Bạn đang xem bài viết Mách mẹ bỉm cách lên thực đơn ăn dặm thực dưỡng cho bé tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Chế độ ăn thực dưỡng không còn là điều gì mới mẻ đối với chúng ta, hiện nay có rất nhiều mẹ bỉm đang áp dụng cho con mình trong mỗi bữa ăn nhằm đảm bảo chất dinh dưỡng và chế độ ăn sạch cho các bé. Vậy nên bạn hãy cùng Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn tham khảo cách lên thực đơn ăn dặm thực dưỡng cho bé nhé.
Chế độ ăn thực dưỡng là gì?
Theo chuyên trang bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, chế độ thực dưỡng là một trong các chế độ ăn kiêng các loại thịt, thay vào đó là ưu tiên ăn hải sản, trứng, rau củ, sữa. Ăn thực dưỡng cũng có thể là ăn thuần chay cố định trong một thời gian dài. Nguyên tắc của chế độ này là cắt giảm nguồn thực phẩm từ động vật, thay vào đó sử dụng thực phẩm được trồng theo mùa và lượng tiêu thụ trong bữa ăn thấp.
Chế độ ăn này phù hợp cho tất cả mọi người, kể cả trẻ em, nhờ vào sự kết hợp giữa chọn lựa thực phẩm sạch và bồi dưỡng tâm hồn. Điểm chính của phương pháp này là sử dụng gạo lứt kết hợp với các thực phẩm sạch có tính cân bằng âm – dương, chế độ ăn này hướng đến việc tạo ra lối sống tự nhiên và an tĩnh hơn.
Chế độ ăn thực dưỡng còn có tên gọi khác là phương pháp thực dưỡng Ohsawa, được đặt theo tên của người sáng lập Georges Ohsawa- giáo sư người Nhật.
Những thực phẩm nên ăn trong chế độ thực dưỡng
- Ngũ cốc nguyên hạt: Gạo lứt, lúa mạch đen, lúa mì bulgur, ngô,…chiếm khoảng 50% lượng thức ăn hàng ngày.
- Các loại rau bao gồm: Bí ngô, cải thìa, cà rốt, mùi tây, súp lơ,… chiếm khoảng ⅓ lượng thức ăn hằng ngày.
- Gia vị tự nhiên như: Muối biển, dầu thực vật..có thể kèm thêm các sản phẩm từ đậu nành, rong biển,..
Những thực phẩm không nên ăn
- Hải sản, sản phẩm từ bơ sữa, thịt gà, gia cầm, trứng.. chỉ nên sử dụng vài lần mỗi tháng.
- Thịt heo
- Một số loại rau củ, trái cây nhiệt đới: Ớt chuông, khoai tây, xoài, dứa..
- Đồ uống có cồn, soda
Có nên cho bé ăn dặm theo phương pháp thực dưỡng?
Trong thực tế, khẩu phần ăn trong chế độ thực dưỡng chủ yếu thành phần từ thực vật giúp cơ thể hấp thụ được nhiều chất xơ, các khoáng chất và vitamin không có nhiều trong động vật. Ăn nhiều rau củ giúp chống táo bón, giảm cholesterol, giảm thèm ăn tránh béo phì.
Chế độ thực dưỡng không chỉ mang lại nhiều lợi ích đối với người lớn mà nó cũng có tác dụng đáng kể và lâu dài với trẻ nhỏ hạn chế các nguy cơ bị bệnh béo phì, tăng mỡ máu khi trưởng thành.
Chế độ ăn thực dưỡng bổ sung đủ dinh dưỡng và giúp ích rất nhiều cho sức khỏe của bé, do đó mẹ có thể tham khảo và xây dựng thực đơn ăn thực dưỡng phù hợp cho bé nha.
Gợi ý thực ăn đơn dặm theo phương pháp thực dưỡng cho bé 5 – 12 tháng tuổi
Tháng thứ 5
Thực đơn bao gồm cà rốt, rau cải, khoai lang, rong biển, bột gạo lứt. Rau củ và rong biển luộc nhừ sau đó rây nhuyễn. Nấu bột gạo lứt khoảng 30 phút nở mịn, bỏ phần sau củ đã sơ chế vào. Cuối cùng thêm 1 thìa dầu thực vật, để nguội cho bé ăn.
Tháng thứ 6 và tháng thứ 7
Ở tháng tiếp theo các bé đã dần quen với ăn dặm bạn có thể thêm một số nguyên liệu để món ăn được đa dạng hơn.
Thực đơn bao gồm bột gạo lứt, rau củ, đậu đỗ, rong biển. Lấy nước rau củ, rong biển ninh nhừ và trộn 3-4 thìa bột gạo lứt cùng 4-5 thìa đậu đỗ nấu trong vòng 15 phút. Thêm một ít dầu thực vật để khiến cho mùi vị món ăn thêm phần hấp dẫn hơn.
Tháng thứ 8 và tháng thứ 9
Khẩu phần ăn trong giai đoạn này vẫn bổ sung những loại rau củ như đậu đỗ, rau cải, khoai lang,..Và có thể kết hợp thêm một số loại trái cây như chuối, bơ,…Trong giai đoạn này có thể thêm các loại thực phẩm như: Thịt gà, trứng, hải sản,… để bổ sung dưỡng chất cho bé.
Quy trình nấu bột ăn dặm tương tự như tháng thứ 7, tuy nhiên có thể thái rau củ thành sợi nhỏ và cho vào bột khi đã sôi. Khi nấu cháo hãy thêm rau gia vị: Rau mùi, rau thơm để món ăn thêm hấp dẫn kích thích vị giác của trẻ để ngon miệng hơn.
Tháng thứ 10, 11 và tháng thứ 12
Khẩu phần ăn trong giai đoạn này dần đa dạng hơn những giai đoạn trước bao gồm: Rau cải, súp lơ, rong biển, cua, hạnh nhân, bơ, thanh long,…
Trong giai đoạn này thì phản xạ nhai, nuốt của các bé đã bắt đầu tốt hơn. Do đó các mẹ có thể không cần phải nấu bột nữa, mà có thể nấu cháo riêng còn rau củ riêng cắt nhỏđem hấp để các bé tự cầm ăn.
Trên đây là phương pháp lên thực đơn ăn dặm thực dưỡng cho bé mà Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn đã tổng hợp được. Mong rằng thông tin này hữu ích cho các mẹ bỉm để xây dựng thực đơn ăn dặm cho các bé.
Nguồn: Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec
Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Mách mẹ bỉm cách lên thực đơn ăn dặm thực dưỡng cho bé tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.