Bạn đang xem bài viết Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Ngữ văn 12 sách Chân trời sáng tạo Tập huấn sách giáo khoa lớp 12 năm 2024 – 2025 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Ngữ văn 12 sách Chân trời sáng tạo giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng trả lời 10 câu hỏi trắc nghiệm tập huấn thay sách giáo khoa lớp 12 môn Ngữ văn năm 2024 – 2025.
Ngoài ra, thầy cô có thể tham khảo thêm đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK 12 môn Ngữ văn KNTT để có thêm kinh nghiệm hoàn thiện khóa tập huấn thay sách giáo khoa mới năm 2024 – 2025 của mình. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn nhé:
Đáp án tập huấn môn Văn 12 Chân trời sáng tạo
Câu hỏi 1: Dòng nào dưới đây không phải là quan điểm biên soạn SGK Ngữ văn 12 – CTST?
A. Xem học tập là quá trình tương tạo đa chiều giữa người dạy với người học, giữa người học với người học và giữa người học với môi trường xã hội.
B. Xem học tập là quá trình truyền thụ kiến thức một chiều của giáo viên đến học sinh.
C. Năng lực của người học chỉ có thể hình thành, phát triển thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ học tập.
D. Xem người học là chủ thể của quá trình kiến tạo tri thức và người dạy đóng vai trò hỗ trợ trong quá trình ấy.
Câu hỏi 2: Các thể loại được phân bố trong hai tập của SGK Ngữ văn 12 – CTST là
A. Thơ cổ điển, lãng mạn; truyện lãng mạn và hiện thực; truyện truyền kì; văn tế; phóng sự, nhật kí; kịch – hài kịch; thơ (tượng trưng, siêu thực); tiểu thuyết hiện đại; văn bản nghị luận; văn bản thông tin.
B. Thơ cổ điển, lãng mạn; truyện lãng mạn và hiện thực; truyện truyền kì; phóng sự, nhật kí; kịch – hài kịch; thơ (tượng trưng, siêu thực); tiểu thuyết hiện đại; văn bản nghị luận; văn bản thông tin.
C. Thơ cổ điển, lãng mạn; truyện hiện thực; truyện truyền kì; văn tế; phóng sự, nhật kí; kịch – hài kịch; thơ (tượng trưng, siêu thực); tiểu thuyết hiện đại; văn bản nghị luận; văn bản thông tin.
D. Thơ cổ điển; truyện lãng man và hiện thực; truyện truyền kì; văn tế; phóng sự, nhật kí; kịch – hài kịch; thơ (tượng trưng, siêu thực); tiểu thuyết hiện đại; văn bản nghị luận; văn bản thông tin.
Câu hỏi 3: Vai trò của các bài tập sáng tạo trong SGK Ngữ văn 12 – CTST là
A. Hình thành cho học sinh thói quen đánh giá, tự đánh giá.
B. Tạo cơ hội cho học sinh phát huy sở trường, năng khiếu riêng trong trải nghiệm và tiếp nhận tác phẩm văn học.
C. Tạo điều kiện cho học sinh khắc sâu hơn nội dung và nghệ thuật của văn bản.
D. Hỗ trợ giáo viên tổ chức các hoạt động dạy học thuận lợi hơn, học sinh có thể suy ngẫm, thảo luận và trình bày ý kiến về vấn đề nêu lên từ câu hỏi.
Câu hỏi 4: SGK Ngữ văn 12 – CTST có sự tích hợp về kĩ năng và tích hợp về nội dung dạy học, cụ thể là:
A. Tích hợp dạy đọc văn bản theo loại/ thể loại với dạy học theo chủ điểm; tích hợp dạy học các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe; tích hợp dạy học đọc, viết với tiếng Việt.
B. Tích hợp dạy đọc văn bản theo loại/ thể loại; tích hợp dạy đọc, viết; tích hợp dạy viết, nói và nghe.
C. Tích hợp dạy học các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe; tích hợp dạy học đọc, viết với tiếng Việt.
D. Tích hợp dạy đọc văn bản theo thể loại; tích hợp dạy đọc, viết; tích hợp dạy viết, nói và nghe.
Câu hỏi 5: Các nhóm văn bản (dạy viết) ở lớp 12 là
A. Nghị luận văn học, nghị luận xã hội, văn bản tổng hợp, thuyết minh, báo cáo kết quả bài tập nghiên cứu.
B. Nghị luận văn học, nghị luận xã hội, văn bản tổng hợp, báo cáo.
C. Nghị luận văn học, nghị luận xã hội, văn bản tổng hợp, thuyết minh, báo cáo kết quả bài tập dự án.
D. Nghị luận văn học, nghị luận xã hội, văn bản tổng hợp, báo cáo kết quả bài tập dự án.
Câu hỏi 6: Một trong những lưu ý khi dạy viết các kiểu bài ở lớp 12 là
A. Tập trung rèn luyện hai kiểu bài trọng tâm: viết văn bản nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm văn học và viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội có liên quan đến tuổi trẻ.
B. Khắc sâu tri thức của kiểu bài bằng cách cho học sinh phân tích cụ thể ngữ liệu tham khảo trong sách giáo khoa.
C. Khắc sâu tri thức về kiểu bài bằng cách cho học sinh so sánh, đối chiếu, chỉ ra sự tương đồng, khác biệt giữa các kiểu bài.
D. Tập trung rèn luyện kĩ năng viết các kiểu bài bằng cách cho học sinh thực hiện viết ở nhà thường xuyên.
Câu hỏi 7: Để nói và nghe đạt hiệu quả, học sinh cần có các loại kiến thức
A. Kiến thức về xã hội, hiểu biết về các kiểu văn bản, thời gian giao tiếp, biết chuyển đổi giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết, biết sử dụng các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ, biết cách tạo mở đầu và kết thúc ấn tượng.
B. Kiến thức về chủ đề muốn nói, ngôn ngữ, hiểu biết về các loại văn phong của ngôn ngữ nói, đối tượng giao tiếp, cách giao tiếp với những đối tượng khác nhau, sự khác biệt giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết, hiệu quả của các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ,…
C. Kiến thức về vấn đề trình bày, nắm được các đặc điểm cơ bản của các loại văn bản, đặc điểm của đối tượng, thời gian và không gian giao tiếp, biết ứng dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ bài nói đạt hiệu quả.
D. Kiến thức về đặc điểm các thể loại văn bản, trình bày được các nội dung cốt lõi của bài nói, sử dụng các phương tiện giao tiếp để hỗ trợ bài nói đạt hiệu quả, biết chuyển đổi bài viết thành bài nói.
Câu hỏi 8: Chuyển hoá nội dung bài viết thành bài nói theo thứ tự các bước là
A. Chuẩn bị phần mở đầu và kết thúc hấp dẫn, ấn tượng – Chuẩn bị phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ hỗ trợ – Tóm tắt ý chính cần trình bày – Tóm tắt nội dung bài nói dưới dạng từ khoá, sơ đồ – Dự kiến phần phản biện của người nghe và trả lời.
B. Tóm tắt ý chính cần trình bày – Tóm tắt nội dung bài nói dưới dạng từ khoá, sơ đồ – Chuẩn bị phần mở đầu và kết thúc hấp dẫn, ấn tượng – Chuẩn bị phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ hỗ trợ – Dự kiến phần phản biện của người nghe và trả lời.
C. Tóm tắt ý chính cần trình bày – Tóm tắt nội dung bài nói dưới dạng từ khoá, sơ đồ – Chuẩn bị phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ hỗ trợ – Dự kiến phần phản biện của người nghe và trả lời – Chuẩn bị phần mở đầu và kết thúc hấp dẫn, ấn tượng.
D. Tóm tắt ý chính cần trình bày – Tóm tắt nội dung bài nói dưới dạng từ khoá, sơ đồ – Dự kiến phần phản biện của người nghe và trả lời – Chuẩn bị phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ hỗ trợ – Chuẩn bị phần mở đầu và kết thúc hấp dẫn, ấn tượng.
Câu hỏi 9: Dòng nào dưới đây không nằm trong mục tiêu đánh giá kết quả giáo dục theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh?
A. Giúp học sinh chia sẻ những gì bản thân đã trải nghiệm và rút ra được kinh nghiệm cho bản thân sau mỗi bài học.
B. Giúp học sinh nhận ra những gì mình đã đạt hoặc chưa đạt so với yêu cầu cần đạt về phẩm chất và yêu cầu cần đạt mà chương trình đã đề ra, để các em có thể điều chỉnh việc học và tiến bộ.
C. Giúp các nhà quản lí và phát triển chương trình nhận ra những điểm tốt/ chưa tốt để điều chỉnh chương trình và cách quản lí, đảm bảo chất lượng giáo dục.
D. Giúp học sinh tự đánh giá hiệu quả của các hoạt động dạy học, từ đó, giáo viên có sự điều chỉnh các hoạt động dạy học nhằm giúp học sinh đạt chuẩn chương trình.
Câu hỏi 10: Lưu ý khi đánh giá kĩ năng đọc của học sinh dưới hình thức đánh giá định kì là
A. Không nên sử dụng dạng đề trắc nghiệm để đánh giá kết quả học tập của học sinh.
B. Lựa chọn những vấn đề được nhiều người quan tâm và nằm trong tầm hiểu biết của học sinh để tạo hứng thú làm bài.
C. Có thể sử dụng đề trắc nghiệm đối với kiến thức tiếng Việt và làm văn.
D. Cần chọn những văn bản bên ngoài sách giáo khoa nhưng phải đảm bảo độ dài và cùng thể loại với văn bản mà học sinh được học.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Ngữ văn 12 sách Chân trời sáng tạo Tập huấn sách giáo khoa lớp 12 năm 2024 – 2025 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.