Bạn đang xem bài viết Địa lí 12 Bài 9: Đô thị hóa Soạn Địa 12 Chân trời sáng tạo trang 38, 39, 40 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Giải bài tập SGK Địa lí 12 trang 38, 39, 40 sách Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh lớp 12 xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 9: Đô thị hóa thuộc Chương 2: Địa lí dân cư.
Soạn Địa lí 12 Chân trời sáng tạo Bài 9 các em sẽ biết cách trả lời toàn bộ các câu hỏi bài học, luyện tập, vận dụng. Đồng thời, qua tài liệu này giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình theo chương trình mới. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn:
Trả lời câu hỏi Hình thành kiến thức mới Địa 12 Chân trời sáng tạo Bài 9
I. Đặc điểm đô thị hóa
Dựa vào thông tin trong bài, hãy trình bày đặc điểm đô thị hóa ở nước ta.
Trả lời:
– Lịch sử đô thị hóa:
+ Đô thị đầu tiên là Thành Cổ Loa, hình thành vào thế kỉ III TCN. Thời kì này, số lượng đô thị rất ít, chủ yếu ở ven sông, ven biển với chức năng chính là hành chính, kinh tế (Hoa Lư, Thăng Long,…). Thời Pháp thuộc, hệ thống đô thị được hình thành và phát triển với chức năng hành chính, kinh tế, quân sự (Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn,…)
+ Giai đoạn 1975 – 1986, quá trình đô thị hóa diễn ra chậm. Từ khi Đổi mới đến nay, cùng với quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa, đô thị phát triển mạnh với nhiều chức năng khác nhau, kết cấu hạ tầng ngày càng đồng bộ, hiện đại; gắn liền với các hành lang kinh tế, hình thành các vùng đô thị và đô thị thông minh.
– Tỉ lệ dân thành thị và quy mô đô thị:
+ Tỉ lệ dân thành thị liên tục tăng cùng với quá trình phát triển kinh tế. Tuy nhiên vẫn còn thấp so với các nước trên thế giới.
+ Quy mô đô thị ngày càng mở rộng về diện tích đất, không gian sinh hoạt và sản xuất đô thị; xuất hiện các đô thị mới, đô thị vệ tinh;…
– Chức năng và lối sống đô thị:
+ Các đô thị quy mô lớn thường có chức năng trung tâm kinh tế, chính trị, giáo dục, văn hóa,… của vùng và cả nước như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,…; một số đô thị có chức năng nổi bật về kinh tế công nghiệp, dịch vụ như Hải Phòng, Thái Nguyên, Biên Hòa, Nha Trang,…
+ Lối sống đô thị ngày càng được phổ biến, mở rộng và lan tỏa ở nhiều khu vực nông thôn: thu nhập của người dân ngày càng tăng, đa dạng các mối quan hệ xã hội, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất – kĩ thuật được cải thiện,…
II. Phân bố mạng lưới đô thị
Dựa vào hình 7.2 và thông tin trong bài, hãy trình bày đặc điểm phân bố mạng lưới đô thị nước ta.
Trả lời:
– Mạng lưới đô thị phân bố rộng khắp nước ta. Căn cứ vào các tiêu chí chức năng, trình độ phát triển, quy mô dân số, tỉ lệ lao động phi nông nghiệp,… đô thị nước ta được phân thành 6 loại: đô thị đặc biệt (Hà Nội, TP Hồ Chí Minh), đô thị loại I, II, III, IV, V.
– Căn cứ vào cấp quản lí, có đô thị trực thuộc trung ương, đô thị trực thuộc tỉnh và đô thị trực thuộc cấp huyện. Năm 2021, có 5 đô thị trực thuộc trung ương (Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ)
III. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế – xã hội
Dựa vào thông tin trong bài, hãy phân tích những ảnh hưởng tích cực và hạn chế của đô thị hóa đến phát triển kinh tế – xã hội nước ta.
Trả lời:
– Đối với kinh tế: góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế. Đóng góp lớn vào GDP của vùng, hình thành các cực tăng trưởng kinh tế, thu hút các nguồn lực để thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội.
– Đối với xã hội: góp phần quan trọng giải quyết việc làm, làm gia tăng phúc lợi xã hội, thu hút lao động từ khu vực nông thôn đến làm việc và sinh sống. Tạo điều kiện thuận lợi để phát triển khoa học – công nghệ; là nơi sử dụng đông đảo lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật.
– Hạn chế: tạo sức ép về cơ sở hạ tầng, giải quyết việc làm, giáo dục, nhà ở,… Các vấn đề về mĩ quan đô thị, ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông,… đang là thách thức cho quá trình đô thị hóa nước ta.
Giải Luyện tập – Vận dụng Địa lý 12 Chân trời sáng tạo Bài 9
Luyện tập 1
Dựa vào hình 7.2, kể tên các đô thị loại đặc biệt và đô thị loại I ở nước ta.
Trả lời:
– Đô thị loại đặc biệt: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh.
– Đô thị loại I: Thái Nguyên, Nam Định, Việt Trì, Hạ Long, Hải Phòng, Bắc Ninh, Hải Dương, Thanh Hóa, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Quy Nhơn, Buôn Ma Thuột, Pleiku, Đà Lạt, Vũng Tàu, Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Mỹ Tho, Long Xuyên, Cần Thơ.
Luyện tập 2
Cho ví dụ về ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế – xã hội nước ta.
Trả lời:
Với tốc độ đô thị hóa nhanh, Thủ đô Hà Nội hiện đang phải chịu sự quá tải về hạ tầng đô thị do gia tăng dân số, khiến môi trường Thủ đô bị ô nhiễm nghiêm trọng. Mật độ dân số của TP Hà Nội là 2.398 người/km2, cao gấp 8,2 lần so với mật độ dân số của cả nước. Vì thế, lượng chất thải sinh hoạt cũng tăng theo cấp số nhân nhưng việc thu gom rác ở Hà Nội chưa đạt hiệu quả triệt để, vẫn còn khoảng 15% lượng rác thải không được thu gom, xử lý mà vứt tại các kênh, mương hay các khu đất trống trong địa bàn TP.
Vận dụng
Tìm hiểu thông tin về quá trình đô thị hóa ở địa phương em sinh sống trong những năm qua.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Địa lí 12 Bài 9: Đô thị hóa Soạn Địa 12 Chân trời sáng tạo trang 38, 39, 40 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.