Bạn đang xem bài viết Bộ đề thi giữa học kì 2 lớp 7 năm 2023 – 2024 sách Cánh diều 37 Đề kiểm tra giữa kì 2 lớp 7 (Có đáp án + Ma trận) tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
TOP 37 Đề thi giữa học kì 2 lớp 7 Cánh diều là tài liệu cực kì hữu ích mà Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn muốn giới thiệu đến quý thầy cô cùng các bạn lớp 7 tham khảo.
Đề kiểm tra giữa học kì 2 lớp 7 Cánh diều gồm 37 đề có ma trận đề thi kèm theo đáp án giải chi tiết bao gồm các môn: Ngữ văn, Tin học, Hoạt động trải nghiệm, Lịch sử Địa lí, Công nghệ, Âm nhạc. Thông qua đề thi giữa kì 2 lớp 7 giúp các bạn học sinh nhanh chóng làm quen với cấu trúc đề thi, ôn tập để đạt được kết quả cao trong kì thi sắp tới. Đồng thời cũng là tài liệu tham khảo dành cho quý thầy cô ra đề thi cho các em học sinh của mình. Vậy sau đây là TOP 37 đề kiểm tra giữa kì 2 lớp 7 sách Cánh diều, mời các bạn cùng tải tại đây.
1. Đề thi giữa kì 2 Toán 7 Cánh diều
1.1 Đề thi giữa kì 2 Toán 7
PHÒNG GD- ĐT … TRƯỜNG THCS… |
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2023-2023 MÔN TOÁN– KHỐI 7 Thời gian làm bài: 90 phút |
Câu 1: Cho biểu đồ dưới đây
Tiêu chí thống kê là:
A. Giai đoạn 2000 – 2016.
B. Sản lượng khai thác thủy sản giai đoạn 2000 – 2016 (nghìn tấn).
C. Thủy sản.
D. Các năm: 2000; 2005; 2010; 2016.
Câu 2: Lượng quả bán được trong ngày Chủ nhật của một cửa hàng cho trong bảng sau:
Loại quả |
Lê |
Táo |
Nhãn |
Nho |
Khối lượng (kg) |
40 | 60 | 80 | 20 |
Tỉ lệ phần trăm của loại quả bán được ít nhất trong ngày Chủ nhật là bao nhiêu?
A. 40%
B. 30%
C. 20%
D. 10%
Câu 3: Biểu đồ đoạn thẳng bên biểu diễn dân số thế giới các năm 1959, 1969, 1979, 1989, 1999, 2009, 2019. Số người tăng thêm từ năm 1999 đến năm 2009 là: A. Tăng 0,87 tỉ người. |
||||
Câu 4: Theo biểu đồ trên, dân số thế giới tăng thêm ít nhất trong giai đoạn từ A. 1959 đến 1969. |
||||
Câu 5: Cho ABCD là hình chữ nhật (như hình vẽ), điểm E nằm trên cạnh CD. Khẳng định nào sau đây là sai? A. DE < AE; Câu 6: Cho hình vẽ sau có góc B bằng 48 độ góc AED bằng 65 độ Số đo góc BAD bằng:
|
PHẦN II. TỰ LUẬN (8,5 điểm).
Bài 1. (2,0 điểm). Ba đội máy cày làm khối lượng công việc như nhau. Đội thứ nhất hoàn thành công việc trong 2 ngày, đội thứ hai hoàn thành công việc trong 3 ngày, đội thứ ba hoàn thành công việc trong 4 ngày. Hỏi mỗi đội có bao nhiêu máy cày ( năng suất của tất cả các máy cày đều như nhau) biết rằng số máy cày của đội thứ hai nhiều hơn số máy cày của đội thứ ba là 3 máy.
Bài 2. (3,0 điểm). Biểu đồ đoạn thẳng ở Hình 25 biểu diễn số vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong các năm 2016; 2017; 2018; 2019.
a) Lập bảng số liệu thống kê số vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong các năm (theo mẫu sau).
Năm |
2016 |
2017 |
2018 |
2019 |
Số tiền (tỉ đô la Mỹ) |
(Lưu ý: học sinh kẻ bảng và điền số liệu vào giấy kiểm tra)
b) Số vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam năm 2018 giảm bao nhiêu phần trăm so với năm 2017 (làm tròn kết quả đến hàng phần trăm)?
c) Tổng số vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2019 bằng bao nhiêu? Trung bình mỗi năm có bao nhiêu tỉ đô la Mỹ đầu tư vào Việt Nam ?
Bài 3. (3,0 điểm). Cho tam giác ABC cân tại A (Â < 900). Kẻ AM vuông góc với BC tại M.
a)Chứng minh: ABM= ACM, từ đó chứng minh M là trung điểm của BC.
b) Trên tia đối của tia MA lấy điểm G sao cho MB = MG. Chứng minh: BG ^
c) Qua A vẽ đường thẳng vuông góc với tia GC, đường thẳng đó cắt tia GC tại I. So sánh độ dài GI và AC
d) Qua A vẽ đường thẳng song song với GI, cắt tia GB tại H. Chứng minh: HI // BC.
Bài 4. (0,5 điểm).
Trong đợt đi dã ngoại, nhóm bạn Hoa gồm 14 bạn. Hoa được phân công đi mua nước uống. Ra khu bán nước, Hoa thấy 2 gian hàng A và B đều bán chai nước cần mua với giá 10 000 đồng /chai. Gian hàng A có chương trình khuyến mãi “mua 5 tặng 1” tức là mua 5 chai sẽ được khuyến mãi 1 chai miễn phí. Gian hàng B thì lại giảm giá 15% mỗi chai cho những khách hàng mua từ 4 chai trở lên. Hoa sẽ phải mua như thế nào để mua đủ 14 chai nước với số tiền ít nhất có thể?
1.2 Đáp án đề kiểm tra giữa kì 2 Toán 7
UBND …………….. TRƯỜNG THCS …………….. |
ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HKII – MÔN TOÁN 7 Thời gian làm bài 90 phút |
HƯỚNG DẪN CHUNG
+) Các cách làm khác nếu đúng vẫn cho điểm tương ứng với biểu điểm của hướng dẫn chấm.
+) Bài 3, học sinh vẽ hình sai thì không cho điểm
Phần I. Trắc nghiệm (1,5 điểm) – Mỗi câu đúng được 0,25 đ |
||||||||||||||||||
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Câu 6 |
|||||||||||||
B. |
D. |
A. |
A. |
D. |
C. |
|||||||||||||
Phần II. Tự luận (8,5 điểm) |
||||||||||||||||||
Bài 1 2 điểm |
Gọi số máy đội 1,2,3 lần lượt là x,y,z ( máy; ) |
0,25 |
||||||||||||||||
Vì ba đội máy san đất làm ba khối lượng công việc như nhau, mỗi máy có cùng năng suất nên số máy và số ngày là hai đại lượng TLN ta có: và y-z=3 |
0,25 0,25 |
|||||||||||||||||
Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau ta có: |
0,5 0,5 |
|||||||||||||||||
Vậy số máy của đội 1 là 18 máy; số máy của đội 2 là 12 máy. số máy của đội 3 là 9 máy. |
0,25 |
|||||||||||||||||
Bài 2 3 điểm |
a) |
Lập bảng số liệu thống kê số vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong các năm:
|
0,75 |
|||||||||||||||
b) |
Dựa vào biểu đồ Hình 25 ta có: Tỉ số phần trăm số vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam năm 2018 so với năm 2017 là: (36,4 : 37,1) . 100% ≈ 98,11%. Vậy số vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam năm 2018 giảm so với năm 2017 là: 100% ‒ 98,11% = 1,89% |
0,75 0,5 |
||||||||||||||||
c) |
Tổng số vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2019 là: 26,9 + 37,1 + 36,4 + 38,9 = 139,3 (tỉ đô la Mỹ) |
0,5 |
||||||||||||||||
Trung bình mỗi năm có bao nhiêu vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam là: 139,3 : 4 = 34,825 (tỉ đô la Mỹ) |
0,5 |
|||||||||||||||||
Bài 3 3 điểm |
Hình vẽ |
0,25 |
||||||||||||||||
a) |
Chứng minh: ABM = ACM. Chứng minh được: ABM = ACM. ( cạnh huyền- góc nhọn) Từ đó suy ra được M là trung điểm của BC |
0,75 0,25 |
||||||||||||||||
b) |
Trên tia đối của tia MA lấy điểm G sao cho MB = MG. Chứng minh: BG ^ GC. Vì BM = GM Þ DBMG cân tại M mà Vì BM = MC mà GM = BM nên MC = MG, chứng minh tương tự suy ra , từ đó chứng minh được BG ^ GC |
0,25 0,25 0,25 |
||||||||||||||||
c) |
Qua A vẽ đường thẳng vuông góc với tia GC, đường thẳng đó cắt tia GC tại I. So sánh độ dài GI và AC. C/m: GI = AI C/m: AI < AC, từ đó c/m: GI <AC |
0,25 0,25 |
||||||||||||||||
d) |
Qua A vẽ đường thẳng song song với GI, cắt tia GB tại H. Chứng minh: HI // BC. Tam giác HAG = Tam giác IGA (g – gc – g) => HG = AI mà GI = AI nên HG = GI Dùng tính chất tam giác cân để chứng minh HI // BG |
0,25 0,25 |
||||||||||||||||
Bài 4 0,5 điểm |
Nếu bạn Hoa mua 14 chai của gian hàng A thì bạn sẽ mua 12 chai, được khuyến mãi 2 chai nên số tiền phải trả là 120 000đ Nếu bạn Hoa mua 14 chai của cửa hàng B thì bạn phải trả: 140 000 . 85% = 119 000đ Nếu bạn Hoa mua 10 chai của cửa hàng A để được khuyến mãi thêm 2 chai và mua 2 chai của cửa hàng B thì phải trả 120 000đ Nếu bạn Hoa mua 5 chai của cửa hàng A được khuyến mãi 1 chai và 8 chai của cửa hàng B thì số tiền phải trả là: 50 000 + 80 000 . 85% = 118 000đ Vậy mua theo cách thứ tư bạn Hoa sẽ phải trả ít số tiền nhất Lưu ý: Hs có thể liệt kê ra nhiều cách khi học sinh chốt được cách ra số tiền 118 000đ là cách tiết kiệm nhất thì cho điểm tối đa |
0,25 0,25 |
1.3 Ma trận đề thi giữa kì 2 Toán 7
Chủ đề |
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
Tổng |
||||
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
||
1. Tỉ lệ thức, dãy tỉ số bằng nhau, Đại lượng tỉ lệ nghịch. |
1 2 đ |
1 2,0 đ |
|||||||
2. Thu thập, phân loại và biểu diễn dữ liệu |
1 0,25 đ |
1 0,25 đ |
|||||||
3. Phân tích và xử lí dữ liệu |
1 0,25 đ |
1 0,25 đ |
2 2,25 đ |
4 2,75 đ |
|||||
4. Biểu đồ đoạn thẳng |
1 0,25 đ |
1 0,75 đ |
1 1 đ |
||||||
5. Một số hình thức khuyến mãi trong kinh doanh |
1 0,5 đ |
1 0,5 đ |
|||||||
6. Trường hợp bằng nhau cạnh huyền – góc nhọn và trung điểm của đoạn thẳng |
1 1 đ |
1 0,25 đ |
2 1,25 đ |
||||||
7. Tam giác cân |
1 0,25 đ |
1 0,25 đ |
|||||||
8. Vuông góc |
1 0,75 đ |
1 0,75 đ |
|||||||
9. Đường vuông góc và đường xiên |
1 0,25 đ |
1 0,5 đ |
2 0,75 đ |
||||||
10. Song song |
1 0,5 đ |
1 0,5 đ |
|||||||
Tổng |
5 2,5 đ |
8 6,5 đ |
1 0,5 đ |
1 0,5 đ |
15 10 đ |
2. Đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 7 Cánh diều
2.1 Đề thi giữa kì 2 môn Ngữ văn 7
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc văn bản sau:
CON LỪA VÀ BÁC NÔNG DÂN
Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại sẩy chân rơi xuống một cái giếng. Lừa kêu la tội nghiệp hàng giờ liền. Người chủ trang trại cố nghĩ xem nên làm gì… Cuối cùng ông quyết định: con lừa đã già, dù sao thì cái giếng cũng cần được lấp lại và không ích lợi gì trong việc cứu con lừa lên cả. Thế là ông nhờ vài người hàng xóm sang giúp mình.
Họ xúc đất và đổ vào giếng. Ngay từ đầu, lừa đã hiểu chuyện gì đang xảy ra và nó kêu la thảm thiết. Nhưng sau đó lừa trở nên im lặng. Sau một vài xẻng đất, ông chủ trang trại nhìn xuống giếng và vô cùng sửng sốt. Mỗi khi bị một xẻng đất đổ lên lưng, lừa lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên. Cứ như vậy, đất đổ xuống, lừa lại bước lên cao hơn. Chỉ một lúc sau mọi người nhìn thấy chú lừa xuất hiện trên miệng giếng và lóc cóc chạy ra ngoài.
(Con lừa và bác nông dân. TruyenDanGian.Com.)
Câu 1. Truyện Con lừa và bác nông dân thuộc thể loại nào?
A. Truyện thần thoại.
B. Truyện ngụ ngôn.
C. Truyền thuyết.
D. Truyện cổ tích.
Câu 2. Trong đoạn 1 con lừa đã rơi vào hoàn cảnh (tình huống) nào?
A. Con lừa sẩy chân rơi xuống một cái giếng.
B. Đang làm việc quanh cái giếng .
C. Con lừa bị ông chủ và hàng xóm xúc đất đổ vào người.
D. Con lừa xuất hiện trên miệng giếng.
Câu 3. Khi con lừa bị ngã, bác nông dân đã làm gì?
A. Ra sức kéo con lừa lên.
B. Động viên và trò chuyện với con lừa.
C. Ông nhờ những người hàng xóm xúc đất đổ vào giếng.
D. Ông nhờ hàng xóm cùng giúp sức kéo con lừa lên.
Câu 4. Dấu ba chấm trong câu sau có tác dụng gì ?
Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại sẩy chân rơi xuống một cái giếng. Lừa kêu la tội nghiệp hàng giờ liền. Người chủ trang trại cố nghĩ xem nên làm gì…
A. Cho biết sự vật, hiện tượng chưa liệt kê hết.
B. Thể hiện lời nói ngập ngừng, bỏ dở, ngắt quãng.
C. Giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ, thường có sắc thái hài hước, châm biếm..
D. Thể hiện sự bất ngờ.
Câu 5. Vì sao bác nông dân quyết định chôn sống chú lừa?
A.Vì ông thấy phải mất nhiều công sức để kéo chú lừa lên.
B. Vì ông không thích chú lừa .
C. Ông nghĩ con lừa đã già, dù sao thì cái giếng cũng cần được lấp lại và không ích lợi gì trong việc cứu con lừa lên cả.
D. Ông không muốn mọi người phải nghe tiếng kêu la của chú lừa.
Câu 6. Theo em, những “xẻng đất” trong văn bản tượng trưng cho điều gì?
A. Những nặng nhọc, mệt mỏi.
B. Những thử thách, khó khăn trong cuộc sống.
C. Là hình ảnh lao động .
D. Là sự chôn vùi, áp bức.
Câu 7. Vì sao chú lừa lại thoát ra khỏi cái giếng?
A. Ông chủ cứu chú lừa.
B. Chú biết giũ sạch đất cát trên người để không bị chôn vùi.
C. Chú lừa giẫm lên chỗ đất cát có sẵn trong giếng để thoát ra.
D. Chú liên tục đứng ngày càng cao hơn trên chỗ cát ông chủ đổ xuống để thoát ra.
Câu 8. Dòng nào dưới đây, thể hiện đúng nhất về tính cách của chú lừa?
A. Nhút nhát, sợ chết.
B. Bình tĩnh, khôn ngoan, thông minh.
C. Yếu đuối.
D. Nóng vội nhưng dũng cảm.
Câu 9. Hãy chỉ ra sự khác nhau trong quyết định của người nông dân và con lừa?
Câu 10 . Bài học tâm đắc nhất mà em rút ra từ câu chuyện?
II. VIẾT (4.0 điểm)
Có ý kiến cho rằng: “Sống trải nghiệm là lối sống rất cần thiết cho giới trẻ hôm nay”. Em hãy viết bài văn bày tỏ quan điểm của mình về ý kiến trên?
2.2 Đáp án đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 7
Phần |
Câu |
Nội dung |
Điểm |
I |
ĐỌC HIỂU |
6,0 |
|
1 |
B |
0,5 |
|
2 |
A |
0,5 |
|
3 |
C |
0,5 |
|
4 |
A |
0,5 |
|
5 |
C |
0,5 |
|
6 |
B |
0,5 |
|
7 |
D |
0,5 |
|
8 |
B |
0,5 |
|
9 |
– HS nêu được : – Người nông dân: Lúc đầu định giúp lừa ra khỏi giếng, nhưng sau nghĩ lừa già và cái giếng cũng cần được lấp. Vì thế, nhanh chóng buông xuôi, bỏ cuộc. – Con lừa: Lúc đầu kêu la thảm thiết muốn thoát khỏi giếng nhưng rồi đã khôn ngoan, dùng chính những xẻng đất muốn vùi lấp nó để tự giúp nó thoát ra khỏi cái giếng. |
1,0 |
|
10 |
Bài học rút ra: VD: Trong bất cứ hoàn cảnh (khó khăn, thử thách nào trong cuộc sông), sự hi vọng, dũng cảm, nỗ lực sẽ đem đến cho chúng ta sức mạnh vì: – Hi vọng giúp chúng ta có tinh thần lạc quan, xóa đi mệt mỏi. – Giúp chúng ta tìm ra cách giải quyết, là động lực giúp chúng ta vượt quan những khó khăn, thử thách… Hoặc: Sự ứng biến trong mọi hoàn cảnh… |
1,0 |
|
II |
VIẾT |
4,0 |
|
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận |
0,25 |
||
b. Xác định đúng yêu cầu của đề. Viết bài văn nghị luận trình bày quan điểm về trải nghiệm là sự cần thiết cho giới trẻ hôm nay. |
0,25 |
||
c. Yêu cầu đối với bài văn nghị luận HS có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: |
0,5 |
||
– Nêu được vấn đề cần nghị luận – Giải thích được khái niệm trải nghiệm là gì? (Là tự mình trải qua để có được hiểu biết, kinh nghiệm, tích lũy được nhiều kiến thức và vốn sống) – Bình luận và chứng minh về vai trò, ý nghĩa và sự cần thiết của trải nghiệm đối với cuộc sống của con người đặc biệt là tuổi trẻ. (Hiểu biết, kinh nghiệm, có cách nghĩ, cách sống tích cực, biết yêu thương, quan tâm chia sẻ…. Trải nghiệm giúp bản thân khám phá ra chính mình để có quyết định đúng đắn, sáng suốt…; Giúp con người sáng tạo, biết cách vượt qua khó khăn, có bản lĩnh, nghị lực…(dẫn chứng) ). – Chỉ ra những tác hại của lối sống thụ động, ỷ lại, nhàm chán, vô ích, đắm chìm trong thế giới ảo (game), các tệ nạn… – Bài học rút ra: Vai trò to lớn, cần thiết, có lối sống tích cực, có trải nghiệm để bản thân trưởng thành, sống đẹp… – Đánh giá, khẳng định tính đúng đắn của vấn đề nghị luận. |
2.5 |
||
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. |
0,25 |
||
e. Sáng tạo: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn lí lẽ, dẫn chứng để bày tỏ ý kiến một cách thuyết phục. |
0,25 |
2.3 Ma trận đề thi giữa kì 2 Văn 7
TT |
Kĩ năng |
Nội dung/đơn vị kiến thức |
Mức độ nhận thức |
Tổng % điểm |
|||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||||||
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
||||
1 |
Đọc hiểu |
Truyện ngụ ngôn |
3 |
0 |
5 |
0 |
0 |
2 |
0 |
60 |
|
2 |
Viết |
Nghị luận về một vấn đề trong đời sống. |
0 |
1* |
0 |
1* |
0 |
1* |
0 |
1* |
40 |
Tổng |
15 |
5 |
25 |
15 |
0 |
30 |
0 |
10 |
100 |
||
Tỉ lệ % |
20 |
40% |
30% |
10% |
|||||||
Tỉ lệ chung |
60% |
40% |
3. Đề thi giữa kì 2 KHTN 7 Cánh diều
3.1 Đề kiểm tra giữa kì 2 KHTN 7
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG THCS …… |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2023-2024 MÔN: Khoa học tự nhiên 7 Thời gian: 60 phút (không kể thời gian giao đề) |
A. TRẮC NGHIỆM: 4,0 điểm
Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau:
Câu 1. Đường sức từ là những đường cong được vẽ theo quy ước nào sau đây?
A. Có chiều đi từ cực Nam tới cực Bắc bên ngoài thanh nam châm.
B. Có độ mau thưa tùy ý.
C. Bắt đầu từ cực này và kết thúc ở cực kia của nam châm.
D. Có chiều đi ra từ cực Bắc, đi vào từ cực Nam ở bên ngoài thanh nam châm.
Câu 2. Chọn đáp án sai về từ trường Trái Đất.
A. Trái Đất là một nam châm khổng lồ.
B. Theo quy ước, cực từ bắc ở gần cực Bắc địa lí của Trái Đất.
C. Cực Nam địa lí trùng từ cực Nam.
D. Cực Bắc địa lí và từ cực Bắc không trùng nhau.
Câu 3. Đâu là nguyên liệu lấy vào trong quá trình trao đổi chất ở người?
A. Oxygen.
B. Carbon dioxide.
C. Chất thải.
D. Năng lượng nhiệt.
Câu 4. Chuyển hóa năng lượng là:
A. tập hợp các biến đổi hóa học trong tế bào của cơ thể sinh vật.
B. sự trao đổi chất giữa cơ thể sinh vật với môi trường đảm bảo sự duy trì sự sống.
C. sự biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác .
D. dạng năng lượng được dữ trữ trong các liên kết hóa học của các chất hữu cơ.
Câu 5. Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong cơ thể sinh vật là gì?
A. Cung cấp năng lượng cho các hoạt động của cơ thể.
B. Xây dựng, duy trì, sửa chữa các tế bào mô, cơ quan của cơ thể.
C. Loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể.
D. Cả 3 ý trên.
Câu 6.
Trong thí nghiệm phát hiện tinh bột trong lá cây, nếu lấy phần lá xanh bị bịt băng giấy đen trên cây và nhỏ dung dịch iodine lên thì vị trí đó có chuyển thành màu xanh tím không? Vì sao?
A. Không vì tại vị trí đó không nhận được ánh sáng nên không có khả năng quang hợp tạo tinh bột.
B. Không vì tại vị trí đó không nhận được nước nên không có khả năng quang hợp tạo tinh bột.
C. Không vì tại vị trí đó không nhận được nhiệt độ thích hợp nên không có khả năng quang hợp tạo tinh bột.
D. Không vì tại vị trí đó không nhận được khí oxygen nên không có khả năng quang hợp tạo tinh bột.
Câu 7. Cho các bước:
1. Lấy hai tấm kính, đổ nước lên toàn bộ bề mặt tấm kính Sau đó, đặt mỗi câu cây lên một tấm kính ướt, dùng hai chuông thuỷ tinh (hoặc hộp nhựa trong suốt) úp vào mỗi chậu cây.
2. Đặt hai chậu cây khoai lang vào chỗ tối trong 3 – 4 ngày.
3. Sau 4 – 6 giờ, ngắt lá của mỗi cây để thử tinh bột bằng dung dịch iodine.
4. Trong chuông A đặt thêm một cốc nước vôi trong. Đặt cả hai chuông thí nghiệm ra chỗ có ánh sáng.
Thứ tự các bước thí nghiệm chứng minh carbon dioxide cần cho quang hợp là:
A. 1,2,3,4
B. 4,3,2, 1.
C. 2,1,4.,3
D. 3,4, 2,1
Câu 8. Quá trình hô hấp tế bào đã tạo ra những sản phẩm:
A. năng lượng, carbon dioxide, nước.
B. oxygen, glucose.
C. carbon dioxide, oxygen, glucose.
D. năng lượng, nước, glucose.
Câu 9. Mùa thu hoạch lúa để sử dụng thóc lâu dài bà con nông dân thường tiến hành phơi (hong) thóc bằng nhiệt độ cao (phơi nắng, sấy khô). Theo em, các bác nông dân đã vận dụng biện pháp nào để bảo quản lương thực, thực phẩm?
A. Bảo quản lạnh
B. Bảo quản khô
C. Bảo quản trong điều kiện nồng độ carbon dioxide cao
D. Bảo quản trong điều kiện nồng độ oxygen thấp
Câu 10. Phát biểu nào đúng về chức năng chính của khí khổng?
A. Khí khổng phân bố chủ yếu ở biểu bì mặt dưới của lá, một số loài ở cả biểu bì mặt trên lá.
B. Mỗi khí khổng có 2 tế bào hình hạt đậu, xếp úp vào nhau tạo nên khe khí khổng.
C. Thực hiện trao đổi khí và thoát hơi nước cho cây.
D. Quá trình trao đổi khí ở thực vật diễn ra cả ban ngày lẫn ban đêm.
Câu 11. Thành phần hóa học của nước gồm:
A. 1 nguyên tử oxygen và 1 nguyên tử hidrogen
B. 1 nguyên tử oxygen và 2 nguyên tử hidrogen
C. 2 nguyên tử oxygen và 1 nguyên tử hidrogen
D. 1 nguyên tử oxygen và 1 phân tử hidrogen.
Câu 12. Cho các chất sau:
1. Carbohydrate (tinh bột, đường, chất xơ…)
2. Protein (chất đạm)
3. Lipid (chất béo)
4. Khí carbon dioxide
5. Vitamin
6. Chất thải
7. Chất khoáng và nước.
Các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết đối với cơ thể sinh vật là gì?
A. 1, 2, 3, 4, 5
B. 1, 2, 3, 5, 7
C. 1, 2, 4, 6, 7
D. 1, 2, 5, 6, 7.
Câu 13. Khẳng định nào sau đây đúng khi nói về mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong quá trình quang hợp?
A. Chỉ xảy ra hoạt động trao đổi chất, không có sự chuyển hoá năng lượng.
B. Trao đổi chất diễn ra trước để cung cấp nguyên liệu cho chuyển hoá năng lượng.
C. Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng luôn diễn ra đồng thời.
D. Chuyển hoá năng lượng diễn ra trước để cung cấp nguyên liệu cho trao đổi chất.
Câu 14. Nói về hô hấp tế bào, điều nào sau đây không đúng?
A. Đó là quá trình chuyển đổi năng lượng rất quan trọng của tế bào.
B. Đó là quá trình phân giải các chất hữu cơ thành CO2 và H2O và đồng thời giải phóng năng lượng.
C. Hô hấp tế bào diễn ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào nhu cầu năng lượng của tế bào.
D. Quá trình hô hấp tế bào chủ yếu diễn ra trong nhân tế bào.
Câu 15. Cơ sở khoa học của các biện pháp bảo quản nông sản là gì?
A. Tăng nhẹ cường độ hô hấp tế bào.
B. Giảm nhẹ cường độ hô hấp tế bào.
C. Tăng cường độ hô hấp tế bào tới mức tối đa.
D. Giảm cường độ hô hấp tế bào tới mức tối thiểu.
Câu 16. Khi tìm kiếm sự sống ở các hành tinh khác trong vũ trụ, các nhà khoa học trước hết tìm kiếm ở đó có nước hay không, vì:
A. nước được cấu tạo từ các nguyên tố quan trọng là oxygen và hydrogen.
B. nước là thành phần chủ yếu của mọi tế bào và cơ thể sống, giúp tế bào tiến hành chuyển hoá vật chất và duy trì sự sống.
C. nước là dung môi hoà tan nhiều chất cần thiết cho các hoạt động sống của tế bào.
D. nước là môi trường sống của nhiều loài sinh vật.
B. TỰ LUẬN: 6,0 điểm
Câu 17. (1,0 điểm): Quang hợp là quá trình thu nhận và chuyển hoá năng lượng ánh sáng, tổng hợp nên các chất hữu cơ từ các chất vô cơ như nước, khí carbon dioxide, diễn ra ở tế bào có chất diệp lục, đồng thời thải ra khí oxygen. Em hãy viết phương trình tổng quát dạng chữ của quá trình quang hợp?
Câu 18. (1,0 điểm): Vào những ngày nắng nóng hoặc trời rét đậm, người làm vườn thường che nắng hoặc chống rét (ủ ấm gốc) cho cây. Em hãy giải thích ý nghĩa của việc làm đó?
Câu 19. (1,0 điểm): Quan sát hình ảnh sau:
Hãy vẽ một số đường sức từ trong khoảng giữa hai nam châm đặt gần nhau và dùng mũi tên để chỉ chiều đường sức từ trong các trường hợp này?
Câu 20. (1,0 điểm): Vì sao khi sử dụng la bàn, ta phải để la bàn xa các nam châm hoặc vật có từ tính?
Câu 21. (1,0 điểm): Vì sao sau khi chạy, cơ thể nóng dần lên, toát mô hôi và nhịp thở tăng lên?
Câu 22. (1,0 điểm): Khi tìm hiểu về trao đổi khí ở người, nhóm của An và Hoa thắc mắc rằng có các biện pháp luyện tập nào để có một hệ hô hấp khoẻ mạnh?
An cho rằng để có một hệ hô hấp khoẻ mạnh chỉ cần thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, Hoa lại cho rằng chỉ cần tập hít thở sâu là được. Theo em, ý kiến của 2 bạn có đúng không? Hãy giải thích vì sao?
3.2 Đáp án đề thi giữa kì 2 KHTN 7
I. TRẮC NGHIỆM: 4,0 điểm (Mỗi câu đúng được 0,25 điểm)
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
Đáp án |
D |
C |
A |
C |
D |
A |
C |
A |
B |
C |
B |
B |
C |
D |
C |
B |
II. TỰ LUẬN: 6,0 điểm
ĐÁP ÁN |
ĐIỂM |
Câu 17. (1,0 điểm) Phương trình tổng quát dạng chữ của quá trình quang hợp:
( Thiếu ánh sáng/ diệp lục -> Không cho điểm) |
1,0 |
Câu 18. (1,0 điểm) Vào những ngày nắng nóng hoặc trời rét đậm, người làm vườn thường che nắng hoặc chống rét (ủ ấm gốc) cho cây: – Che nắng: giúp giảm cường độ ánh sáng và nhiệt độ đảm bảo cây không bị “đốt nóng” quá mức khiến các hoạt động sinh lí của cây bị ảnh hưởng (khi cây bị “đốt nóng”, cường độ quang hợp giảm, thoát hơi nước mạnh,…). – Chống rét (ủ ấm gốc): giúp hỗ trợ nhiệt độ của cây không xuống quá thấp dưới mức chịu đựng của cây. → Hai biện pháp trên đều giúp cây phát triển tốt trong những điều kiện nhiệt độ không thuận lợi. |
0,5 0,5 |
Câu 19. (1,0 điểm)
|
1,0 |
Câu 20. (1,0 điểm) Khi sử dụng la bàn, ta phải để la bàn xa các nam châm hoặc vật có từ tính để tránh từ trường của chúng ảnh hưởng trực tiếp đến việc xác định hướng của la bàn, gây ra sai sót. |
1,0 |
Câu 21. (1,0 điểm) Vì khi chạy cần năng lượng, để có nguồn năng lượng này thì quá trình hô hấp tế bào tăng nên cần thêm lượng khí oxygen và tăng đào thải khí carbon dioxide đồng thời sinh ra nhiệt khiến cơ thể nóng dần lên, toát mồ hôi. |
1,0 |
Câu 22. (1,0 điểm) – Ý kiến của 2 bạn chưa hoàn toàn đúng. Vì: +Tập thể dục và hít thở sâu giúp cơ thể khỏe mạnh, đặc biệt là hệ hô hấp (làm tăng dung tích của phổi) → Góp phần đáp ứng nhu cầu hô hấp, cung cấp đủ oxygen cho mọi tế bào trong cơ thể thực hiện hô hấp tế bào để sản sinh ra năng lượng sống. +Ngoài ra, tập thể dục và hít thở sâu còn giúp tăng thể tích khí lưu thông qua phổi, không khí mới được vào sâu tận phế nang thay thế cho khí lưu đọng trong phổi → Tăng cường trao đổi chất, cơ thể khỏe mạnh. |
0,25 0,5 0,25 |
3.3 Ma trận đề thi giữa kì 2 KHTN 7
Thời điểm kiểm tra: Kiểm tra giữa học kì II khi kết thúc chủ đề 8. Bài 24: Vai trò của nước và các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật.
Thời gian làm bài:60 phút.
Hình thức kiểm tra:Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận (tỉ lệ 40% trắc nghiệm, 60% tự luận).
Cấu trúc:
– Mức độ đề:40% Nhận biết; 30% Thông hiểu; 20% Vận dụng; 10% Vận dụng cao.
– Phần trắc nghiệm: 4,0 điểm, (gồm 16 câu hỏi: 12 câu nhận biết, 4 câu thông hiểu; mỗi câu 0,25 điểm);
– Phần tự luận: 6,0 điểm (Nhận biết: 1,0 điểm; Thông hiểu: 2,0 điểm; Vận dụng: 2,0 điểm; Vận dụng cao: 1,0 điểm).
Chủ đề |
MỨC ĐỘ |
Tổng số ý/câu |
Điểm số |
||||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||||||
Tự luận |
Trắc nghiệm |
Tự luận |
Trắc nghiệm |
Tự luận |
Trắc nghiệm |
Tự luận |
Trắc nghiệm |
Tự luận |
Trắc nghiệm |
||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
1. Từ trường (4 tiết) |
1 |
1 |
1 |
1 |
1,25 |
||||||
2. Từ trường Trái Đất (4 tiết) |
1 |
1 |
1 |
1 |
1,25 |
||||||
3.Vai trò của trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở sinh vật (3 tiết) |
3 |
3 |
0,75 |
||||||||
4. Quang hợp ở thực vật (4 tiết) |
1 |
1 |
1 |
1 |
1,25 |
||||||
5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp (2 tiết) |
1 |
1 |
1,0 |
||||||||
6. Thực hành về quang hợp ở cây xanh (2 tiết) |
2 |
2 |
0,5 |
||||||||
7. Hô hấp tế bào (4 tiết) |
1 |
1 |
1 |
1 |
2 |
1,5 |
|||||
8. Các yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào (2 tiết) |
1 |
1 |
2 |
0,5 |
|||||||
9. Trao đổi khí ở sinh vật (4 tiết) |
1 |
1 |
1 |
1 |
1,25 |
||||||
10. Vai trò của nước và các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật (2 tiết) |
2 |
1 |
3 |
0,75 |
|||||||
Số câu/ý: |
1 |
12 |
2 |
4 |
2 |
0 |
1 |
0 |
6 |
16 |
22 |
Số điểm: |
1 |
3 |
2 |
1 |
2 |
0 |
1 |
0 |
6 |
4 |
10 |
Tổng số điểm |
4,0 điểm |
3,0 điểm |
2,0 điểm |
1,0 điểm |
10 điểm |
10 điểm |
.…………….
Tải file tài liệu để xem trọn bộ đề thi giữa kì 2 lớp 7 Cánh diều
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bộ đề thi giữa học kì 2 lớp 7 năm 2023 – 2024 sách Cánh diều 37 Đề kiểm tra giữa kì 2 lớp 7 (Có đáp án + Ma trận) tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.