Bạn đang xem bài viết Toán 8 Bài 1: Khái niệm hàm số Giải Toán 8 Chân trời sáng tạo trang 6, 7, 8, 9 – Tập 2 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Toán lớp 8 tập 2 trang 6, 7, 8, 9 Chân trời sáng tạo là tài liệu vô cùng hữu ích mà Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn muốn giới thiệu đến quý thầy cô cùng các bạn học sinh lớp 8 tham khảo.
Giải Toán 8 Chân trời sáng tạo Bài 1 Khái niệm hàm số được biên soạn đầy đủ, chi tiết trả lời các câu hỏi phần bài tập cuối bài trang 9. Qua đó giúp các bạn học sinh có thể so sánh với kết quả mình đã làm. Vậy sau đây là nội dung chi tiết Toán lớp 8 Bài 1 chương 5 Khái niệm hàm số Chân trời sáng tạo, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
Giải Toán 8 trang 9 Chân trời sáng tạo tập 2
Bài 1
Các giá trị tương ứng của hai đại lượng x và y được cho trong các bảng sau. Trong mỗi trường hợp, hãy cho biết đại lượng y có phải là hàm số của đại lượng x không.
a)
x |
0 |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
y |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
b)
Gợi ý đáp án
a) Dựa vào bảng, ta thấy với một giá trị của x ta chỉ nhận được một giá trị của y tương ứng, do đó đại lượng y là hàm số của đại lượng x.
b) Dựa vào bảng, ta thấy tồn tại một giá trị của x ta có thể nhận được hai giá trị của y tương ứng, do đó đại lượng y không là hàm số của đại lượng x.
Bài 2
Cho hàm số y = f(x) = 3x.
a) Tính f(1); f(−2);
b) Lập bảng các giá trị tương ứng của y khi x lần lượt nhận các giá trị: −3; −2; −1; 0; 1; 2; 3.
Gợi ý đáp án
a) Ta có:
• f(1) = 3.1 = 3 ;
• f(−2) = 3.(−2) = −6 ;
b) Ta có f(−3) = 3.(−3) = −9; f(−1) = 3.(−1) = −3;
f(0) = 3.0 = 0; f(2) = 3.2 = 6; f(3) = 3.3 = 9.
Từ đó ta có bảng sau:
x |
−3 |
−2 |
−1 |
0 |
1 |
2 |
3 |
y = 3x |
−9 |
−6 |
−3 |
0 |
3 |
6 |
9 |
Bài 3
Cho hàm số y = f(x) = x 2 + 4. Tính f(−3); f(−2); f(−1); f(0); f(1).
Gợi ý đáp án
• f(−3) = (−3)2 + 4 = 9 + 4 = 13 ;
• f(−2) = (−2)2 + 4 = 4 + 4 = 8 ;
• f(−1) = (−1)2 + 4 = 5 ;
• f(0) = 0 + 4 = 4 ;
• f(1) = 1 + 4 = 5 .
Vậy f(−3) = 13 ; f(−2) = 8 ; f(−1) = 5 ; f(0) = 4 ; f(1) = 5 .
Bài 4
Khối lượng m (g) của một thanh sắt có khối lượng riêng là 7,8 kg/dm 3 tỉ lệ thuận với thể tích V (cm 3 ) theo công thức m = 7,8V. Đại lượng m có phải là hàm số của đại lượng V không? Nếu có, tính m(10); m(20); m(30); m(40); m(50).
Gợi ý đáp án
Đại lượng m là hàm số của đại lượng V vì với mỗi một giá trị của V ta luôn chỉ xác định được một giá trị của m.
Ta có: m = 7,8V
m(10) = 7,8.10 = 78;
m(20) = 7,8.20 = 156;
m(40) = 7,8.40 = 312;
m(50) = 7,8.50 = 390.
Bài 5
Thời gian t(giờ) của một vật chuyển động đều trên quãng đương 20km tỉ lệ nghịch với tốc độ v (km/h) của nó theo công thức . Tính và lập bảng các giá trị tương ứng của t khi v lần lượt nhận các giá trị 10; 20; 40; 80.
Gợi ý đáp án
Với v = 10 ta có
Với v = 20 ta có
Với v = 40 ta có
Với v = 80 ta có
Khi đó, ta có bảng sau:
v (km/h) |
10 |
20 |
40 |
80 |
t (giờ) |
2 |
1 |
0,5 |
0,25 |
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Toán 8 Bài 1: Khái niệm hàm số Giải Toán 8 Chân trời sáng tạo trang 6, 7, 8, 9 – Tập 2 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.