Bạn đang xem bài viết Hồ sơ xin việc Trọn bộ các mẫu giấy tờ trong Hồ sơ xin việc tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Bạn muốn nộp một hồ sơ xin việc đi làm? Bạn muốn bộ hồ sơ xin việc của mình với những thông tin cá nhân đầy đủ để tỏ thiện chí và tính chuyên nghiệp ngay từ đầu. Nhưng bạn đang băn khoăn không biết một bộ hồ sơ xin việc gồm những giấy tờ gì?
Đây là câu hỏi không phải ai cũng biết, đặc biệt là những sinh viên mới ra trường con thiếu kinh nghiệm. Sau đây, Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn xin giới thiệu đến các bạn một bộ hồ sơ xin việc đầy đủ, chính xác nhất để các bạn cùng tham khảo.
Hồ sơ xin việc gồm những gì?
Trước tiên bạn hãy mua một bộ Hồ sơ xin việc, thường được bán trong các nhà sách hoặc cửa hàng văn phòng phẩm. Trong bộ hồ sơ này bao gồm 1 giấy sơ yếu lý lịch, 1 đơn xin việc, 1 bản sao giấy khai sinh, 1 giấy chứng nhận sức khỏe. Tất cả đều được in sẵn theo mẫu của nhà nước và bạn điền đầy đủ thông tin của mình vào đó. Tuy nhiên, lời khuyên của mình là bạn chỉ nên dùng tới bản sơ yếu lý lịch tự thuật, còn những giấy tờ kia có thể bỏ qua. Vì giấy khai sinh giờ không nhiều công ty yêu cầu, giấy chứng nhận sức khỏe bạn sẽ dùng mẫu của bệnh viện, còn đơn xin việc tốt nhất bạn nên sử dụng bản viết tay.
1. Bộ Hồ sơ xin việc gồm những giấy tờ sau:
- Sơ yếu lý lịch tự thuật có dấu xác nhận của địa phương: bạn khai đầy đủ thông tin, dán ảnh 4×6 rồi mang bản sơ yếu lý lịch này tới phòng công chứng phường, xã để xin xác nhận (công chứng). Khi đi lưu ý là mang theo cả sổ hộ khẩu để người ta đối chiếu thông tin thì mới xác nhận được nhé.
- Đơn xin việc: bạn có thể tải mẫu đơn có sẵn trên mạng về điền vào, hoặc tự viết tay. Mình khuyên bạn là nếu thực sự muốn có được công việc đó thì hãy viết tay để thể hiện sự nhiệt tình của bạn.
- CV xin việc: trình bày cẩn thận một bản CV rồi in ra và đưa vào hồ sơ. Hiện có rất nhiều mẫu CV xin việc đẹp mắt bạn có thể tham khảo về, và nếu kỳ công hơn bạn hãy in màu cho CV. Mình đã từng nhận được nhiều CV xin việc, quả thật là những bản CV được in màu và trình bày hiện đại, cẩn thận luôn gây được ấn tượng rất tốt. Hãy lưu ý điều này để ghi điểm với nhà tuyển dụng nhé.
- Giấy khám sức khỏe: bạn mang theo giấy khám sức khỏe (là mẫu giấy khổ A3 gập đôi) có dán ảnh 3×4 tới các bệnh viện, trạm y tế xã phường để khám và xin xác nhận. Nếu đã mất công đi thì bạn nên làm luôn 2-3 bản để gửi tới nhiều công ty. Tuy nhiên loại giấy này chỉ có hiệu lực trong 6 tháng, nên bạn nhớ cân nhắc số lượng sao cho vừa đủ nhé.
- Bằng cấp, chứng chỉ: photo bằng tốt nghiệp đại học, cao đẳng và các chứng chỉ khác nếu có (ngoại ngữ, lý luận…) rồi mang đi công chứng. Nếu bạn mới ra trường chưa nhận bằng thì có thể dùng giấy chứng nhận tốt nghiệp cũng được.
- Bản photo chứng minh thư có công chứng.
- Ảnh 3×4 hoặc 4×6 (nếu nhà tuyển dụng yêu cầu).
Ngoài ra bạn nên lưu ý những điều sau:
- Chỉ cần chuẩn bị từ 2-3 bộ hồ sơ gốc (hồ sơ có công chứng).
- Chuẩn bị thêm 5-10 bộ hồ sơ photo (photo lại bộ gốc).
Lý do là vì khi nhà tuyển dụng gọi bạn tới phỏng vấn, bạn chỉ cần mang hồ sơ photo. Chỉ khi nào bạn được nhận vào làm việc chính thức mới cần nộp hồ sơ gốc vì nó liên quan đến việc làm bảo hiểm xã hội và các thủ tục khác. Việc hoàn thiện một bộ hồ sơ gốc cũng mất kha khá thời gian và tiền bạc, vậy nên không có lý do gì phải phung phí chúng phải không?
2. Cách sắp xếp hồ sơ xin việc
Thu thập thông tin
Dựa vào bảng mô tả công việc của doanh nghiệp, bạn tiến hành thu thập và sàng lọc toàn bộ thông tin cá nhân để trình bày trong hồ sơ xin việc. Bạn cần nắm rõ yêu cầu về thông tin, kinh nghiệm, kỹ năng chuyên môn phù hợp cho vị trí ứng tuyển và đặc biệt là người tham chiếu trong hồ sơ xin việc
Tạo điểm nhấn
Rất ít nhà tuyển dụng có đủ thời gian để xem xét toàn bộ hồ sơ của bạn, vì vậy bạn cần “vẽ” điểm nhấn để tạo ấn tượng. Bạn nên tập trung vào đặc điểm nổi bật của bản thân và sáng tạo hồ sơ theo cách của riêng mình, đảm bảo đầy đủ thông tin mà vẫn không bị “lố”. Nhà tuyển dụng luôn đánh giá cao ứng viên sử dụng số liệu, thành quả cụ thể, điều này làm hồ sơ xin việc của bạn có độ tin cậy cao và cũng đừng quên đính kèm ảnh hồ sơ xin việc để nhà tuyển dụng hình dung ứng viên rõ hơn nhé.
Viết đơn giản, súc tích
Trước khi gửi hồ sơ xin việc cho nhà tuyển dụng, bạn cũng cần kiểm tra lỗi chính tả và ngữ pháp để chắc chắn rằng mọi thứ đều hoàn chỉnh. Không nên dùng từ ngữ mang tính trừu tượng, ký hiệu đặc biệt; nên viết ngắn gọn, rõ ràng, súc tích…
Một số câu hỏi thường gặp trong hồ sơ xin việc
1. Mua hồ sơ xin việc ở đâu?
Bộ hồ sơ mẫu xin việc không khó để tìm mua. Ai cũng có thể dễ dàng mua một bộ hồ sơ xin việc viết tay đầy đủ tại các cửa hàng sách – văn phòng phẩm, cửa hàng chuyên photocopy tài liệu, thậm chí một số cửa hàng tạp hóa cũng có bày bán hồ sơ xin việc để phục vụ nhu cầu của khách hàng.
Giá của mỗi bộ hồ sơ này cũng khá rẻ, dao động từ 4.000 – 10.000 đồng tùy loại.Thậm chí, người chuẩn bị hồ sơ có thể tìm các mẫu hồ sơ xin việc online trên mạng để tự chỉnh sửa, thiết kế và in ấn cho riêng mình.
2. CV xin việc viết như thế nào?
Trước tiên, CV xin việc phải trình bày đẹp, không có lỗi chính tả, chú ý cả dấm chấm câu… Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thêm kinh nghiệm viết CV xin việc từng phần cho đúng chuẩn.
– Thông tin cá nhân
Phần thông tin cá nhân điền đầy đủ họ tên, ngày tháng năm sinh, số điện thoại, địa chỉ liên lạc. Những thông tin này sẽ giúp nhà tuyển dụng dễ dàng liên hệ với ứng viên khi đạt yêu cầu.
– Mục tiêu nghề nghiệp
Ghi mục tiêu, định hướng trên con đường phát triển sự nghiệp của mình. Nhà tuyển dụng thường đánh giá cao những ứng viên biết lên kế hoạch, mục tiêu sự nghiệp rõ ràng. Vì vậy mục này khá quan trọng để ghi điểm trước nhà tuyển dụng.
Mẹo:
- Đề cập đến vị trí mong muốn ứng tuyển.
- Chia ra thành mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn.
- Mục tiêu hướng đến lợi ích công ty như tăng doanh số, mở rộng khách hàng….
– Trình độ, bằng cấp
Tóm tắt ngắn gọn quá trình học tập, tốt nghiệp trường nào, tên trường, chuyên ngành, kết quả học tập. Sắp xếp theo mốc thời gian để nhà tuyển dụng tiện theo dõi.
– Kinh nghiệm chuyên môn
Với những người đã có kinh nghiệm đi làm, kể cả đúng chuyên môn hay chỉ là công việc làm thêm như bán hàng, thu ngân cũng liệt kê vào đây. Mô tả ngắn ngọn về công việc chính, súc tích nhưng đầy đủ. Đồng thời, đưa ra thành tựu, kỹ năng, kinh nghiệm đạt được trong quá trình làm việc. Đây chính là phần thể hiện rõ khả năng của bạn, để nhà tuyển dụng xem có phù hợp vị trí ứng tuyển hay không?
– Kỹ năng công việc
Nhà tuyển dụng thường chú trọng xem xét những kỹ năng của ứng viên, xem có phù hợp vị trí tuyển dụng hay không. Thông qua đó để đánh giá trình độ, khả năng của ứng viên. Vì vậy, mục này cũng rất quan trọng.
– Hoạt động ngoại khoá
Nếu vừa mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm thì mục ngoại khóa càng quan trọng để chứng tỏ sự năng động, nhạy bén của bạn. Bởi các nhà tuyển dụng thường đánh giá cao những ứng viên năng nổ, nhiệt tình và giàu lòng nhân ái.
– Thông tin bổ sung
Giới thiệu về con người của mình, điểm mạnh, điểm yếu, sở thích cá nhân. Thể hiện rõ những điểm mạnh phù hợp vị trí ứng tuyển. Mong muốn làm việc trong môi trường như thế nào?
– Xác nhận thông tin
Dành cho những người đã đi làm, ở mục kinh nghiệm ghi thông tin công ty, số điện thoại, email người quản lý trực tiếp để nhà tuyển dụng tiện liên lạc kiểm tra thông tin có đúng sự thật hay không?
3. Nên mặc gì khi đi phỏng vấn?
Hãy lựa chọn những bộ đồ lịch sự, sơ mi, quần đen, và một đôi giày lịch sự sẽ là một lựa chọn an toàn. Đôi giày lịch sự có thể là giày thể thao hoặc giày tây, nhưng không quá màu mè gây phản cảm.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Hồ sơ xin việc Trọn bộ các mẫu giấy tờ trong Hồ sơ xin việc tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.