Bạn đang xem bài viết Những câu hỏi về điều kiện và thủ tục nhận con nuôi theo pháp luật tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Cuộc sống hiện đại và phát triển đã mở ra nhiều vấn đề mới cần được quy định theo pháp luật, trong đó có thủ tục cho và nhận con nuôi cùng những vấn đề liên quan khác. Vậy trước khi quyết định thực hiện thủ tục nhận con nuôi theo pháp luật, bạn hãy cùng tham khảo những câu hỏi thường gặp về thủ tục này nhé.
Hướng dẫn thủ tục cho và nhận con nuôi?
Chiếu theo quy định tại Điều 17, 18, 19 của Luật con nuôi, thủ tục nhận con nuôi cần được tiến hành theo các bước sau:
– Đơn xin nhận con nuôi phải có giấy xác nhận của cơ quan đơn vị nơi người nhận nuôi đang công tác và làm việc, hoặc UBND phường/ xã nơi người nhận nuôi đang cư trú.
– Cần ký cam kết về việc chăm sóc giáo dục trẻ được nhận nuôi. Nếu người nhận nuôi có vợ hoặc chồng thì cần có chữ ký của cả hai vợ chồng.
– Cần có giấy xác nhận hay thỏa thuận về việc đồng ý cho trẻ làm con nuôi từ cha mẹ ruột, người giám hộ hoặc cơ sở đang nuôi dưỡng trẻ.
– Giấy khai sinh của người nhận nuôi và người được nhận làm con nuôi. Nếu người được nhận nuôi là trẻ em chưa được khai sinh, cần phải đăng ký khai sinh trước khi làm thủ tục nhận con nuôi.
– Xuất trình chứng minh và hộ khẩu của người nhận con nuôi, hộ khẩu của người được nhận nuôi.
– Nếu người được nhận nuôi có độ tuổi từ 9 tuổi trở lên, cần có sự đồng ý của người đó.
Xin con nuôi nhưng con nuôi vẫn ở với cha mẹ đẻ?
Căn cứ theo quy định của pháp luật, Điều 21 Luật con nuôi năm 2010, trước khi được đăng ký và được nhận làm con nuôi, người được nhận nuôi có quyền ở với cha mẹ đẻ.
Tuy nhiên sau khi nhận con nuôi, mọi quyền, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng sẽ thuộc về cha mẹ nuôi, trừ những trường hợp cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi có thỏa thuận riêng.
Thủ tục nhận nuôi con nuôi theo diện trẻ bị bỏ rơi?
Theo Điều 8 Luật con nuôi năm 2010, Nhà nước khuyến khích việc nhận trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi và có hoàn cảnh đặc biệt khác làm con nuôi. Nếu bạn đã đáp ứng đủ điều kiện về quy định đối với người nhận con nuôi thì bạn sẽ được quyền nhận con nuôi ngay sau khi được bé sinh ra.
Về thủ tục nhận nuôi trong trường hợp này cũng tương tự đối với thủ tục nhận nuôi con nuôi và hồ sơ thủ tục đã được quy định tại Điều 17, Điều 18 của Luật nuôi con nuôi.
Tham khảo thêm: Hướng dẫn thủ tục cho nhận con nuôi mới nhất năm 2022
Tư vấn con nuôi thì có trở thành con ruột được không ?
Trong trường hợp này việc nhận con nuôi và các thủ tục pháp lý cần được UBND xã, phường, thị trấn đồng ý đăng ký con nuôi. Sau đó việc xác lập hệ quả của việc nuôi con nuôi sẽ được tiến hành theo quy định Điều 24 Luật nuôi con nuôi năm 2010, cụ thể như sau:
“Điều 24. Hệ quả của việc nuôi con nuôi:
1. Kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con; giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi cũng có các quyền, nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Theo yêu cầu của cha mẹ nuôi, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc thay đổi họ, tên của con nuôi.
Việc thay đổi họ, tên của con nuôi từ đủ 09 tuổi trở lên phải được sự đồng ý của người đó.
3. Dân tộc của con nuôi là trẻ em bị bỏ rơi được xác định theo dân tộc của cha nuôi, mẹ nuôi.
4. Trừ trường hợp giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi có thỏa thuận khác, kể từ ngày giao nhận con nuôi, cha mẹ đẻ không còn quyền, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng, đại diện theo pháp luật, bồi thường thiệt hại, quản lý, định đoạt tài sản riêng đối với con đã cho làm con nuôi”.
Theo như quy định trên, giữa con nuôi và cha mẹ nuôi có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ giống như giữa cha mẹ đẻ và con đẻ, tuy nhiên về mặt pháp lý vẫn theo giấy chứng nhận con nuôi.
Thủ tục nhận con nuôi ở đâu?
Chiếu theo Điều 9 Luật Nuôi con nuôi, việc đăng ký thủ tục nhận con nuôi sẽ được thực hiện ở:
Trường hợp nhận con nuôi trong nước: UBND xã, phường, thị trấn nơi thường trú của người được nhận làm con nuôi hoặc của người nhận con nuôi.
Trường hợp nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài: UBND, Sở Tư pháp cấp tỉnh nơi thường trú của người được nhận nuôi.
Trường hợp công dân Việt Nam tạm trú ở nước ngoài nhận con nuôi: Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài như Đại sứ quán.
Cha mẹ nuôi cách con nuôi bao nhiêu tuổi?
Theo Điều 14 Luật Nuôi con nuôi, cha mẹ nuôi (hay người nhận con nuôi) phải hơn con nuôi 20 tuổi trở lên.
Con nuôi bao nhiêu tuổi?
Theo điều kiện đối với người được nhận làm con nuôi được quy định trong Điều 8 Luật Nuôi con nuôi, trẻ em dưới 16 tuổi được nhận làm con nuôi. Nếu người được nhận nuôi nằm trong độ tuổi từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phải thuộc các trường hợp sau:
– Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi.
– Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.
Thế nào là con nuôi hợp pháp?
Con nuôi hợp pháp là người được nhận nuôi theo đúng những trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật, đồng thời có đủ điều kiện để được nhận làm con nuôi, xác lập quan hệ cha mẹ và con theo quy định của pháp luật.
Ông bà có được nhận cháu làm con nuôi không?
Căn cứ theo Điều 13 của Luật nuôi con nuôi năm 2010 về các hành vi bị cấm có : “Ông, bà nhận cháu làm con nuôi hoặc anh, chị, em nhận nhau làm con nuôi.” Vì vậy ông bà không được phép nhận cháu làm con nuôi.
Trên đây là những thắc mắc và câu hỏi thường gặp về những thủ tục nhận con nuôi theo pháp luật. Hy vọng rằng bài viết sẽ đem lại nhiều điều hữu ích cho bạn.
Xem thêm:
>> Thủ tục tách khẩu là gì? Hướng dẫn quy trình làm thủ tục tách khẩu
>> Hướng dẫn chi tiết trình tự, thủ tục chuyển khẩu
>> Hướng dẫn thủ tục thành lập doanh nghiệp, công ty
Kinh nghiệm hay Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Những câu hỏi về điều kiện và thủ tục nhận con nuôi theo pháp luật tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.