Bạn đang xem bài viết Phụ nữ béo phì khi mang thai cần lưu ý những điều gì? tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Việt Nam có khoảng 6-10% dân số bị thừa cân, béo phì. Trong đó không hiếm các bà mẹ bị thừa cân trong lúc mang thai.
Điều này không chỉ xấu tới sức khỏe mẹ mà còn có thể để lại những biến chứng khó lường cho em bé. Phụ nữ khi mang thai cần lưu ý những gì? Tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé.
Nhận biết bà bầu thừa cân khi mang thai
Mẹ bầu cần nhận biết tình trạng cơ thể mình trước khi tìm hiểu về chế độ dinh dưỡng và thực đơn cho bà bầu thừa cân. Chỉ số cơ thể (BMI) của phụ nữ mang thai cao có thể tác động xấu tới sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
BMI vượt quá 30 là mẹ bầu có nguy cơ mắc béo phì
Theo WHO, khi BMI vượt từ 30 trở lên thì mẹ bầu được chẩn đoán có nguy cơ mắc béo phì. Lúc này, mẹ bầu có thể tự kiểm tra bằng cách truy cập các trang web có Công cụ Đo lường Cân nặng Thai kỳ, hoặc tới trực tiếp gặp bác sĩ để trao đổi và xác định xem mình có đúng là đang trong nhóm bị thừa cân hay không.
Bà bầu thừa cân có nguy hiểm không?
Khi bị thừa cân trong giai đoạn có em bé, mẹ bầu có thể phải đối mặt với nhiều biến chứng bất lợi ảnh hưởng tới sức khỏe. Nghiên cứu chỉ ra những người bị béo phì có khả năng gặp vấn đề trong lúc mang thai (thậm chí vô sinh) cao hơn những phụ nữ có cân nặng bình thường.
Bị thừa cân ảnh hưởng xấu đến sức khỏe phụ nữ mang thai
Khi chỉ số BMI của người phụ nữ càng cao thì khả năng mang thai bằng phương pháp thụ tinh ống nghiệm càng thấp. Trong quá trình siêu âm, bà bầu bị thừa cân do có quá nhiều mỡ trong cơ thể nên khó thấy được hình dáng thai nhi, khó kiểm tra nhịp tim của em bé khi chuyển dạ.
Phụ nữ béo phì mang thai nếu không kiểm soát được chế độ ăn trong giai đoạn 3 tháng giữa và cuối thai kỳ sẽ tăng cân nhanh, phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm khác:
Cao huyết áp, tiền sản giật và các vấn đề về đông máu
Cao huyết áp xảy ra khi tình trạng áp lực của máu lên thành mạch quá cao. Sau tuần 20 của thai kỳ hoặc sau khi mang thai, nếu mẹ bầu bị cao huyết áp thì có thể bị tiền sản giật. Lúc này gan hoặc thận của mẹ có thể không hoạt động bình thường.
Mẹ bầu có thể bị tiền sản giật, cao huyết áp,…
Sự đông máu xảy ra khi dòng chảy của máu trong mạch bị tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn bởi cục máu đông. Mẹ cũng có thể gặp vấn đề về cục máu đông khác là huyết khối tĩnh mạch. Đó là tình trạng cục máu đông vỡ ra, di chuyển qua máu đến não, phổi, tim gây đột quỵ hoặc đau tim.
Tiểu đường thai kỳ
Tiểu đường thai kỳ xảy ra khi mẹ bầu bị béo phì có quá nhiều đường trong máu, hoặc có thể dẫn đến một dạng nhẹ hơn là kháng insulin. Bà bầu béo phì cũng dễ gặp các vấn đề phát sinh khác như mang thai quá ngày dự sinh, các vấn đề khi sinh ví dụ gây mê.
Bên cạnh đó, mẹ bầu thừa cân cũng phải nằm dưỡng sức tại bệnh viện lâu hơn sau khi sinh so với những phụ nữ khác.
Bị tiểu đường thai kỳ
Tăng nguy cơ phải sinh mổ chủ động
Sinh mổ chủ động là việc bác sĩ phải phẫu thuật để lấy em bé trong bụng mẹ ra thông qua một vết rạch trong bụng và tử cung của người mẹ. Việc này có thể để lại biến chứng sau mổ nếu mẹ bị thừa cân ví dụ như nhiễm trùng hoặc mất máu quá nhiều.
Sinh mổ chủ động
Sảy thai hoặc thai chết lưu
Tình trạng sảy thai được hiểu là khi em bé bị chết lưu trước 20 tuần của thai kỳ khi còn đang ở trong bụng mẹ. Thai chết lưu là em bé trong bụng mẹ đã chết trước khi sinh sau khi được 20 tuần.
Sảy thai hoặc thai chết lưu
Những biến chứng khác
- Nhiễm trùng khi mang thai
- Lượng chất béo nhiều có thể cản trở đường đi của em bé qua khung xương chậu
- Dễ bị ngưng thở lúc ngủ
- Khó giảm cân sau sinh
- Phải đến bệnh viện sớm hơn sau khi chuyển dạ, chuyển dạ lâu hơn bình thường và cần kích thích để chuyển dạ
- Vấn đề khi cho con bú
Những vấn đề khi sinh khác
Ảnh hưởng tới thai nhi khi mẹ bầu bị thừa cân
Sinh non
Em bé sinh non khi chào đời trước 37 tuần trong thai kỳ. Thời điểm sinh này là quá sớm và có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng tới sức khỏe em bé.
Trẻ sinh non có thể cần phải chăm sóc tại bệnh viện lâu hơn trẻ bình thường, gặp một số vấn đề như nhiễm trùng, hen suyễn hoặc hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS).
Sinh non
Dị tật bẩm sinh
Dị tật bẩm sinh ở em bé có thể làm thay đổi hình dạng hoặc chức năng của một hay nhiều bộ phận cơ thể. Các dị tật làm có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe tổng quát hoặc cách hoạt động của cơ thể.
Em bé bị dị tật bẩm sinh
Macrosomia
Đây là tên gọi cho tình trạng cơ quan của thai nhi bị phì đại tức là em bé có thể nặng tới 4-4,5kg khi ra đời. Điều này có thể gây các biến chứng trong lúc chuyển dạ và sinh nở thậm chí thương tích.
Macrosomia cũng làm em bé dễ mắc tiểu đường type 2, mắc bệnh tim, hen suyễn hoặc béo phì lúc lớn.
Macrosomia
Vấn đề hô hấp
Khi mẹ bầu bị tiểu đường trong lúc mang thai thì em bé sinh ra có thể gặp vấn đề về hô hấp. Đường huyết trong cơ thể em bé thấp và bị vàng da. Hiện tượng vàng da là khi da hoặc lòng trắng trong mắt người chuyển màu vàng.
Vấn đề hô hấp của em bé
Những lưu ý cho thực đơn của mẹ bầu
Những nguyên tắc vàng cần nắm bắt khi xây dựng thực đơn
- Tránh việc ăn cố “cho 2 người”
- Bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất xơ như yến mạch, đậu, ngũ cốc, trái cây, rau củ, bánh mì nguyên cám, gạo lứt,…
- Xây dựng chế độ ăn ít chất béo
- Ăn tối thiểu 5 phần trái cây và rau củ khác nhau hàng ngày
Chế độ ăn uống của mẹ bầu
- Hạn chế hoặc tránh ăn những thực phẩm như đồ chiên rán, đồ uống có ga, đồ nhiều đường, bánh ngọt
- Không được bỏ bữa sáng
- Xem xét khẩu phần ăn chính, đồ ăn nhẹ và tần suất các bữa ăn
- Không được uống rượu, bia, đồ uống có cồn, dùng chất kích thích, hút thuốc lá khi mang thai
- Không ăn đồ ăn đóng hộp, đồ chế biến sẵn
Mẹo ăn sáng trong thực đơn cho bà bầu thừa cân
- Nên chia thực đơn làm nhiều bữa phụ nhỏ thay vì chỉ ăn 3 bữa chính
- Ăn thức ăn chứa nhiều protein
- Tránh thức ăn nhiều đường tinh luyện hoặc bột trắng để lượng đường trong máu ổn định và mẹ không bị đói
- Thêm trái cây, rau xanh một cách đa dạng và sáng tạo vào bữa ăn để thay đổi khẩu vị như làm salad, kẹp với bánh mì, xay sinh tố,…
Mẹo ăn sáng cho bà bầu
Bổ sung nhiều axit folic cho bà bầu thừa cân
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mẹ bầu nên bổ sung 400-800 microgram axit folic mỗi ngày trong chế độ ăn.
Tuy nhiên mẹ không nên sử dụng lượng nhiều hơn các bác sĩ khuyến cáo vì có thể phản tác dụng và không tốt cho sức khỏe.
Bổ sung axit folic cho bà bầu thừa cân
Ưu tiên dầu olive trong chế độ ăn
Trong mỡ động vật có chứa nhiều chất béo bão hòa hoặc đã bị hidro hóa không tốt cho cơ thể. Dầu olive, dầu hạt cải,… có nhiều chất béo chưa bão hòa tốt hơn mỡ động vật, dầu dừa hoặc bơ.
Ưu tiên dầu olive thay mỡ động vật
Các hoạt động mẹ bầu nên thử để sức khỏe tốt hơn
- Mẹ có thể thử đi bộ nhẹ nhàng, đạp xe, bơi lội, tập thể dục với những động tác đơn giản, làm vườn,…
- Tránh ngồi quá lâu một chỗ, xem ti vi hoặc dùng máy tính nhiều
Mẹ bầu nên vận động nhẹ nhàng
Trên đây là những lưu ý dành cho phụ nữ béo phì khi mang thai. Nếu đang gặp phải thể trạng này bạn cần đặc biệt chú ý tới những thay đổi cơ thể và chế độ dinh dưỡng để cả mẹ và bé đều khỏe mạnh nha.
Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Phụ nữ béo phì khi mang thai cần lưu ý những điều gì? tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.