Bạn đang xem bài viết Những lời khuyên của bác sĩ cho bà bầu ở tuần 31 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Tuần thứ 31 tương đương với tháng thứ 7 của thai kỳ. Lúc này các mẹ bầu đã bước vào những tháng cuối của thai kỳ và chỉ cần trải qua thêm 2 tháng nữa sẽ chào đón bé con chào đời. Vào thời điểm này, thuận theo sự phát triển nhanh chóng của thai nhi, cơ thể của mẹ sẽ xuất hiện các triệu chứng khó chịu.
Mẹ bầu tuần 31 thay đổi như thế nào?
Khi mang thai tuần 31, đa số mẹ bầu đôi khi sẽ cảm nhận được sự siết chặt của cơ tử cung hoặc thai gò cứng bụng. Tình trạng này có tên là cơn gò co thắt Braxton Hicks. Chúng xảy ra trong giai đoạn nửa sau của thai kỳ, chỉ kéo dài khoảng 30 giây, thường không đau và không xảy ra thường xuyên.
Tuy nhiên, hãy thận trọng vì tình trạng thai gò ở tuần 31 có thể là một trong những dấu hiệu của việc sinh non. Hãy đến khám ngay nếu mẹ bầu cảm thấy hơn bốn cơ gò trong một giờ hoặc một trong các dấu hiệu sau:
- Dịch âm đạo tiết ra nhiều hơn hoặc trở nên lỏng, nhờn hoặc có màu hồng nhẹ, có lẫn máu.
- Có cảm giác đau bụng tựa như đau bụng kinh, khu vực xương chậu có cảm giác bị gia tăng áp lực.
- Đột nhiên cảm thấy đau phần lưng dưới dù trước đó chưa từng xảy ra tình trạng này.
Vào khoảng thời gian này, tuyến sữa của các mẹ bắt đầu quá trình hoạt động để tạo nên lượng sữa chứa calo và dưỡng chất trong vài ngày đầu trước khi mẹ có sữa hoặc có kế hoạch nuôi con bằng sữa mẹ, sữa này còn được gọi là sữa non.
Với một số mẹ bầu, sữa non ở tuần 31 trong và loãng như nước, nhưng cũng có trường hợp sữa non có màu vàng và khá đặc. Thời điểm này có thể xảy ra hiện tượng rò rỉ sữa non, các mẹ có thể dùng miếng đệm ngực dùng một lần hoặc dùng nhiều lần để tránh tình trạng sữa non dính vào áo nhé!
Thai nhi 31 tuần tuổi phát triển như thế nào?
Bé sẽ thải hơn 250ml nước tiểu vào dịch ối, bé sẽ có hành động nuốt nước ối nhưng đừng lo vì nước ối được thay mới hoàn toàn nhiều lần trong ngày.
Thông qua hình ảnh siêu âm, sẽ dễ dàng nhận ra thai nhi 31 tuần tuổi phát triển nhanh. Bạn có thể nhìn thấy tóc và lúc này bé cũng đã có móng tay, chân. Bạn có thể quan sát được khuôn mặt và các biểu cảm của thai nhi. Bé cũng sẽ đạp, khua tay, chân nhiều hơn.
Các nếp nhăn trên cơ thể dần mờ đi, lông nhung bao phủ cơ thể rụng dần. Bộ não bé trong giai đoạn phát triển rất nhanh.
Để chuẩn bị cho sinh nở, vào tuần 32 đến tuần 36 bé sẽ quay đầu để vào ngôi thai thuận. Tuy nhiên vẫn có bé quay đầu sớm, cho nên hãy thường xuyên đến khám thai định kỳ nhằm để các bác sĩ quan sát và can thiệp đúng lúc nếu tư thế nằm của bé không đúng.
Những lời khuyên của bác sĩ ở tuần thai thứ 31
Mẹ nên trao đổi gì với bác sĩ?
Khi mang thai vào tuần thứ 31, thai chèn nên các mẹ sẽ gặp khó khăn trong việc kiểm soát bàng quang, vì vậy khi hắt hơi, ho, cười hoặc nhấc đồ nặng sẽ xảy ra tình trạng són tiểu. Nếu chất lỏng bị rò rỉ không có mùi amoniac của nước tiểu mà lại có mùi ngọt thì bạn nên nhanh chóng báo ngay với bác sĩ vì đó là nước ối.
Những xét nghiệm, tiêm chủng mẹ bầu cần làm
Lần tái khám ở tuần thứ 31 của thai kỳ, mẹ sẽ được các bác sĩ kiểm tra huyết áp, trọng lượng cũng như thăm hỏi về các triệu chứng và tình trạng mà mẹ bầu đang gặp phải. Bác sĩ cũng sẽ cùng mẹ trao đổi về các hoạt động của bé và đo kích thước tử cung nhằm theo dõi sự phát triển của thai nhi.
Sau tuần thứ 31, các mẹ sẽ đến tái khám 2 tuần một lần thay vì 1 tháng một lần, sau đó là 1 tuần một lần cho đến khi sinh nở.
Lưu ý để đảm bảo an toàn cho thai nhi
Nhằm đáp ứng cho mẹ và bé, cơ thể tạo nhiều máu hơn so với bình thường, tim bơm máu nhanh hơn từ đó tĩnh mạch trở nên lớn hơn, mẹ có thể nhìn thấy mạch máu đỏ hoặc hơi xanh bên dưới da. Bên cạnh đó sự thay đổi này cũng mang đến vài triệu chứng gây khó chịu cho mẹ bầu.
Để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé, các mẹ bầu không nên mang, vác đồ vật nặng. Mẹ bầu có thể vận động như đi bộ nhẹ nhàng tuy nhiên không nên đi quãng đường xa.
Đối với các mẹ bầu mắc chứng nhau tiền đạo, mẹ nên hạn chế việc chạy bộ vì những cú sốc nãy trong quá trình chạy có thể khiến mẹ bị chảy máu. Những mẹ bầu cao huyết áp hoặc có nguy cơ sinh non cũng không nên thực hiện việc chạy bộ nhiều vì sẽ không an toàn cho cả mẹ và bé.
Thông qua bài viết trên, mong rằng các bạn đã tìm hiểu thêm được những triệu chứng, sự thay đổi cũng như những lời khuyên dành cho tuần thứ 31 của thai kỳ. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn.
Nguồn: Chuyên trang sức khỏe helloBacsi
Mua sữa bột cho mẹ bầu chất lượng tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn:
Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Những lời khuyên của bác sĩ cho bà bầu ở tuần 31 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.