Bạn đang xem bài viết FMCG là gì? Tất cả các loại hình làm việc trong ngành FCMG tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Cuối năm là cơ hội cho rất nhiều thương hiệu có thể kiếm tiền từ những chương trình bán hàng của mình. Việt Nam là một thị trường bán hàng bùng nổ với sức thu hút người tiêu dùng. Ngành hàng tiêu dùng nhanh nhanh chóng lên ngôi (FMCG). Như vậy, FMCG là gì và cách làm Marketing đỉnh cao cho ngành này như nào.
FMCG là gì?
FMCG là một thuật ngữ viết tắt của cụm từ Fast Moving Consumer Goods, có nghĩa là ngành hàng tiêu dùng nhanh, nó bao gồm toàn bộ các loại hàng hóa tiêu dùng thiết yếu được sử dụng trong cuộc sống như kem đánh răng, đồ ăn, nước, mỹ phẩm, thuốc lá, xăng xe,…
Ngành Hàng tiêu dùng Nhanh bao gồm các mặt hàng gia dụng mà bạn mua khi mua sắm trong siêu thị hoặc hiệu thuốc.
Sản phẩm là những vật dụng thiết yếu mà chúng ta sử dụng ngày này qua ngày khác.
Các sản phẩm gia dụng như đồ dùng trong dọn dẹp và giặt là, thuốc không kê đơn, thực phẩm và đồ chăm sóc cá nhân chiếm phần lớn trong ngành FMCG. Tuy nhiên, các sản phẩm như đồ nhựa, văn phòng phẩm, dược phẩm và điện tử tiêu dùng cũng được xếp vào nhóm hàng tiêu dùng nhanh.
FMCG là ngành hàng tiêu dùng nhanh
Có nên làm việc trong ngành FMCG này không?
Như vậy, mọi người đã phần nào nắm được cơ bản khái niệm về FMCG là gì rồi phải không? Câu hỏi đặt ra tiếp theo là có nên dấn thân vào ngành này không?
– Ngành hàng tiêu dùng nhanh giúp tạo ra các sản phẩm tiêu dùng theo yêu cầu với chi phí thấp và sẵn có. Điều này có nghĩa là các loại sản phẩm trong ngành này đang bao quanh người tiêu dùng mỗi ngày. Mọi người đều là người tiêu dùng, vì vậy nó cung cấp cho bạn điều gì đó để xác định.
– Các công ty tham gia vào ngành hàng tiêu dùng nhanh là một số thương hiệu lớn nhất được biết đến trên toàn thế giới. Chúng bao gồm Procter & Gamble, Unilever, Nestle, Kraft và Johnson & Johnson. Làm việc với các công ty này về các thương hiệu như Kit-Kat, Neutrogena, Ariel và nhiều hơn nữa có thể là một cơ hội tuyệt vời.
– Đổi mới là một quá trình nhất quán trong ngành FMCG. Họ liên tục cần đưa ra các ý tưởng đóng gói mới, tiếp thị, quảng cáo và truyền thông nhằm vào người tiêu dùng. Điều này làm cho nó trở thành ngành công nghiệp hoàn hảo cho những người muốn làm việc trong một môi trường làm việc có nhịp độ nhanh và đổi mới.
– Cũng có một số triển vọng việc làm tốt trong ngành này. Ngay cả trong thời kỳ suy thoái, ngành FMCG vẫn thu lợi nhuận tốt. Vì bán lẻ là nhà tuyển dụng khu vực tư nhân lớn nhất ở Vương quốc Anh, nên có một số lượng lớn các công việc bán lẻ tốt nghiệp có sẵn. Kể từ năm 2012, đã tăng 11,5% số việc làm bán lẻ tốt nghiệp có thể tiếp cận được.
– Ngành FMCG rất năng động và đa dạng, điều này khiến nó luôn chào đón những sinh viên tốt nghiệp từ bất kỳ trình độ nào. Không quan trọng bạn đã học bằng cấp gì, vì có rất nhiều cơ hội khác nhau trong ngành.
Với những điều liệt kê ở trên thì chúng tôi có thể khẳng định công việc của một nhà FMCG rất thú vị mà bạn có thể thử sức.
Bạn nên thử sức mình làm việc trong lĩnh vực tiêu dùng này
Các loại hình làm việc của ngành FMCG
Có rất nhiều cơ hội nghề nghiệp khi bạn tham gia vào ngành FMCG, bởi đây là ngành mới rất đa dạng và năng động. Các cơ hội làm việc của ngành FMCG như:
1. Quản lý sức khỏe và an toàn – Health and Safety Manager
Những người làm việc trong lĩnh vực này là người có ảnh hưởng trực tiếp đến việc suy trì, kiểm soát các vấn đề về sản phẩm hàng hóa trong doanh nghiệp. Các sản phẩm tiêu dùng tại các công ty, doanh nghiệp FMCG có số lượng khách hàng sử dụng lớn và thường xuyên. Vậy nên việc đảm bảo sức khỏe và an toàn cho người tiêu dùng là vấn đề được đặt lên hàng đầu.
Ngoài ra, những người làm công việc này cũng phải có ý tưởng phù hợp với chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp.
2. Quản lý bán hàng – Sales Manager
Những người làm công việc này đòi hỏi, trau dồi kiến thức, kỹ năng thường xuyên để bắt kịp xu thế của thị trường và biết cách tiếp cận đúng đối tượng khách hàng mục tiêu. Đồng thời người quản lý cũng phải kiểm soát như tăng trưởng về lợi nhận, phát triển dịch vụ để phù hợp với chi phí và hoạt động nội bộ của doanh nghiệp.
3. Quản lý tức cổ – Stock Control Manager
Chịu trách nhiệm phân bổ cổ tức cho các thành viên thuộc nội bộ trong doanh nghiệp đó. Ngoài ra họ cũng phải thường xuyên cập nhật quy trình kiểm soát cổ tức để có những điều chỉnh cho doanh nghiệp một cách hợp lý nhất.
4. Nhà phân tích quy trình – Procurement Analyst
Với những người đảm nhiệm công việc này, đòi hỏi người làm phải có sự hiểu biết sâu sắc tới các hoạt động của doanh nghiệp cũng như đối tác cung cấp hàng hóa. Họ cần phân tích và đưa ra những chiến lược cho doanh nghiệp ở các góc độ khác nhau. Việc này cần kỹ năng phân tích và diễn giải số liệu từ các hệ thống nội bộ doanh nghiệp. Những kỹ năng này sẽ giúp bạn kiểm soát được chất lượng sản phẩm, tối đa hiệu quả công việc để đưa ra quan điểm chuyên sâu về hoạt động của doanh nghiệp.
5. Trường bộ phận kiểm soát các nguồn lực – Head of Sourcing
Công việc của người chịu trách nhiệm trưởng bộ phận kiểm soát các nguồn lực là họ phải đưa ra các đề xuất chiến lược để cân đối nguồn lực trong doanh nghiệp nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng và đáp ứng được tiêu chuẩn đề ra. Mục tiêu của vị trí này là duy trì lợi thế về nguồn lực của doanh nghiệp đang có, từ đó tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp
Yếu tố cần có để làm việc trong ngành FMCG là gì?
Tư duy sáng tạo
Trong thời đại ngày nay kinh doanh cạnh tranh rất khốc liệt, đòi hỏi bạn luôn phải sáng tạo trong quá trình làm việc, đây cũng là tiêu chí hàng đầu của nhân viên làm trong ngành này. Bởi những nhân viên làm FMCG nếu họ không ngừng sáng tạo và đổi mới thì họ sẽ trở nên lạc hậu, lỗi thời và dễ dàng rơi vào tình trạng tự đào thải mình.
Bởi vậy, các nhà kinh doanh trong lĩnh vực FMCG họ luôn ưu tiên những chiến dịch marketing, truyền thông hay thiết kế hoa bì, cho ra sản phẩm mới với tinh thần “đẹp và độc” nhằm thu hút khách hàng và cạnh tranh lành mạnh với các đối thủ
Học hỏi nhanh và thích ứng tốt
Mọi nhân sự làm trong ngành này cần liên tục thay đổi và thích ứng kịp thời với xu thế chung của nghề. Họ cần có kỹ năng làm việc nhóm chuyên nghiệp, phối hợp ăn ý giữa các bộ phận và cá nhân với nhau
Cách thức làm việc của FMCG không giống như cac ngành nghề khác, người làm trong ngành hàng tiêu dùng nhanh cần phải làm việc trong thời gian linh động để đảm bảo doanh số và đáp ứng tiêu chí “khách hàng là thượng đế”. Hơn nữa làm việc trong ngành này sẽ có sự luân chuyển, thay đổi nhân sự và bạn chỉ có thể tốt hơn nếu như nắm bắt được chu trình thăng tiến ngay từ khi bước chân vào lĩnh vực này.
Đầu óc kinh doanh nhạy bén
Là nhân viên kinh doanh bạn cần đọc và hiểu thành thạo tất cả những thông tin về sản phẩm của doanh nghiệp, bởi nhân viên kinh doanh cần sở hữu tư duy kinh doanh tốt nhằm tư vấn cho khách hàng của mình. Mục tiêu của doanh nghiệp đặt ra không chỉ là doanh số mà còn cả giá trị thương hiệu của doanh nghiệp trong lòng khách hàng.
Ngoài ra, tố chất nhân viên kinh doanh còn thể hiện ở khả năng tư vấn sản phẩm và xử lý tình huống. có cách giải quyết những thắc mắc của khách hàng…điều này nhằm tối ưu khả năng chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng sang khách hàng mua và tin dùng sản phẩm
Hơn thế nữa, điều mà một nhân viên trong lĩnh vực FMCG cần “ghi lòng tạc dạ” là cần highlight sự tiện lợi và lợi ích về sức khỏe mà các dòng sản phẩm mang lại với người tiêu dùng.
Cách làm Marketing cho ngành FMCG là gì
Ngành FMCG là ngành có tỷ lệ cạnh tranh rất gay gắt thậm chí có những công ty “đổ máu” về nó là chuyện bình thường.
Ngành này là một ngành vô cùng nhộn nhịp vào mỗi dịp cuối năm khi nhu cầu sắm sửa cho tết nguyên đán ngày càng quan trọng. Các nhà cung cấp, các doanh nghiệp “chiêu trò” để câu khách hàng sử dụng sản phẩm của mình, đặc biệt đối với những thương hiệu quá nổi tiếng trong FMCG.
Các chiến lược Marketing của các thương hiệu FMCG này thường tập trung chủ yếu vào bao bì, màu sắc mắt và thông qua sản phẩm gắn liền những thông điệp truyền thông có ý nghĩa về gia đình, văn hóa… để chạm đến được trái tim người mua hàng.
Đi cùng với đó, bạn hãy cố gắng sản xuất ra những TVC, sự kiện để nhận diện thương hiệu của mình trong tâm trí người tiêu dùng như sum vầy, sẻ chia, hạnh phúc, đoàn viên…
Chúng tôi sẽ lấy cho bạn một ví dụ về cách làm Marketing đỉnh cao của 2 thương hiệu lớn hiện nay ở Việt Nam là Unilever và Nestle, họ là 2 gã khổng lồ đứng đầu thị trường ngành tiêu dùng hàng hóa nhanh. Từ khi bước chân vào Việt Nam, 2 brand này chiếm lĩnh thị trường, làm cho các sản phẩm của Việt Nam không được săn đón mạnh mẽ vào mỗi dịp cuối năm.
Cụ thể, chiến dịch Marketing của Unilever vào mỗi dịp tết đến thường đánh vào sản phẩm có màu sắc văn hóa của người Á Đông cụ thể với những slogan như: “Tết là để sum họp”.
FMCG cần đánh đúng trọng tâm vào khách hàng
Còn với Nestle cũng không phải dạng vừa khi họ tập trung quảng cáo TVC với những sản phẩm có có hình long, phượng biểu tượng của sự thịnh vượng của người Việt.
Từ đó ta có thể thấy rằng muốn phát triển mạnh mẽ được trong ngành FMCG này thì các brand cần đầu tư xây dựng thương hiệu, tập trung làm TVC, quảng cáo để kích cầu người tiêu dùng mua sắm sản phẩm hàng hóa.
Như vậy, các bạn đã phần nào nắm được FMCG là gì rồi phải không? Thông qua bài viết này, chúng tôi nhận thấy ngành này đang là một ngành rất quan trọng và chiếm vị thế cao trên thị trường. Nếu bạn có ý định làm việc, hãy trang bị cho mình những kỹ năng, sự sáng tạo của 1 Marketer chuyên nghiệp. Chúc bạn thành công!
– TVC là gì? 5 Bước xây dựng TVC quảng cáo hấp dẫn
– 3 Bước xây dựng chiến dịch truyền thông hữu ích cho “tân binh mới”
– Tầm quan trọng của nghệ thuật nắm bắt tâm lý khách hàng
Đăng bởi: Hiệp Trương Thị Ngọc
Từ khoá: FMCG là gì? Tất cả các loại hình làm việc trong ngành FCMG
Cảm ơn bạn đã xem bài viết FMCG là gì? Tất cả các loại hình làm việc trong ngành FCMG tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.