Bạn đang xem bài viết Đang mang thai có thể tiêm vaccine Covid-19 được không? tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Việt Nam đang bước vào chiến dịch tiêm phòng vaccine ngừa Covid-19 với quy mô chưa từng có nhằm đạt miễn dịch cộng đồng. An toàn tiêm chủng cũng như điều kiện nào đủ để tiêm chủng là vấn đề rất nhiều người quan tâm. Chính vì thế, phụ nữ mang thai có đủ điều kiện để tiêm chủng được hay không? Là câu hỏi mà các chị em phụ nữ quan tâm rất nhiều. Cùng tham khảo qua bài viết sau để hiểu rõ hơn.
Đang mang thai có thể tiêm vaccine Covid-19 được không?
Theo BS. Trần Thu Nguyệt (Viện Y học ứng dụng Việt Nam), phụ nữ mang thai có nguy cơ cao bị mắc bệnh nặng, tử vong do Covid-19 và tăng nguy cơ ảnh hưởng xấu tới thai nhi. Cho nên việc tiêm vaccine Covid-19 để được bảo vệ là điều cần thiết.
Tuy nhiên, khuyến cáo tạm thời của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho thấy, hiện có rất ít dữ liệu đánh giá tính an toàn của vaccine Covid-19 trong thời kỳ mang thai. Theo đó, phụ nữ mang thai có thể được tiêm vaccine Covid-19 nếu lợi ích của việc tiêm phòng lớn hơn nguy cơ tiềm ẩn do vaccine.
Trong thời kì dịch diễn biến nặng như hiện nay, phụ nữ mang thai là đối tượng dễ bị biễn biến nặng. Theo chỉ đạo từ Bộ Y tế, các đơn vị cần tiến hành rà soát và lập danh sách phụ nữ mang thai từ 13 tuần trở lên trên địa bàn. Sau đó tổ chức tiêm phòng Covid-19 tại các cơ sở y tế có khả năng cấp cứu sản khoa.
Ngoài ra, các đơn vị tổ chức tiêm phải khám sàng lọc trước tiêm theo quy định của Bộ Y tế. Ngoài ra không lựa chọn, không chờ đợi vaccine mà phải chỉ định dùng loại vaccine theo hướng dẫn của nhà sản xuất đã được đăng ký với Bộ Y tế.
Dựa vào “Hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm vaccine COVID-19” của Bộ Y tế, phụ nữ mang thai hoặc người đang cho con bú chống chỉ định với vaccine COVID-19 Sputnik V.
Mời bạn tham khảo thêm: Đối tượng nào được tiêm và không nên tiêm vaccine Covid-19?
Phụ nữ mang thai cần chú ý trong mùa dịch Covid-19
- Cần rửa tay thường xuyên bằng xà bông và nước sạch trong ít nhất 30 giây. Trong trường hợp không có xà bông thì dùng các dung dịch rửa tay có chứa cồn (ít nhất 60% cồn), tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng để phòng lây nhiễm bệnh.
- Sử dụng khẩu trang thường xuyên khi đi ra đường, hãy chắc chắn rằng khẩu trang che kín miệng và mũi và tránh chạm vào khẩu trang khi đang sử dụng. Ngoài ra, đối với các loại khẩu trang dùng 1 lần cần vứt bỏ ngay vào thùng rác sau khi dùng và sau khi bỏ khẩu trang cần rửa tay sạch.
- Phụ nữ mang bầu cần chú ý bổ sung các loại thực phẩm giúp tăng cường miễn dịch khi mang thai như thực phẩm giàu vitamin C, thực phẩm giàu chất sắt, thực phẩm giàu vitamin A, thực phẩm chứa nhiều lợi khuẩn.
- Mẹ bầu cần nên uống khoảng 3 lít nước mỗi ngày và ngủ đủ giấc từ 7 – 8 tiếng mỗi tối.
- Tập thể dục nhẹ nhàng giúp tăng cường tuần hoàn máu và thúc đẩy hệ thống miễn dịch của phụ nữ mang thai hoạt động tốt hơn.
Phụ nữ mang thai cần lưu ý gì trước và sau khi tiêm vắc xin Covid-19?
Trước khi tiêm vắc xin Covid-19
Phụ nữ mang thai giữ nguyên chế độ dinh dưỡng, ngủ đầy đủ giấc và tâm lý thoải mái như bình thường. Trước khi tiêm phòng, bác sĩ khám sàng lọc cho thai phụ, đo nhịp tim thai, kiểm tra toàn bộ hồ sơ thai kỳ để đánh giá sức khỏe của mẹ và bé.
Từ đó cho thai phụ đưa ra quyết định tiêm phòng, dựa theo lời khuyên / hướng dẫn phù hợp. Vì vậy, bà bầu khi đến bệnh viện tiêm vắc xin Covid-19 cần mang theo đầy đủ hồ sơ xét nghiệm trước sinh.
Khi đến bệnh viện để tiêm chủng, mẹ cần thực hiện đúng và đủ 5K, đến đúng ngày giờ trên giấy mời để đảm bảo giãn cách và an toàn cho thai phụ.
Sau khi tiêm vắc xin Covid-19
Theo Bộ Y tế, các triệu chứng sau khi tiêm vắc xin Covid-19 bao gồm sốt, đau đầu, mệt mỏi, buồn nôn, ớn lạnh, đau nhức cơ,…Đây là phản ứng bình thường khi cơ thể phản ứng với vắc xin. Nếu mẹ bầu có những biểu hiện trên và kèm theo sốt trên 38 độ C thì có thể dùng thuốc hạ sốt.
Các bác sĩ sản khoa hiện đang kê đơn thuốc hạ sốt theo quy đinh của Bộ Y tế và theo các sản khoa, bao gồm nhóm thuốc acetaminophen, paracetamol, panador. Phụ nữ có thai uống ngày 2-3 lần và cách nhau 4-6 giờ 1 viên (tối đa 4 viên / ngày) tùy theo tình trạng sốt. Những phản ứng này thường xảy ra trong vòng 48-72 giờ và sau đó sẽ biến mất.
Nếu tình trạng sốt cao 39 – 40 độ kéo dài đến ngày thứ 4, thứ 5 và kèm theo nhiều triệu chứng như ho, sổ mũi, ho có đờm, sốt cao, khó thở thì thai phụ cần đến ngay bệnh viện kiểm tra. Đây có thể là một triệu chứng của một bệnh khác chứ không phải là một tác dụng phụ sau khi tiêm chủng.
Tham khảo thêm: Sau khi tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 bao lâu thì được mang thai?
Mặc dù TPHCM vẫn đang trì hoãn việc tiêm vaccine Covid-19 dành cho phụ nữ đang mang bầu. Nhưng trong tương lai chắc chắn là điều cần phải được thực hiện, nên các chị em phụ nữ cần phải luôn chú ý một số điều được nhắc ở trong bài viết và áp dụng thông điệp 5K do bộ y tế đưa ra, để bảo vệ bản thân và đứa bé một cách tốt nhất. Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn chúc các bạn luôn mạnh khỏe.
Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Đang mang thai có thể tiêm vaccine Covid-19 được không? tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.