựng bản sắc chung, xây dựng một xã hội chia sẻ, đùm bọc, hoà thuận và rộng mở, nơi cuộc sống và phúc lợi của người dân được nâng cao.
– Kế hoạch tổng thể xây dựng ASCC được thông qua, gồm 6 nội dung chính.
- Phát triển con người
- Phúc lợi và bảo hiểm xã hội
- Các quyền và bình đẳng xã hội
- Bảo đảm bền vững môi trường
- Tạo dựng bản sắc ASEAN
- Thu hẹp khoảng cách phát triển
3. Cộng đồng ASEAN sau năm 2015
Nêu những thách thức và triển vọng của Cộng đồng ASEAN. Lấy ví dụ minh hoạ.
Trả lời:
♦ Triển vọng và thách thức của Cộng đồng ASEAN
– Thách thức của Cộng đồng ASEAN
+ Thách thức an ninh đến từ cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn; thay đổi cấu trúc địa – chính trị khu vực châu Á – Thái Bình Dương nói riêng và toàn cầu nói chung.
+ Sự đa dạng của các nước thành viên về chế độ chính trị, tôn giáo; khoảng cách về phát triển kinh tế giữa các nước.
+ Nguy cơ chia rẽ của ASEAN về các vấn đề khu vực và quốc tế, đặc biệt là khi ASEAN vận hành dựa trên nguyên tắc đồng thuận.
+ Thách thức an ninh phi truyền thống gia tăng, như ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, tội phạm xuyên quốc gia, dịch bệnh,… đe doạ môi trường hoà bình, an ninh, ổn định để phát triển của Cộng đồng ASEAN.
– Triển vọng của Cộng đồng ASEAN:
+ Sự vươn lên của khu vực châu Á – Thái Bình Dương nói chung và Đông Nam Á nói riêng là cơ sở để Cộng đồng ASEAN tiếp tục phát triển với mức độ liên kết ngày càng chặt chẽ và sâu rộng trên cả ba trụ cột.
+ Cộng đồng ASEAN đang ngày càng hoàn thiện thể chế, chính sách, cơ chế hợp tác và đạt được nhiều thành tựu về chính trị, kinh tế, giáo dục, khoa học, kĩ thuật, …; từng bước gắn kết các quốc gia Đông Nam Á để trở thành khu vực phát triển năng động, thịnh vượng mới của thế giới.
+ Về đối ngoại, vị thế của ASEAN ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế. ASEAN có quan hệ rộng mở với các đối tác bên ngoài, tham gia và đóng vai trò quan trọng tại nhiều diễn đàn lớn trên thế giới.
♦ Ví dụ:
– Về thách thức: Vấn đề Biển Đông, biến đổi khí hậu, quản trị lưu vực sông Mê Công, … đang là những thách thức hàng đầu đe doạ sự ổn định và phát triển của Cộng đồng ASEAN nói riêng và Đông Nam Á nói chung.
– Về thành tựu về kinh tế:
+ Thực hiện Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN (viết tắt là: ATIGA), ASEAN đã cơ bản hoàn thành dỡ bỏ thuế cho 98,6% các dòng sản phẩm.
+ Bên cạnh việc hợp tác nội khối, ASEAN còn có hiệp định thương mại tự do (FTA) với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia, New Zealand và Hongkong (Trung Quốc). Năm 2020, Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), giữa 10 nước ASEAN và 5 đối tác là: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia và New Zealand được ký và có hiệu lực từ ngày 1/1/2022.
– Thành tựu về chính trị – an ninh:
+ ASEAN đạt nhiều kết quả quan trọng trong việc duy trì hòa bình, ổn định và an ninh khu vực. ASEAN tạo dựng được sự tin cậy và gắn kết giữa các nước thành viên; thúc đẩy đối thoại và hợp tác giữa các nước trong và ngoài Hiệp hội; xây dựng lòng tin, chia sẻ và phát huy giá trị các quy tắc và chuẩn mực ứng xử giữa các nước tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
+ ASEAN cũng tăng cường hợp tác và nâng cao năng lực xử lý những thách thức an ninh, hạn chế sự can thiệp và chi phối của các nước lớn.
+ ASEAN đã nỗ lực hợp tác nâng cao năng lực xử lý các thách thức an ninh phi truyền thống, đặc biệt trước các thách thức và mối đe dọa do đại dịch Covid-19, khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, an ninh mạng…
Giải Luyện tập – Vận dụng Lịch sử 12 Cánh diều Bài 5
Luyện tập 1
Hoàn thành bảng sau về quá trình phát triển của ASEAN theo mẫu sau vào vở ghi.
Năm | Sự kiện | Ý nghĩa |
1967 | ||
1976 | ||
1999 | ||
2007 | ||
2015 |
Trả lời:
Năm | Sự kiện | Ý nghĩa |
1967 | Thông qua Tuyên bố ASEAN (còn gọi là Tuyên bố Băng Cốc) | Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) chính thức được thành lập |
1976 | Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC, 1976) được kí kết | Đánh dấu sự khởi sắc trong hoạt động của tổ chức ASEAN |
1999 | Campuchia ra nhập và trở thành thành viên thứ 10 của ASEAN | 10 nước Đông Nam Á đã cùng đứng chung trong một tổ chức liên kết khu vực |
2007 | Hiến chương ASEAN được thông qua | Tạo ra khuôn khổ pháp lý và thể chế cho hợp tác ASEAN |
2015 | Cộng đồng ASEAN được thành lập | Đánh dấu bước phát triển mới của hợp tác khu vực ở Đông Nam Á |
Vận dụng 2
Sưu tầm tư liệu về Cộng đồng ASEAN. Giới thiệu những tư liệu đó với thầy cô và bạn học.
Vận dụng 3
Hoàn thành bảng về cơ hội và thách thức của Cộng đồng ASEAN đối với Việt Nam theo mẫu sau vào vở ghi.
Cộng đồng ASEAN | Cơ hội đối với Việt Nam | Thách thức đặt ra cho Việt Nam |
APSC | ||
AEC | ||
ASCC |
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Lịch sử 12 Bài 5: Cộng đồng ASEAN: Từ ý tưởng đến hiện thực Soạn Sử 12 Cánh diều trang 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.