Bạn đang xem bài viết Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 7 sách Cánh diều Ôn tập giữa kì 2 môn KHTN 7 năm 2023 – 2024 (Có đáp án) tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Đề cương ôn tập giữa kì 2 Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều năm 2023 – 2024 là tài liệu rất hay dành cho các bạn học sinh tham khảo. Tài liệu bao gồm các dạng bài tập trắc nghiệm, tự luận kèm theo đáp án giải chi tiết.
Đề cương ôn thi giữa kì 2 Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi giữa học kì 2 lớp 7. Từ đó có định hướng, phương pháp học tập để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra. Vậy sau đây là trọn bộ đề cương giữa kì 2 Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều năm 2023 – 2024 mời các bạn theo dõi. Ngoài ra các bạn xem thêm bộ đề thi giữa kì 2 Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều.
Đề cương Khoa học tự nhiên 7 giữa học kì 2 Cánh diều
TRƯỜNG THCS …………. |
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KÌ 2 NĂM HỌC 2023 – 2024 MÔN: KHTN 7 CD |
I. Trắc nghiệm ôn thi giữa kì 2 KHTN 7
Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất.
Câu 1: Hiện tượng gì sẽ xảy ra với thanh thép khi đặt nó trong lòng một cuộn dây có dòng điện chạy qua?
A. Thanh thép bị nóng lên.
B. Thanh thép trở thành một nam châm.
C. Thanh thép phát sáng.
D. Thanh thép bị chảy ra.
Câu 2: Hai đầu A, B của thanh nam châm chữ U trong hình vẽ tương ứng với từ cực nào?
A. Cả hai đầu A và B đều là cực Bắc.
B. Cả hai đầu A và B đều là cực Nam.
C. Đầu A là cực Nam và đầu B là cực Bắc.
D. Đầu A là cực Bắc và đầu B là cực Nam.
Câu 3: Đường sức từ của Trái Đất có hình dạng
A. những đường cong nối từ cực Bắc sang cực Nam.
B. những đường thẳng nối từ cực Bắc sang cực Nam.
C. những đường gấp khúc nối từ cực Bắc sang cực Nam.
D. những đường thẳng song song với hai cực ở hai bên.
Câu 4: Để nhận biết không gian xung quanh có từ trường hay không ta có thể dùng dụng cụ nào?
A. Điện kế.
B. La bàn.
C. Áp kế.
D. Tốc kế
Câu 5: Sinh trưởng ở sinh vật là
A. quá trình tăng về chiều cao của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào, làm cơ thể lớn lên.
B. quá trình tăng về kích thước của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào, làm cơ thể lớn lên.
C. quá trình tăng về chiều cao và kích thước của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào, làm cơ thể lớn lên.
D. quá trình tăng về kích thước và khối lượng của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào, làm cơ thể lớn lên.
Câu 6: Sử dụng thức ăn thiếu protein thì vật nuôi thường sẽ có biểu hiện là
A. chậm lớn và gầy yếu.
B. còi xương và chậm lớn.
C. béo phì và còi xương.
D. còi xương và gầy yếu.
Câu 7: Sự xuất hiện hoa và hạt của cây hoa hướng dương là dấu hiệu của sự
A. sinh trưởng.
B. phát triển.
C. trao đổi chất.
D. chuyển hóa năng lượng.
Câu 8: Trong chăn nuôi, vào mùa đông, người ta thường lắp đèn để sưởi ấm cho vật nuôi nhằm cải thiện sức chống chịu cho vật nuôi. Ứng dụng này dựa trên ảnh hưởng của nhân tố nào đến sự sinh trưởng và phát triển của vật nuôi?
A. Đặc điểm của loài.
B. Nhiệt độ.
C. Ánh sáng.
D. Dinh dưỡng.
Câu 9: Mô phân sinh là
A. nhóm các tế bào thực vật đã phân hóa, có khả năng phân chia tạo tế bào mới, làm cho cây sinh trưởng.
B. nhóm các tế bào thực vật đã phân hóa, có khả năng phân chia tạo tế bào mới, làm cho cây phát triển.
C. nhóm các tế bào thực vật chưa phân hóa, có khả năng phân chia tạo tế bào mới, làm cho cây phát triển.
D. nhóm các tế bào thực vật chưa phân hóa, có khả năng phân chia tạo tế bào mới, làm cho cây sinh trưởng.
Câu 10: Các giai đoạn của quá trình sinh trưởng và phát triển ở thực vật có hoa diễn ra trình tự nào dưới đây?
A. Hạt → Cây con → Cây mầm → Cây trưởng thành → Cây ra hoa → Cây tạo quả → Hình thành hạt.
B. Hạt → Hạt nảy mầm → Cây mầm → Cây con → Cây trưởng thành → Cây ra hoa → Cây tạo quả → Hình thành hạt.
C. Hạt → Hình thành hạt → Cây con → Cây mầm → Cây trưởng thành → Cây ra hoa → Cây tạo quả → Hạt nảy mầm.
D. Hạt nảy mầm → Hình thành hạt → Cây con → Cây mầm → Cây ra hoa → Cây trưởng thành → Cây tạo quả → Hạt.
Câu 11: Vụ xuân hè người ta thường trồng các loại cây nào sau đây?
A. Cây bí đỏ, cây bí xanh, cây cà chua, cây cà tím, cây họ Đậu.
B. Cây súp lơ xanh, su hào, cây bắp cải, cây họ Đậu.
C. Cây súp lơ xanh, cây su hào, cây bắp cải, rau cải, xà lách.
D. Cây bí đỏ, cây bí xanh, cây su hào, cây rau mùi, xà lách.
Câu 12: Khi trồng một hạt đỗ đã nảy mầm trong chậu, Lan nhận thấy: Sau 2 ngày, cây tăng 3 cm; sau 5 ngày, cây tăng 7 cm. Những dữ liệu Lan thu được chứng minh cho
A. quá trình quang hợp của cây.
B. quá trình sinh trưởng của cây.
C. quá trình hô hấp của cây.
D. quá trình phát triển của cây.
Câu 13: Quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật gồm 2 giai đoạn chính. Đó là
A. giai đoạn phôi và giai đoạn hậu phôi.
B. giai đoạn phôi và giai đoạn tiền phôi.
C. giai đoạn tiền phôi và giai đoạn hậu phôi.
D. giai đoạn phôi và giai đoạn trung gian.
Câu 14: Ở giai đoạn phôi, hợp tử phát triển thành phôi, các tế bào phôi phân hóa tạo thành các mô, cơ quan. Ở động vật đẻ trứng, giai đoạn phôi diễn ra ở
A. trong trứng đã thụ tinh.
B. trong cơ thể mẹ.
C. ngoài tự nhiên.
D. trong môi trường nước.
Câu 15: Biện pháp nào sau đây thường được áp dụng để điều khiển sinh trưởng và phát triển của đàn gia súc?
A. Cho gia súc uống thật nhiều nước.
B. Thực hiện các biện pháp biến đổi gene của gia súc.
C. Sử dụng các loại vitamin, khoáng chất kích thích.
D. Chăn nuôi gia súc đúng thời vụ.
Câu 16: Cần phải giữ vệ sinh trong chăn nuôi và tiêm phòng cho gia súc, gia cầm để
A. hạn chế tối đa nguy cơ hóa chất gây hại cho vật nuôi, đảm bảo cho vật nuôi đủ điều kiện để sinh trưởng và phát triển tốt nhất.
B. hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh cho vật nuôi, đảm bảo cho vật nuôi đủ điều kiện để sinh trưởng và phát triển tốt nhất.
C. hạn chế tối đa nguy cơ chất phóng xạ gây hại cho vật nuôi, đảm bảo cho vật nuôi đủ điều kiện để sinh trưởng và phát triển tốt nhất.
D. hạn chế tối đa nguy cơ vi khuẩn gây hại cho vật nuôi, đảm bảo cho vật nuôi đủ điều kiện để sinh trưởng và phát triển tốt nhất.
Câu 1: Ở ruồi, cơ quan trao đổi khí với môi trường là:
A. Da
B. Ph7ối
C. Ống khí
D. Mang
Câu 18: Cho các phát biểu sau:
(1) Trong hợp chất gồm các nguyên tố C, H, O thì O luôn có hóa trị bằng II.
(2) Tùy thuộc vào nguyên tử liên kết với nguyên tố P mà hóa trị của P có thể bằng III hoặc bằng IV.
(3) Trong các hợp chất gồm nguyên tố S và nguyên tố O thì S luôn chỉ có 1 hóa trị.
(4) Nguyên tố H và nguyên tố Cl đều có hóa trị bằng I trong các hợp chất.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 19: Em phải đứng cách xa một vách núi ít nhất bao nhiêu để tại đó, em nghe được tiếng vang của tiếng nói của mình? Biết rằng vận tốc truyền âm của âm trong không khí là 340 m/s.
A. 11,34 m
B. 22,67 m
C. 34 m
D. 5100 m
Câu 20: Một thanh nam châm bị gãy làm hai thì
A. một nửa là cực Bắc, một nửa là cực Nam.
B. cả hai nửa đều mất từ tính.
C. mỗi nửa đều là một nam châm có hai cực Bắc – Nam.
D. mỗi nửa đều là một nam châm và cực của mỗi nửa ở chỗ đứt gãy cùng tên.
Câu 21: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Các nguyên tố phi kim tập trung ở các nhóm VA, VIA, VIIA.
B. Các nguyên tố khí hiếm nằm ở nhóm VIIIA.
C. Các nguyên tố kim loại có mặt ở tất cả các nhóm trong bảng tuần hoàn.
D. Các nguyên tố lanthanide và actinide, mỗi họ gồm 14 nguyên tố được xếp riêng thành hai dãy ở cuối bảng.
Câu 22 Ở thực vật, các chất nào dưới đây thường được vận chuyển từ rễ lên lá?
A. Chất hữu cơ và chất khoáng.
B. Nước và chất khoáng.
C. Chất hữu cơ và nước.
D. Nước, chất hữu cơ và chất khoáng.
Câu 23: Tại sao cần cẩu dùng lực từ trường thường dùng nam châm điện mà không dùng nam châm vĩnh cửu?
A. Vì nam châm điện rẻ hơn.
B. Vì từ trường của nam châm điện mạnh hơn nam châm vĩnh cửu.
C. Vì nam châm điện dễ tìm kiếm hơn.
D. Vì từ trường của nam châm điện yếu hơn của nam châm vĩnh cửu.
Câu 24: Điều kiện nào dưới đây không làm giảm quá trình hô hấp tế bào?
A. Hàm lượng nước trong tế bào giảm
B. Nồng độ khí carbon dioxide cao.
C. Nồng độ khí oxygen trong tế bào cao.
D. Điều kiện nhiệt độ thấp.
Câu 25: Nồng độ khí carbon dioxide thuận lợi cho hô hấp tế bào khoảng:
A. 0,02%
B. 0,01%
C. 0,03%
D. 0,04%
Câu 26: Cho hai thanh nam châm thẳng đặt gần nhau có đường sức từ như hình vẽ. Đầu A, B của hai thanh nam châm tương ứng với từ cực nào?
A. Cả hai đầu A và B đều là cực Bắc.
B. Cả hai đầu A và B đều là cực Nam.
C. Đầu A là cực Nam và đầu B là cực Bắc.
D. Đầu A là cực Bắc và đầu B là cực Nam.
Câu 27: Trẻ em không được tiếp xúc thường xuyên với ánh sáng dễ mắc phải bệnh nào sau đây?
A. Bệnh quáng gà
B. Bệnh bướu cổ
C. Bệnh suy tim
D. Bệnh còi xương
Câu 28: Quang hợp diễn ra bình thường ở nhiệt độ trung bình là:
A. 150C – 250C
B. 200C – 300C
C. 100C – 300C
D. 250C – 300C
Câu 29: Trao đổi khí ở thực vật diễn ra thông qua quá trình nào sau đây?
A. Quang hợp
B. Hô hấp
C. Thoát hơi nước
D. Quang hợp và hô hấp
Câu 30: Ở tế bào nhân thực, hoạt động hô hấp xảy ra ở:
A. Ti thể
B. Ribosome
C. Bộ máy golgi
D. Không bào
Câu 31: Một số nguyên tố khoáng cây trồng cần một lượng rất nhỏ nhưng không thể thiếu như Cu, Bo, Mo. Các nguyên tố này thường tham gia cấu tạo nên
A. diệp lục.
B. các chất hữu cơ xây dựng nên tế bào.
C. các enzyme xúc tác cho các phản ứng hóa học trong tế bào.
D. protein và nucleic acid.
Câu 32: Từ phổ là hình ảnh cụ thể về:
A. các đường sức điện
B. các đường sức từ
C. cường độ điện trường
D. cảm ứng từ
Câu 33: Đối với các loại hạt như thóc, ngô, đỗ … người ta thường ưu tiên sử dụng biện pháp bảo quản là:
A. bảo quản lạnh
B. bảo quản khô
C. bảo quản trong điều kiện nồng độ khí carbon dioxide cao
D. bảo quản trong điều kiện nồng độ khí oxygen thấp.
Câu 34: Loại mô phân sinh không có ở cây cam là?
A. mô phân sinh đỉnh rễ
B. mô phân sinh lóng
C. mô phân sinh bên
D. mô phân sinh đỉnh thân
Câu 35 Nguyên tố Y tạo nên kim cương, than chì. Nguyên tử của nguyên tố Y có 2 lớp electron, trong đó lớp ngoài cùng có 4 electron. Kí hiệu hóa học của nguyên tử Y là gì và y thuộc chu kì nào, nhóm nào trong bảng tuần hoàn?
A. N, chu kì 2, nhóm VA.
B. O, chu kì 2, nhóm VIA.
C. C, chu kì 2, nhóm IVA.
D. O, chu kì 2, nhóm IVA.
Câu 36: Trong môi trường không có chất độc hại. Khi trồng cây bên bờ ao sau một thời gian thì rễ cây sẽ phát triển theo hướng nào?
A. Mọc về phía bờ ao.
B. Phát triển đều quanh gốc cây.
C. Uốn cong ngược phía bờ ao.
D. Phát triển ăn sâu xuống lòng đất.
II. Câu hỏi tự luận ôn thi giữa kì 2 KHTN 7
Câu 1 Có 3 thanh nam châm thẳng: AB, CD, EF. Nếu đưa đầu B lại gần đầu C thì hai đầu hút nhau. Nếu đưa đầu D lại gần đầu F thì hai đầu đẩy nhau. Biết E là cực Nam của nam châm EF. A sẽ là cực nào?
Câu 2. Trình bày ảnh hưởng của nước đối với sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
Câu 3
a) Trình bày 4 ví dụ về điều khiển yếu tố môi trường để kích thích sự sinh trưởng và phát triển ở thực vật.
b) : Hãy nêu quan điểm của em về thực phẩm có nguồn gốc từ vật nuôi, cây trồng có sử dụng chất kích thích sinh trưởng.
ĐÁP ÁN ĐỀ CƯƠNG ÔN THI GIỮA KÌ 2 KHTN 7
Phần I. Trắc nghiệm
1. B |
2. C |
3. A |
4. B |
5. D |
6. A |
7. B |
8. B |
9. D |
10. B |
11. A |
12. B |
13. A |
14. A |
15. C |
16. B |
17C |
18B |
19A |
20C |
21C |
22B |
23B |
24C |
25C |
26A |
27D |
28D |
29D |
30A |
31C |
32B |
33B |
34B |
35C |
36A |
Phần II. Tự luận
Câu 1:
Vì đầu E là cực Nam nên đầu F là cực Bắc.
Đầu D đẩy đầu F nên đầu D cũng là cực Bắc => đầu C là cực Nam.
Đầu C hút đầu B nên đầu B là cực Bắc => Đầu A là cực Nam.
Câu 2:
Ảnh hưởng của nước đối với sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật:
– Nước rất cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật. Khi thiếu nước, các loài sinh vật sẽ sinh trưởng và phát triển chậm hoặc bị chết.
– Ở mỗi giai đoạn sinh trưởng và phát triển khác nhau thì nhu cầu nước của cơ thể có thể thay đổi. Ví dụ: Cây mía non cần nhiều nước nhưng cây mía trưởng thành thì nhu cầu nước của nó lại giảm đi.
Câu 3:
a
Một số ứng dụng về điều khiển yếu tố môi trường để kích thích sự sinh trưởng và phát triển ở thực vật:
– Sử dụng đèn vào ban đêm giúp cho thanh long ra quả trái vụ.
– Chiếu sáng trên 16 giờ cho cây hoa lay ơn để có búp to hơn và hoa bền hơn.
– Làm mái che để tránh ánh sáng trực tiếp cho cây phong lan sinh trưởng và phát triển.
– Tạo điều kiện hạn ngắn ngày để kích thích sự ra hoa của cây hoa giấy.
b)
* Gợi ý: HS trả lời được hai ý sau:
– Hạn chế sử dụng thực phẩm có nguồn gốc từ vật nuôi, cây trồng có sử dụng chất kích thích.
– Sử dụng chất kích thích phải tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn và đảm bảo tỉ lệ, thời gian cho phép đối với sức khỏe con người.
III. Một số câu hỏi tự luyện ôn thi giữa kì 2
Câu 1: Đặt đầu hai thanh kim loại giống nhau lại gần nhau, thấy xảy ra hiện tượng chúng luôn hút nhau mà không đẩy nhau. Kết luận nào là đúng về hai thanh kim loại này?
A. Cả hai thanh đều là nam châm.
B. Cả hai thanh đều là sắt.
C. Một thanh là sắt, một thanh còn lại là nam châm.
D. Cả hai thanh có thể đều là nam châm, cũng có thể một thanh là sắt, thanh còn lại là nam châm.
Câu 2: Tàu đệm từ hiện nay có thể đạt tới 600 km/h. Tàu có thể đạt tới tốc độ trên một phần lớn nhờ vào yếu tố nào?
A. Giữa đường ray và toa tàu được bôi một loại dầu đặc biệt nên ma sát rất nhỏ.
B. Khối lượng của tàu rất nhẹ nên tàu sẽ đi nhanh hơn.
C. Đường ray và toa tàu được làm từ nam châm tạo nên lực nâng giúp giảm ma sát.
D. Đường ray và toa tàu được làm bằng vật liệu rất cứng nên giúp giảm ma sát.
Câu 3: Kim la bàn thường được làm bằng
A. Đồng.
B. Nhôm.
C. Nam châm.
D. Nhựa.
Câu 4: Người ta quy ước chiều của đường sức từ như thế nào?
A. Chiều của đường sức từ đi ra từ cực Bắc.
B. Chiều của đường sức từ đi ra từ cực Nam.
C. Chiều của đường sức từ phụ thuộc vào sự sắp xếp của kim nam châm đặt gần nó.
D. Chiều của đường sức từ phụ thuộc vào sự sắp xếp của mạt sắt đặt gần nó.
Câu 5: Phát triển của sinh vật là
A. quá trình biến đổi tạo nên các tế bào, mô, cơ quan và hình thành chức năng mới ở các giai đoạn.
B. quá trình tăng về kích thước, khối lượng của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào, làm cơ thể lớn lên.
C. quá trình biến đổi tạo nên các tế bào, mô, cơ quan ở các giai đoạn.
D. quá trình biến đổi hình thành chức năng mới ở các giai đoạn.
Câu 6: Khi cây trồng thiếu phân lân thường có biểu hiện là
A. sinh trưởng chậm nhưng phát triển nhanh.
B. sinh trưởng nhanh nhưng lại phát triển chậm.
C. sinh trưởng nhanh, lá cây chuyển màu xanh đậm.
D. sinh trưởng chậm, lá cây chuyển màu xanh đậm.
Câu 7: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển ở sinh vật?
A. Sinh trưởng và phát triển có liên quan mật thiết với nhau, nối tiếp, xen kẽ nhau.
B. Phát triển là cơ sở cho sinh trưởng.
C. Sinh trưởng thúc đẩy và làm thay đổi phát triển.
D. Sinh trưởng và phát triển là hai quá trình độc lập, không liên quan tới nhau.
Câu 8: Trong chăn nuôi gà, người ta thường thắp đèn để chủ động điều tiết độ dài ngày và đêm nhằm mục đích tăng sản lượng trứng thu hoạch. Ứng dụng này dựa trên ảnh hưởng của nhân tố nào đến sự sinh trưởng và phát triển của vật nuôi?
A. Đặc điểm của loài.
B. Nhiệt độ.
C. Ánh sáng.
D. Dinh dưỡng.
Câu 9: Cây Hai lá mầm có các loại mô phân sinh là
A. mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh lóng.
B. mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh bên.
C. mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng.
D. mô phân sinh chồi và mô phân sinh thân.
Câu 10: Các giai đoạn cơ bản của quá trình sinh trưởng và phát triển ở thực vật có hoa không bao gồm giai đoạn nào sau đây?
A. Hạt nảy mầm.
B. Cây mầm.
C. Cây tạo lá đầu tiên.
D. Cây tạo quả và hình thành hạt.
Câu 11: Tại sao khi trồng một số loại cây như rau su su, cây đỗ,… người ta thường bấm ngọn?
A. Để kích thích mọc thêm nhiều rễ phụ, tạo nhiều quả.
B. Để kích thích cho cây ra nhiều cành, tạo nhiều quả.
C. Để kích thích cây cho ra nhiều lá, tạo nhiều quả.
D. Để kích thích cây cho ra nhiều tua cuốn, tạo nhiều quả.
Câu 12: Để chứng minh cây có sự sinh trưởng cần sử dụng thí nghiệm nào sau đây?
A. Trồng cây nhưng không tưới nước một thời gian.
B. Trồng các loài cây khác nhau trong cùng một loại chậu.
C. Trồng cây trong chậu và dùng thước đo chiều dài thân cây hằng ngày.
D. Trồng cùng một loài cây trong các loại chậu khác nhau và đặt trong thùng carton.
Câu 13: Ở động vật, sinh trưởng diễn ra ở
A. các tế bào của cơ thể.
B. các mô của cơ thể.
C. các cơ quan của cơ thể.
D. các mô và cơ quan của cơ thể.
Câu 14: Ở giai đoạn phôi, hợp tử phát triển thành phôi, các tế bào phôi phân hóa tạo thành các mô, cơ quan. Ở động vật đẻ con, giai đoạn phôi diễn ra ở
A. trong trứng đã thụ tinh.
B. trong cơ thể mẹ.
C. ngoài tự nhiên.
D. trong môi trường nước.
Câu 15: Trong các nhóm động vật sau, nhóm động vật nào có đặc điểm con non nở ra từ trứng có đặc điểm hình thái khác với cơ thể trưởng thành?
A. Ruồi, muỗi, ếch, rắn, mèo.
B. Ruồi, muỗi, ếch, châu chấu, bướm.
C. Ong, rắn, ếch, chó, mèo.
D. Chim sẻ, ong, rắn, trâu, bò.
Câu 16: Tại sao trong một số mô hình chăn nuôi bò sữa hiện nay lại cho bò nghe nhạc?
A. Vì khi cho bò nghe nhạc, bò được thư giãn khiến sản lượng và chất lượng của sữa bò đều tăng.
B. Vì khi cho bò nghe nhạc, bò được tăng sức đề kháng khiến sản lượng và chất lượng của sữa bò đều tăng.
C. Vì khi cho bò nghe nhạc, bò được kích thích sinh sản khiến sản lượng và chất lượng của sữa bò đều tăng.
D. Vì khi cho bò nghe nhạc, bò được kích thích sự hô hấp khiến sản lượng và chất lượng của sữa bò đều tăng.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 7 sách Cánh diều Ôn tập giữa kì 2 môn KHTN 7 năm 2023 – 2024 (Có đáp án) tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.