Bạn đang xem bài viết Những điều cần biết về bệnh loãng xương sau mãn kinh tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Nguyên nhân nào gây bệnh loãng xương ở phụ nữ mãn kinh?
Loãng xương do mãn kinh thường xuất hiện từ khoảng 5 năm sau khi mãn kinh. Tốc độ xương bị mất khoảng 2% đến 4% mỗi năm, trong vòng 5 đến 10 năm đầu sau mãn kinh.
Có 2 nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh loãng xương ở phụ nữ mãn kinh:
– Sự suy giảm estrogen: Estrogen đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển và tồn tại của tế bào xương. Thiếu estrogen khiến quá trình hấp thụ canxi, tái tạo xương giảm, quá trình lão hóa xương diễn ra nhanh hơn.
– Tuổi tác: Nguyên nhân loãng xương do tuổi tác thường gặp ở nữ nhiều hơn nam. Do khả năng hấp thu canxi của cơ thể giảm, giảm chức năng tạo cốt bào gây nên tình trạng loãng xương.
Ngoài ra, loãng xương sau mãn kinh còn do tình trạng tiết hormone cận giáp giảm, tiết canxi qua thận tăng, vitamin D3 hoạt động kém hiệu quả dẫn đến việc giảm hấp thu canxi ở ruột.
Tham khảo thêm: 11 dấu hiệu sắp hết kinh nguyệt, tiền mãn kinh
Triệu chứng bệnh loãng xương sau mãn kinh
Đau cột sống: Phụ nữ loãng xương thường đau ở vùng cột sống lưng hoặc thắt lưng sau khi làm việc nặng nhọc, té ngã. Khi hoạt động, sẽ cảm thấy đau kèm theo tiếng kêu rắc. Nếu được nghỉ ngơi, cơn đau sẽ giảm bớt.
Biến dạng cột sống: Triệu chứng này thường tác động từ từ, sau nhiều năm mới xảy ra. Biểu hiện của biến dạng cột sống gồm: còng lưng, xẹp đốt sống, chiều cao giảm dần theo tuổi tác (chiều cao giảm từ 12 cm trở lên).
Gãy xương: Những vị trí thường xảy ra gãy xương do loãng xương là cổ xương đùi, cổ xương cánh tay, phần thấp cẳng tay, cột sống.
Làm gì để phòng ngừa bệnh loãng xương sau mãn kinh?
Phòng ngừa bệnh loãng xương sau mãn kinh cần được thực hiện ngay từ khi bạn còn trẻ:
– Có chế độ ăn uống phù hợp, đầy đủ các thành phần dinh dưỡng, nhất là canxi, để bổ sung đầy đủ dưỡng chất, giúp cho hệ xương khớp khỏe mạnh.
– Sữa chính là nguồn thực phẩm được khuyên dùng để phòng chống loãng xương. Đặc biệt trong sữa phòng ngừa loãng xương, có bổ sung một lượng canxi, vitamin D3 nhiều hơn so với sữa thông thường, giúp cung cấp đầy đủ dưỡng chất mà cơ thể cần nhằm phát triển và bảo vệ xương khớp.
– Kết hợp việc ăn uống với chế độ luyện tập thể thao: Vận động thường xuyên với giờ giấc cố định, tập luyện các bài tập, hoạt động vừa sức với tinh thần thoải mái.
Loãng xương sau mãn kinh là một căn bệnh khá phổ biến ở phụ nữ, Do vậy, cần phải thực hiện ngay những biện pháp phòng ngừa căn bệnh này ngay từ khi còn trẻ bạn nhé!
Thông tin tham khảo từ: Bác sĩ Trần Quang Nhật
Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Những điều cần biết về bệnh loãng xương sau mãn kinh tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.