Bạn đang xem bài viết Soạn bài Tây Tiến Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 12 trang 44 sách Kết nối tri thức tập 1 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Tài liệu Soạn văn 12: Tây Tiến, sẽ được Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn giới thiệu đến bạn đọc với kiến thức hữu ích.
Hãy cùng theo dõi nội dung chi tiết của tài liệu tham khảo sẽ được chúng tôi đăng tải để chuẩn bị bài nhanh chóng và đầy đủ hơn.
Soạn bài Tây Tiến
Trước khi đọc
Bạn đã học, đã đọc những bài thơ nào viết về đề tài người lính cách mạng Việt Nam? Đọc diễn cảm một đoạn thơ mà bạn yêu thích.
Hướng dẫn giải:
– Một số bài thơ: Đồng chí (Chính Hữu), Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật), Chú bộ đội hành quân trong mưa (Vũ Thùy Linh),…
Đọc văn bản
Câu 1. Hình dung dáng vẻ, tư thế, cốt cách của đoàn binh Tây Tiến.
Hướng dẫn giải:
Đoàn binh Tây Tiến dù khó khăn nhưng vẫn giữ được dáng vẻ, tư thế hiên ngang, cốt các anh hùng
Câu 2. Ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh “người đi”.
Hướng dẫn giải:
Ý nghĩa biểu tượng: người lính xông pha nơi chiến trường có thể đối mặt với cái chết bất cứ lúc nào, không thể biết trước nhưng vẫn sẵn sàng quyết tử cho tổ quốc quyết sinh.
Sau khi đọc
Câu 1. Cảm hứng chủ đạo của bài thơ “Tây Tiến” là gì?
Hướng dẫn giải:
Cảm hứng chủ đạo: nỗi nhớ về binh đoàn Tây Tiến vừa hào hùng, vừa lãng mạn.
Câu 2. Đọc đoạn thơ 1 và thực hiện các yêu cầu sau:
a. Nêu ấn tượng về trạng thái cảm xúc của tác giả thể hiện ở hai câu thơ mở đầu.
b. Cho biết hình dung của bạn về bức tranh thiên nhiên và con đường hành quân của đoàn binh Tây Tiến.
c. Phân tích những hình ảnh thể hiện ấn tượng ban đầu của tác giả về đoàn quân Tây Tiến
d. Nêu cảm nhận về nhạc điệu trong bốn câu thơ sau:
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Hướng dẫn giải:
a. Trạng thái của tác giả thể hiện ở hai câu thơ mở đầu là nỗi nhớ đến đến trống vắng, hụt hẫng.
b. Bức tranh thiên nhiên hiện lên đầy hùng vĩ, heo hút; con đường hành quân đầy gập ghềnh, gian khổ.
c. Hình ảnh thể hiện ấn tượng ban đầu của tác giả về đoàn quân Tây Tiến: dũng cảm, kiên cường khi vượt qua mọi hiểm trở.
d.
- 2 câu đầu: đa số là thanh trắc, độc lên có cảm giác khúc khuỷu như những con dốc
- 2 câu sau: đa số là thanh bằng, tạo cảm giác êm ả, xa xôi
Câu 3. Trong kí ức của nhân vật trữ tình, hình ảnh đêm lửa trại và con người, cuộc sống miền Tây Bắc hiện lên với những nét đặc sắc gì? Những hình ảnh đó đã góp phần làm nổi bật hình tượng người lính Tây Tiến như thế nào?
Hướng dẫn giải:
Trong kí ức của nhân vật trữ tình, hình ảnh đêm lửa trại và con người, cuộc sống miền Tây Bắc hiện lên với những nét đặc sắc:
– Ngọn đuốc rừng thắp sáng đêm liên hoan văn nghệ truyền thống đã thành “hội đuốc hoa” khiến khung cảnh tuy thiếu thốn mà rực rỡ lung linh bao ước mơ, hạnh phúc.
– Hai chữ “kìa em” thể hiện sự ngạc nhiên đến ngỡ ngàng của người lính. Những cô gái Tây Bắc trong bộ xiêm áo đang múa điệu múa truyền thống trong.
– Tiếng khèn mang linh hồn của núi rừng càng trở nên lôi cuốn. Tâm hồn các chiến sĩ mộng mơ, lãng mạn.
=> Cuộc sống của miền Tây Bắc rộn ràng, vui tươi.
Những hình ảnh đó đã góp phần làm nổi bật hình tượng người lính Tây Tiến lãng mạn, hào hoa.
Câu 4. Trong hai đoạn 3, 4 hình tượng đoàn binh Tây Tiến được gợi ra qua những từ ngữ, hình ảnh nào? Khái quát đặc điểm của hình tượng này.
Hướng dẫn giải:
– Những từ ngữ, hình ảnh:
- “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc”: hóa chất bom đạn của kẻ thù đã làm cho mái tóc người lính không còn đẹp nữa, nhưng cũng có thể là người lính chủ động cắt tóc để thuận tiện cho sinh hoạt.
- “Quân xanh màu lá dữ oai hùm”: màu xanh của lớp áo ngụy trang lẫn với màu xanh của lá cây, nhưng đó cũng được hiểu là khuôn mặt xanh xao của người lính khi bị sốt rét rừng.
- Mắt trừng gửi mộng qua biên giới”: đôi mắt đang theo dõi kẻ thù với sự căm giận và quyết tâm
- “Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”. nhớ đến những cô gái Hà Nội với vẻ đẹp thướt tha thanh lịch.
=> Người lính hiện lên vừa hào hùng, vừa lãng mạn.
Câu 5. Chỉ ra một số biểu hiện của phong cách lãng mạn trong bài thơ. Phân tích một biểu hiện mà bạn cho là đặc sắc.
Câu 6. Phân tích một số hình thức tổ chức ngôn ngữ đặc biệt trong bài thơ Tây Tiến.
Câu 7. Hình tượng người lính Tây Tiến trong bài thơ từng bị phê phán là “xa lạ” với hình ảnh thực tế của anh bộ đội cụ Hồ thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. Theo bạn, vì sao có sự đánh giá như vậy? Hãy nêu quan điểm của bạn về vấn đề này.
Kết nối đọc – viết
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày cảm nhận của bạn về một nét đẹp của hình tượng người lính Tây Tiến.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Soạn bài Tây Tiến Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 12 trang 44 sách Kết nối tri thức tập 1 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.