Bạn đang xem bài viết Văn mẫu lớp 12: Dàn ý nghị luận giữ gìn bản sắc dân tộc Nghị luận xã hội về giữ gìn bản sắc dân tộc tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Văn mẫu lớp 12: Dàn ý nghị luận giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc bao gồm 2 mẫu chi tiết đầy đủ nhất để các em học sinh tham khảo, ôn luyện kiến thức để biết cách triển khai bài văn nghị luận xã hội hay, đầy đủ các ý.
Giữ gìn bản sắc dân tộc chính là bảo vệ những việc làm nhăm bảo vệ những sắc thái đặc trưng, tinh hoa của dân tộc được hun đúc qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Bản sắc văn hoá dân tộc là cái riêng của mỗi dân tộc vì thế mỗi công dân phải có trách nhiệm bảo vệ bản sắc dân tộc.
Dàn ý nghị luận xã hội giữ gìn bản sắc dân tộc
1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: việc giữ gìn bản sắc dân tộc.
2. Thân bài
a. Giải thích
- Bản sắc văn hóa dân tộc: những nét văn hóa từ lâu đời của dân tộc được truyền từ đời này sang đời khác đã trở thành những phong tục tập quán, những đặc trưng vùng miền của cả đất nước ta.
- Bản sắc văn hóa dân tộc là những giá trị tạo nên sự khác biệt của mỗi quốc gia, sự phong phú trong lối sống, sinh hoạt tập thể của con người và tạo nên sự đa dạng màu sắc cho cuộc sống.
b. Tầm quan trọng của bản sắc văn hóa dân tộc
- Bản sắc văn hóa dân tộc hay cụ thể hơn là văn hóa vùng miền là nơi con người giao lưu văn hóa, cùng nhau tôn vinh vẻ đẹp của quê hương mình, cũng là nơi con người gắn kết với nhau, vui đùa chan hòa sau.
- Bản sắc văn hóa dân tộc là những đặc trưng về văn hóa của quốc gia đó, là nét làm cho đất nước mình không bị nhầm lẫn với bất kì đất nước nào khác.
c. Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
- Mỗi cá nhân đặc biệt là học sinh chúng ta phải tìm hiểu những bản sắc văn hóa vốn có của dân tộc, giữ gìn và phát huy những giá trị đó với bạn bè năm châu.
- Nhà trường cần tổ chức nhiều hơn những hoạt động để tuyên truyền, mang đến cho học sinh nguồn tri thức về bản sắc văn hóa dân tộc.
- Học sinh cần phải đặt trách nhiệm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc lên hàng đầu.
- Tích cực trau dồi hiểu biết của mình về những giá trị văn hóa tốt đẹp của nước nhà.
3. Kết bài
Khẳng định lại tầm quan trọng của bản sắc văn hóa dân tộc đồng thời rút ra bài học cho bản thân.
Dàn ý nghị luận về giữ gìn bản sắc văn hóa
I. Mở bài
Đất nước đang trong quá trình hội nhập quốc tế, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là vấn đề quan trọng. Và ý thức của thanh thiếu niên Việt Nam trong vấn đề này là điều rất đáng quan tâm suy nghĩ.
II. Thân bài
– Ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc của thanh thiếu niên Việt Nam được biểu hiện ở nhiều phương diện: cách sống, lối sống, quan niệm, suy nghĩ, hoạt động, nói năng, ăn mặc, ứng xử….
– Qua những biểu hiện trên, có thể thấy rõ ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc của thanh thiếu niên Việt Nam là như thế nào?
– Xem xét nguyên nhân của vấn đề này phải nhìn ở cả 2 mặt: khách quan và chủ quan. Khách quan là sự tác động của môi trường sống, của bối cảnh thời đại. Chủ quan là bản thân sự vận động trong tư duy của đối tượng: các thanh niên, thiếu niên đã quan tâm, suy nghĩ ở mức độ nào về vấn đề này.
– Với một ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc như vậy, thanh thiếu niên Việt Nam đang tác động như thế nào đến bộ mặt văn hoá dân tộc, đang để lại một kết quả ra sao cho tương lai, đặc biệt là trong bối cảnh quá trình hội nhập quốc tế đang diễn ra sôi động.
– Xã hội, gia đình, bản thân mỗi thanh niên, thiếu niên nên làm gì để góp phần khẳng định bản sắc văn hoá Việt Nam trong cộng đồng quốc tế.
III. Kết bài
Bản sắc văn hoá là cái riêng của mỗi dân tộc. Giữ gìn cái riêng đó là trách nhiệm của mỗi công dân, trong đó có phần quan trọng của thế hệ trẻ.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Văn mẫu lớp 12: Dàn ý nghị luận giữ gìn bản sắc dân tộc Nghị luận xã hội về giữ gìn bản sắc dân tộc tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.