Bạn đang xem bài viết Văn mẫu lớp 9: Tổng hợp kết bài truyện ngắn Chiếc lược ngà (57 mẫu) Kết bài Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Kết bài Chiếc lược ngà bao gồm 57 mẫu kết bài cô đọng, súc tích nhất, giúp các em học sinh lớp 9 nhanh chóng viết đoạn kết bài phân tích, cảm nhận Chiếc lược ngà, phân tích ông Sáu, bé Thu,….
Một kết bài hay, súc tích phải tổng kết được những nội dung cốt lõi của bài viết, để lại những ấn tượng khó phai trong lòng người đọc. Với 57 kết bài Chiếc lược ngà trong bài viết dưới đây của Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn, các em sẽ có thêm nhiều vốn từ, nhanh chóng viết đoạn kết bài thật cô đọng, súc tích.
Tổng hợp kết bài Chiếc lược ngà hay nhất
- Kết bài Chiếc lược ngà hay nhất
- Kết bài phân tích truyện ngắn Chiếc lược ngà
- Kết bài cảm nhận truyện Chiếc lược ngà
- Kết bài phân tích nhân vật bé Thu trong Chiếc lược ngà
- Kết bài cảm nhận về nhân vật bé Thu
- Kết bài phân tích nhân vật ông Sáu trong Chiếc lược ngà
- Kết bài cảm nhận về nhân vật ông Sáu
- Kết bài phân tích chi tiết vết sẹo trong Chiếc lược ngà
- Kết bài cảm nhận về tình cảm cha con trong Chiếc lược ngà
- Kết bài phân tích tình cảm cha con trong Chiếc lược ngà
- Kết bài suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh
Kết bài Chiếc lược ngà hay nhất
Kết bài 1
“Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng là bức tranh đầy xúc động về tình cảm phụ tử trong chiến tranh. Trong khói lửa của cuộc chiến tranh, tình cảm cha con giữa ông Sáu và bé Thu vẫn hiện lên thật đẹp, đúng như ai đó từng nhận xét: “Vượt qua bi kịch của chiến tranh, Nguyễn Quang Sáng đã cất cao bài ca thiêng liêng về tình phụ tử”. Không chỉ gợi nhắc về tình cảm cha con, Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng còn mang ý nghĩa hiện thực sâu sắc khi lên án tố cáo tội ác, sự bất nhân của chiến tranh đã khiến bao cuộc chia li màu nước mắt đã diễn ra.
Kết bài 2
Truyện ngắn Chiếc lược ngà là bản tình ca tha thiết về tình cảm cha con. Qua “Chiếc lược ngà”, nhà văn Nguyễn Quang Sáng không chỉ mở ra một thế giới tình cảm gia đình thiêng liêng, cảm động giữa ông Sáu và bé Thu mà còn gợi cho chúng ta những suy ngẫm sâu sắc về cái mất mát, đau thương mà chiến tranh mang lại. Từ câu chuyện, chúng ta có thêm sự quý trọng đối với cuộc sống hòa bình, nhắc nhở chúng ta – mỗi người con cần biết trân trọng hơn nữa, yêu thương hơn nữa đối với cha mẹ, những người đã hi sinh cả đời để chúng ta được khôn lớn, trưởng thành.
Kết bài 3
Bằng sự tài tình trong xây dựng tình huống truyện, nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã đưa người đọc đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác và để rồi đọng lại cuối cùng trong cảm nhận chính là tình cảm cha con thiêng liêng, cảm động giữa ông Sáu và bé Thu. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, sâu sắc của Nguyễn Quang Sáng trở nên đẹp đẽ hơn, thiêng liêng hơn bao giờ hết, sau tất cả Nguyễn Quang Sáng như muốn khẳng định sức sống bất tử của tình cảm cha con, bom đạn của kẻ thù có thể hủy diệt về sự sống thể xác nhưng không may may tác động, hủy diệt được tình cảm cha con thiêng liêng, bất diệt ấy.
Kết bài 4
Chiếc lược ngà mang đến cho chúng ta một câu chuyện thật đẹp nhưng cũng thật buồn về tình cha con. Bom đạn chiến tranh đã khiến ông Sáu mãi mãi rời xa bé Thu, ngày gặp lại và trao cho con chiếc lược chính tay mình làm cũng không thể thực hiện, thế nhưng tình thương của ông Sáu dành cho bé Thu thì mãi vẹn nguyên, không bom đạn kẻ thù nào có thể phá hủy, và tôi cũng tin chắc rằng, cầm trong tay chiếc lược ngà, bé Thu sẽ cảm nhận được tình cảm của cha dành cho mình và thứ tình cảm thiêng liêng ấy sẽ sống mãi trong trái tim của em giống như lời nhận định của nhà nghiên cứu Chu Văn Sơn “…tình cha con cũng đạt dào muôn đời bất diệt trong lòng đứa con. Tình người thiêng liêng ấy không kẻ thù nào có thể tiêu diệt được, trái lại nó càng sáng đẹp hơn, bền bỉ hơn…”.
Kết bài 5
“Chiếc lược ngà” là tác phẩm thuộc loại truyện đọc đã thấy hay, khơi dậy trong ta những tình cảm cao đẹp”. Bằng sự tài tình trong xây dựng tình huống truyện, nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã đưa người đọc đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác và đọng lại cuối cùng trong cảm nhận chính là tình cảm cha con thiêng liêng, cảm động giữa ông Sáu và bé Thu. Truyện ngắn là bài ca bất diệt về tình cảm cha con sâu nặng, thắm thiết trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh. Bởi ta hiểu một điều rằng: “Chẳng có thứ tình cảm thiêng liêng nào hơn tình cảm gia đình.”
Kết bài phân tích truyện ngắn Chiếc lược ngà
Kết bài phân tích Chiếc lược ngà – Mẫu 1
Tóm lại, qua truyện ngắn “Chiếc lược ngà” chúng ta thực sự thấm thía và cảm động trước tình cảm cha con sâu nặng, bền chặt của cha con ông Sáu trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh. Truyện không chỉ dừng lại ở việc khắc họa tình cảm phụ tử mà còn có ý nghĩa tố cáo hiện thực, tố cáo chiến tranh đã đập nát bao nhiêu cảnh yên vui, đã phá tan đi biết bao nhiêu là hạnh phúc của các gia đình, khiến vợ chồng xa cách, cha con xa nhau. Từ câu chuyện, chúng ta càng cảm thấy trân trọng hơn nền hòa bình dân tộc và càng quí trọng hơn tình cảm gia đình mà mở rộng ra là tình yêu quê hương đất nước.
Kết bài phân tích Chiếc lược ngà – Mẫu 2
Truyện Chiếc lược ngà là bài ca đẹp về tình cha con. Trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh, tình cảm thiêng liêng ấy càng cao đẹp và càng ngời sáng. Truyện không chỉ nói lên tình cảm cha con thắm thiết sâu nặng mà còn gợi cho ta suy nghĩ thấm thía về những éo le, đau thương, mất mát mà chiến tranh gieo rắc cho bao nhiêu con người, bao nhiêu gia đình. Ta càng thấm thía rằng tình cảm gia đình là sức mạnh, niềm tin để con người có thể vượt qua tất cả, ngay cả cái chết. Ta hiểu “Nếu trên đời có những nguồn vui chân chính và niềm hạnh phúc thật sự, thì nó sẽ nằm trong tổ ấm gia đình”.
Kết bài phân tích Chiếc lược ngà – Mẫu 3
Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” đã miêu tả thành công, xúc động sự chuyển biến tâm trạng của nhân vật bé Thu và tình cảm sâu sắc của người cha anh Sáu dành cho cô con gái bé bỏng của mình.
Kết bài phân tích Chiếc lược ngà – Mẫu 4
Câu chuyện đã tái hiện thành công tình cha con sâu nặng của bé Thu và ông Sáu. Từ đó, tác giả cho thấy sự tàn bạo của chiến tranh; những bi kịch cùng tình cảm gia đình đẹp đẽ trong thời chiến. Đồng thời tác phẩm cũng ca ngợi tình cảm phụ tử thiêng liêng trong hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt.
Kết bài phân tích Chiếc lược ngà – Mẫu 5
Chiếc lược ngà là bài ca ca ngợi về cuộc sống và chiến đấu đau thương mà anh dũng của nhân dân miền Nam. Thông qua tác phẩm nhà văn Nguyễn Quang Sáng muốn tố cáo tội ác của chiến tranh, của giặc Mỹ, chính bọn chúng ta gây ra cuộc chiến tranh phi nghĩa, gieo rắc cái chết lên quê hương của chúng ta, làm cho nhiều gia đình nhà tan cửa nát, biết bao người chồng người cha đã phải hy sinh như thế, biết bao gia đình không có ngày đoàn tụ. Những mất mát của chiến tranh là không gì có thể nói hết.
Kết bài phân tích Chiếc lược ngà – Mẫu 6
Bằng ngòi bút nghệ thuật tinh tế, đậm chất Nam Bộ Nguyễn Quang Sáng đã xây dựng rất thành công hình ảnh bé Thu và ông Sáu. Hai nhân vật chính cùng các tình huống truyện bất ngờ, hấp dẫn đã làm nổi bật lên tình cảm cha con trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh, trong bom đạn khốc liệt. Tình cảm ấy là cội nguồn sức mạnh giúp con người Việt Nam vượt lên sự hủy diệt của bom đạn kẻ thù.
Kết bài cảm nhận truyện Chiếc lược ngà
Kết bài cảm nhận Chiếc lược ngà – Mẫu 1
Câu chuyện với những tình huống éo le mà cảm động và diễn biến tâm trạng nhân vật phức tạp được miêu tả hết sự tinh tế đã khiến người đọc rung động trước phụ tử của ông Sáu và bé Thu.
Kết bài cảm nhận Chiếc lược ngà – Mẫu 2
Qua truyện ngắn, người đọc càng trân trọng tình cảm gia đình thiêng liêng, cao đẹp. Ta càng thấm thía hơn biết bao hi sinh, mất mát của đồng bào, đặc biệt đồng bào Nam Bộ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Những hi sinh anh dũng để cho ta có cuộc sống hòa bình như hôm nay.
Kết bài cảm nhận Chiếc lược ngà – Mẫu 3
Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng là câu chuyện vô cùng cảm động về tình cảm gia đình đặc biệt chính là tình cảm cha con của ông Sáu và bé Thu trong thời kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ đầu gian khổ. Từ đó cho độc giả một cái nhìn mới về sự tàn phá, khốc liệt của chiến tranh, nó không chỉ tàn phá đất nước, cướp đi sinh mạng của con người, không chỉ riêng những con người ở tiền tuyến phải chịu đựng cảnh gian khó, hy sinh xương máu mà nghiêm trọng hơn nó còn chính là nguyên nhân làm chia cắt gia đình, để lại cho con người những nỗi đau, những lỗ hổng trong trái tim chẳng bao giờ có thể lấp đầy bằng thứ gì khác.
Kết bài cảm nhận Chiếc lược ngà – Mẫu 4
Tóm lại, Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang sáng đã thể hiện một cách bình dị mà sâu sắc tình cua con sâu nặng giữa hai cho con anh Sáu. Một tình cha con thắm thiết đẹp đẽ. Nhưng cảm động hơn nữa, nó còn khiến ta nghĩ đến những đau thương, mất mát, éo le mà con người phải gánh chịu vì chiến tranh. Một trong những yếu tố tạo nên sức hấp dẫn của truyện là việc thành công trong việc xây dựng cốt truyện. Cốt truyện khá chặt chẽ, có những yếu tố bất ngờ nhưng hợp lý. Việc lựa chọn người kể chuyện thật khéo léo, thích hợp tăng thêm chất trữ tình và sức thuyết phục của truyện. Nguyễn Quang Sáng đã thể hiện thành công vẻ đẹp tâm hồn, sức sống mãnh liệt của con người Việt Nam trong cảnh ngộ đau thương, mất mát.
Kết bài cảm nhận Chiếc lược ngà – Mẫu 5
Truyện ngắn Chiếc lược ngà khép lại, tuy không phải là kết thúc có hậu nhưng lại vô cùng hạnh phúc. Tiếng gọi “ba” trong tâm khảm được cất lên là lời khẳng định đanh thép về tình cảm cha con ruột thịt cháy bỏng. Đồng thời, qua đây, tác giả lên án chiến tranh tàn khốc, cuộc chiến phi nghĩa đã chia cắt biết bao gia đình, gây ra tình huống éo le, đau đớn cho bao nhiêu đứa trẻ, bao nhiêu người cha, người mẹ. Nguyễn Quang Sáng không chỉ kể đến tình người, tình cảm giàu đẹp giữa hoàn cảnh khó khăn, gian nan nhất của dân tộc mà còn là đạo lý, đạo làm người, đạo làm con cái đối với cha mẹ một tình thương, sự tôn trọng và biết ơn sâu sắc.
Kết bài cảm nhận Chiếc lược ngà – Mẫu 6
Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” là một áng văn bất hủ ca ngợi tình phụ tử giản dị mà thiêng liêng, với những con người giàu tình cảm và đẹp đẽ,như nhân vật bé Thu và ông Sáu. Câu chuyện không chỉ ca ngợi tình cha con sâu nặng thắm thiết, mà còn gợi cho chúng ta những suy ngẫm và thấm thía được tình sự đau thương, mất mát của chiến tranh tàn khốc gây ra. Vì thế mà ta càng quí cuộc sống thanh bình của ngày hôm nay, quí tình cha cao thượng và vĩ đại. Mỗi người đều lưu giữ trong trái tim mình hình ảnh một người cha, hãy biết trân trọng tình yêu và sự hy sinh vô điều kiện mà cha đã dành cho ta. Vòng đời mới ngắn ngủi làm sao, đừng mãi sống ích kỷ, chỉ biết nhận tình cảm thương yêu từ cha mẹ mà chẳng bao giờ đền đáp lại. Nếu bạn còn cha, và một người cha đúng nghĩa thì hãy cảm ơn thượng đế vì bạn đã được sinh ra trong cuộc sống này!
Kết bài cảm nhận Chiếc lược ngà – Mẫu 7
Thông qua tác phẩm nhà văn Nguyễn Quang Sáng muốn tố cáo tội ác của chiến tranh, của giặc Mỹ, chính bọn chúng ta gây ra cuộc chiến tranh phi nghĩa, gieo rắc cái chết lên quê hương của chúng ta, làm cho nhiều gia đình nhà tan cửa nát, biết bao người chồng người cha đã phải hy sinh như thế, biết bao gia đình không có ngày đoàn tụ. Những mất mát của chiến tranh là không gì có thể nói hết.
Kết bài cảm nhận Chiếc lược ngà – Mẫu 8
Thời gian rồi trôi đi, bé Thu ngày nào đã trở thành một cô giao liên dũng cảm, tiếp tục con đường cách mạng của ba mình. Câu chuyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng đã kết thúc mà nỗi ám ảnh của nó về bi kịch một thời chiến tranh, dư âm của nó về tình cha con bất tử vẫn còn làm thổn thức bao trái tim người đọc. Hiểu được như vậy là chúng ta đã tri ân người cầm bút đã có công sáng tạo ra nó, góp thêm một tiếng nói khẳng định: vượt qua bi kịch, phụ tử bao giờ cũng tình thâm
Kết bài cảm nhận Chiếc lược ngà – Mẫu 9
Câu chuyện về chiếc lược bằng ngà không chỉ nói lên tình cha con sâu nặng thắm thiết mà còn gợi cho người đọc suy ngẫm và thấm thía những mất mát đau thương mà chiến tranh đã gây ra cho bao nhiêu gia đình. Bởi vậy mà em càng thêm trân trọng cuộc sống hoà bình mà chúng ta đang có hôm nay.
Kết bài cảm nhận Chiếc lược ngà – Mẫu 10
Chiếc lược ngà, là một câu chuyện vô cùng cảm động làm người đọc phải rơi nước mắt. Tình cha con thiêng liêng đẹp đẽ như vậy mà phải dừng ở đây thôi sao? có lẽ không phải như vậy dù ông Sáu không còn trên đời nữa nhưng chiếc lược ngà là món quà đầu tiên và cũng là cuối cùng ông tặng nó sẽ làm xoa dịu nỗi đau khi mất ba của nó. và tình yêu thương đó mãi mãi tồn tại trong lòng bé Thu và với cả ông Sáu ở nơi yên nghỉ.
Kết bài phân tích nhân vật bé Thu trong Chiếc lược ngà
Kết bài phân tích nhân vật bé Thu – Mẫu 1
Hình ảnh bé Thu và tình yêu cha sâu sắc của Thu đã gây xúc động mạnh trong lòng người đọc, để lại những ấn tượng sâu sắc. Viết chủ đề chiến tranh nhưng tác giả không hề nhắc một tiếng súng, bom rơi, đạn nổ nhưng tác giả khám phá ra một chủ đề không mới trong cuộc sống nhưng nó lại lạ khi chiến tranh.
Kết bài phân tích nhân vật bé Thu – Mẫu 2
Như vậy, truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng đã miêu tả thành công những biến đổi tinh tế trong tình cảm của bé Thu, qua đó cho chúng ta thấy bé Thu là một cô bé ngang ngạnh, bướng bỉnh nhưng yêu thương ba đến vô ngần. Đồng thời, qua đó cũng cho thấy tình cảm cha con sâu đậm trong cuộc chiến tranh cam go, ác liệt của dân tộc.
Kết bài phân tích nhân vật bé Thu – Mẫu 3
Như vậy việc xây dựng nhân vật bé Thu với những tính cách, tâm tư tình cảm đã khiến người đọc thêm xúc động về tình phụ nữ, tình cảm thiêng liêng nhất. Qua đó, tác giả còn muốn lên án, tố cáo chiến tranh đã khiến cho nhiều gia đình rơi vào cảnh nước mất nhà tan.
Kết bài phân tích nhân vật bé Thu – Mẫu 4
Tóm lại, qua diễn biến tâm lý của bé Thu ta thấy được bé là người có tình cảm mạnh mẽ, sâu sắc, hồn nhiên, ngây thơ. Cá tính ấy của bé được tập trung thể hiện trong tình cảm cha con đằm thắm. Nhân vật bé Thu đã để lại trong ta những ấn tượng sâu đậm về tình cảm mà bé dành cho cha. Người đọc thêm yêu mến bé Thu với tình cảm mạnh mẽ ấy.
Kết bài phân tích nhân vật bé Thu – Mẫu 5
Nhân vật bé Thu trong “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng đã để lại trong lòng người đọc những ấn tượng sâu sắc bởi một tính cách đặc biệt khó có thể nhầm lẫn. Nhân vật này đã góp phần tạo nên giá trị nhân văn sâu sắc cho tác phẩm. Và vì vậy, cùng với tác phẩm, nhân vật bé Thu đã giành được một vị trí riêng trong lòng độc giả yêu truyện ngắn Việt Nam.
Kết bài phân tích nhân vật bé Thu – Mẫu 6
Qua tác phẩm và đặc biệt là nhân vật bé Thu đã cho ta thấy được tình cảm rất thiêng liêng giữa phụ tử. Dù trong cả chiến tranh thì tình yêu đó vẫn được trong chính người cha là ông Sáu và đứa con gái là bé Thu. Bây giờ, khi đất nước đã hòa bình, chúng ta đang có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Vậy chúng ta nên trân trọng những gì ta đang có và cái cần trân trọng nhất đó là tình cảm gia đình.
Kết bài cảm nhận về nhân vật bé Thu
Kết bài cảm nhận nhân vật bé Thu – Mẫu 1
Qua truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng viết năm 1966 ta thấy được chiến tranh thật khốc liệt nó không chỉ tàn phá về vật chất mà còn tàn phá cả tinh thần, tàn phá tình cảm gia đình, khiến con không nhận cha. Không chỉ có vậy nó còn làm cho mẹ mất con, vợ mất chồng, con không cha,.. Ta thấy được tình cảm gia đình là điều thiêng liêng nhất cuộc đời này. Cô bé Thu sau khi nhận ra cha, đã không còn là cô bé bướng bỉnh và lì lợm nữa, cô thương ông và muốn ông sẽ mãi ở bên cạnh cô. Câu chuyện đã khiến cho người đọc cảm thấy xúc động và cho đến hiện nay nó vẫn còn giữ nguyên giá trị của nó.
Kết bài cảm nhận nhân vật bé Thu – Mẫu 2
Tác giả Nguyễn Quang Sáng đã thấu hiểu được tâm lí trẻ con nên đã cho ta thấy một bé Thu hồn nhiên, bướng bỉnh với tình yêu thương cha vô tận, làm lay động người đọc. Tình yêu thương cha của bé Thu luôn là một tình cảm sâu sắc đối với mọi người.
Kết bài cảm nhận nhân vật bé Thu – Mẫu 3
Truyện Chiếc lược ngà đã thể hiện một cách cảm động tình cha con thắm thiết, sâu nặng và cao đẹp của cha con ông Sáu trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh. Truyện còn gợi cho người đọc nghĩ đến và thấm thía những mất mát đau thương, éo le mà chiến tranh gây ra cho bao nhiêu con người, bao nhiêu gia đình. Nhân vật bé Thu là hiện thân sinh động cho hình ảnh những nạn nhân nhỏ bé, vô tội của chiến tranh, là lời tố cáo mạnh mẽ cuộc xâm lược phi nghĩa và tàn bạo của kẻ thù.
Kết bài cảm nhận nhân vật bé Thu – Mẫu 4
Qua nhân vật bé Thu, người đọc nhận thấy, tác giả quả rất am hiểu tâm lý trẻ em nên đã diễn tả sinh động tình cảm của bé Thu trong cuộc chia tay cha con đầy cảm động. Ông còn rất yêu thương trẻ thơ và quý trọng những cảm xúc hồn nhiên, phẩm chất anh hùng cao đẹp của tuổi trẻ.
Kết bài cảm nhận nhân vật bé Thu – Mẫu 5
Bé Thu là một cô bé rất đặc biệt, sự thể hiện tình cảm ra bên ngoài cũng rất đặc biệt, mới có 8,9 tuổi nhưng lại có chính kiến rất rõ ràng, rất chín chắn và chững chạc so với lứa tuổi. Tình cảm cha con của ông Sáu được bùng nổ mạnh mẽ từ những cảm xúc của Thu. Tình cha con cao đẹp, thiêng liêng và bất diệt.
Kết bài phân tích nhân vật ông Sáu trong Chiếc lược ngà
Kết bài phân tích nhân vật ông Sáu – Mẫu 1
Phân tích nhân vật ông Sáu, người đọc nhận thấy đây là một người nông dân Nam Bộ hiền lành và chất phác. Vì tình yêu đất nước mà lên đường chiến đấu, sẵn sàng xa gia đình, xa đứa con gái yêu dấu. Ông Sáu còn là một người cha có tình yêu thương con sâu đậm, đó là tình phụ tử thiêng liêng và bất tử. Phân tích nhân vật ông Sáu trong tác phẩm Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng không chỉ cho thấy tình cha con sâu nặng mà qua đó cũng nhấn mạnh hiện thực khốc liệt của chiến tranh, những hy sinh, những éo le, mất mát và đau thương mà không gì bù đắp được. Từ đó, câu chuyện cũng gợi lên những thắm thía xúc động trong lòng bạn đọc biết bao nghĩ suy. Nhà văn đã rất thành công trong việc xây dựng và miêu tả tâm lí nhân vật, cùng với sự hấp dẫn của cốt truyện khiến tác phẩm để lại nhiều dư âm.
Kết bài phân tích nhân vật ông Sáu – Mẫu 2
Chiến tranh rất khốc liệt và tàn nhẫn, nó phá hủy biết bao hạnh phúc của con người. Trong tác phẩm Chiếc lược ngà, chiến tranh khiến cho hạnh phúc gia đình của ông Sáu không trọn vẹn, vợ xa chồng,con xa cha để rồi dẫn đến có cuộc kỳ ngộ nhiều đau đớn, xót xa nhưng cũng cảm động và ấm áp vô cùng.
Kết bài phân tích nhân vật ông Sáu – Mẫu 3
Truyện “Chiếc lược ngà” và hình ảnh ông Sáu đã khơi gợi trong lòng ta bao ý nghĩa về sự hi sinh và hạnh phúc ở đời do các thế hệ cha anh đã đổ xương máu làm nên. Và bài học “uống nước nhớ nguồn” càng thêm thấm thía.
Kết bài phân tích nhân vật ông Sáu – Mẫu 4
Sau khi học xong truyện Chiếc lược ngà, em thấy tình cảm cha con nói riêng, tình cảm gia đình nói chung là tình cảm cao quý. Lớp trẻ chúng ta hôm nay được sống trong hòa bình không thể không nhớ đến sự hi sinh của những người như ông Sáu. Mọi người phải sống và làm việc sao cho xứng đáng với các tình cảm cao quý đó. Đây cũng là truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc: “Uống nước nhớ nguồn” cần kế thừa và gìn giữ, phát huy.
Kết bài phân tích nhân vật ông Sáu – Mẫu 5
Như vậy, thông qua truyện ngắn “Chiếc lược ngà”, nhà văn Nguyễn Quang Sáng không chỉ làm nổi bật lên sự thiêng liêng của tình cha con, nỗi đau, nỗi mất mát mà chiến tranh mang lại cho mỗi gia đình. Mà nhà văn còn khắc họa thành công nhân vật ông Sáu, người chiến sĩ kiên trung, song cũng là một người cha dành cho con mình tình cảm yêu thương vô bờ bến. Câu chuyện về ông Sáu thật khiến người đọc xúc động, bồi hồi, bởi hình ảnh ấy quá đẹp, nó chạm vào phần tình cảm sâu thẳm trong trái tim mỗi độc giả, đó là tình phụ tử thiêng liêng.
Kết bài cảm nhận về nhân vật ông Sáu
Kết bài cảm nhận nhân vật ông Sáu – Mẫu 1
Nguyễn Quang Sáng đã rất thành công trong việc tái hiện và khắc họa một cách chân thực tính cách nhân vật ông Sáu. Đồng thời, diễn biến tâm lí nhân vật cũng được xây dựng một cách tinh tế. Qua đó, tác giả đã để lại trong lòng người đọc những ấn tượng sâu sắc về một người cha hết mực yêu thương con, cũng là một người chiến sĩ giàu trách nhiệm, kỷ luật và nặng lòng với quê hương, đất nước. Và rồi, đến cả khi đã gấp lại trang sách cũ, người ta vẫn canh cánh mãi những nỗi niềm rất lạ, rất riêng.
Kết bài cảm nhận nhân vật ông Sáu – Mẫu 2
Đọng lại trong mỗi chúng ta là hình ảnh nhân vật ông Sáu trong cuộc chiến tranh khốc liệt. Dù hoàn cảnh có khốc liệt đến mấy thì tình yêu cha con ấy vẫn bất diệt. Bằng cách xây dựng nhân vật và cốt truyện hoàn hảo. Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng đã để dư âm mãi trong lòng chúng ta.
Kết bài cảm nhận nhân vật ông Sáu – Mẫu 3
Hình ảnh ông Sáu thật bình dị và cũng rất lãng mạn, rất đẹp, Nguyễn Quang Sáng không chỉ làm sáng lên tình phụ tử thiêng liêng, cao quý mà cũng sáng lên hình ảnh người chiến sĩ kiên trung, song cũng là một người cha dành cho con mình tình cảm yêu thương vô bờ bến, đồng thời cũng phê phán nỗi đau mất mát mà chiến tranh mang lại cho mỗi gia đình.
Kết bài cảm nhận nhân vật ông Sáu – Mẫu 4
“Chiếc lược ngà” đã khắc họa thành công tình phụ tử thiêng liêng, tình cảm gia đình trong những năm tháng chiến tranh khốc liệt qua hình ảnh ông Sáu hiền từ, dũng cảm với tình yêu thương con sâu sắc. Đó chính là động lực tinh thần giúp con người vượt lên bom đạn, chiến đấu và chiến thắng.
Kết bài cảm nhận nhân vật ông Sáu – Mẫu 5
Bằng cách xây dựng hình tượng nhân vật ông Sáu, Nguyễn Quang Sáng muốn gửi đến chúng ta thông điệp đầy nhân văn: tình phụ tử cao đẹp, thiêng liêng mà bom đạn có thể hủy diệt tất cả nhưng không thể cướp đi tình cha con sâu nặng, thiêng liêng. Với cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất, cách xây dựng tình huống truyện độc đáo đã góp phần thể hiện chân thực, chính xác hình tượng ông Sáu, để lại vết khắc trong lòng bạn đọc bao thế hệ.
Kết bài phân tích chi tiết vết sẹo trong Chiếc lược ngà
Kết bài phân tích chi tiết vết sẹo – Mẫu 1
Như vậy, qua hai chi tiết đặc sắc như chiếc lược Ngà và vết thẹo đã góp phần làm cho câu chuyện trở nên kịch tính, hấp dẫn và ý nghĩa hơn. Đặc biệt nó đã khẳng định được tình yêu cha con thật thiêng liêng và đáng trân quý ở mọi hoàn cảnh, đó cũng là tư tưởng mà tác giả Nguyễn Quang Sáng muốn gửi đến qua tác phẩm “Chiếc lược Ngà”.
Kết bài phân tích chi tiết vết sẹo – Mẫu 2
“Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn”, cời chi tiết nghệ thuật đặc sắc: vết thẹo, tác phẩm “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã khắc họa tính cách nhân vật bé Thu, đồng thời góp phần tạo nên sự lôi cuốn hấp dẫn người đọc. Chi tiết cũng góp phần làm cho tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng sống mãi cùng thời gian.
Kết bài cảm nhận về tình cảm cha con trong Chiếc lược ngà
Kết bài cảm nhận về tình cảm cha con – Mẫu 1
Có lẽ chiến tranh là thứ khiến chúng ta xa cách nhau, nó gây ra cho đồng loại những nỗi đau về thể xác và tâm hồn. Ông Sáu quả là một người cha chịu nhiều thiệt thòi nhưng vô cùng độ lượng và tận tụy vì tình yêu thương con. Một người cha để bé Thu suốt đời yêu quý và tự hào.
Kết bài cảm nhận về tình cảm cha con – Mẫu 2
Câu chuyện về chiếc lược bằng ngà không chỉ nói lên tình cha con sâu nặng thắm thiết mà còn gợi cho người đọc suy ngẫm và thấm thía những mất mát đau thương mà chiến tranh đã gây ra cho bao nhiêu gia đình. Bởi vậy mà em càng thêm trân trọng cuộc sống hoà bình mà chúng ta đang có hôm nay.
Kết bài cảm nhận về tình cảm cha con – Mẫu 3
Nguyễn Quang Sáng đã rất tài tình khi khắc họa tình cảm chân thành của anh Sáu và bé Thu. Đó là tình cảm cha con sâu nặng, là tiếng hát trong trẻo cất lên giữa tiếng đạn bom gào thét. Đọc “Chiếc lược ngà”, ta trân trọng hơn những người thân yêu bên cạnh mình, trân trọng hơn tình cảm phụ tử gắn bó bền chặt. Tình cảm cha con dù có thế nào cũng vẫn luôn là những tình cảm chân thành nhất, yêu thương nhất.
Kết bài phân tích tình cảm cha con trong Chiếc lược ngà
Kết bài phân tích tình cảm cha con – Mẫu 1
Câu chuyện cảm động của cha con ông Sáu đã phản ánh giá trị hiện thực trong chiến tranh. Chiến tranh ác liệt và phi nghĩa đã cướp mất đi hạnh phúc gia đình của bao nhiêu cuộc đời. Tác giả đã xây dựng một tình huống truyện độc đáo và miêu tả tâm lý nhân vật rất thực và hợp lý, chỉ có trong chiến tranh và nhờ tình huống này mà tình phụ tử được khắc sâu tô đậm như một lẽ sống. Qua đó, Nguyễn Quang Sáng cũng bộc lộ thái độ căm ghét với chiến tranh. Và vì vậy, giá trị nhân đạo của tác phẩm càng nâng cao.
Kết bài phân tích tình cảm cha con – Mẫu 2
Tóm lại, qua câu chuyện, người đọc không chỉ cảm nhận được tình cảm cha con sâu nặng của anh Sáu mà còn thấm thía về những đau thương, mất mát, éo le mà chiến tranh đã gây ra, khiến cho gia đình phải li tán, vợ xa chồng, con xa cha. Đồng thời qua truyện, người đọc cũng thấy được những hi sinh thầm lặng mà cao cả của những người lính trong chiến tranh đối với quê hương, đất nước, vì hòa bình dân tộc. Từ đó, ta càng cảm thấy trân trọng hơn nền hòa bình dân tộc và càng quí trọng hơn tình cảm gia đình mà mở rộng ra là tình yêu quê hương đất nước.
Kết bài phân tích tình cảm cha con – Mẫu 3
Tóm lại, khi đọc tác phẩm “Chiếc lược ngà” với cốt truyện chặt chẽ, bất ngờ đã đưa người đọc đến với tình cảm cha con sâu nặng nhưng vô cùng éo le trong cảnh ngộ chiến tranh. Qua đó Nguyễn Quang Sáng muốn gửi đến bạn đọc rằng : tình cảm cha con là một tình cảm vô cùng thiêng liêng và cao quý đối với mỗi chúng ta. Vậy nên chúng ta hãy biết trân trọng tình cảm và quý mến tình cảm ấy.
Kết bài phân tích tình cảm cha con – Mẫu 4
Qua truyện ngắn “Chiếc lược ngà”, người đọc không chỉ cảm nhận tình yêu con tha thiết sâu nặng của người cha chiến sĩ mà còn thấm thía bao đau thương mất mát đối với những em bé, những gia đình. Tình cảm cha con sâu đậm, thắm thiết của cha con anh Sáu khẳng định rằng bom đạn của kẻ thù chỉ có thể hủy diệt được sự sống của con người, còn tình cảm của con người – tình phụ tử thiêng liêng thì không bom đạn nào có thể giết chết được.
Kết bài phân tích tình cảm cha con – Mẫu 5
Qua cuộc đời nhân vật, từ cô bé Thu đến ông Sáu, ông Ba, Nguyễn Quang Sáng như muốn nói rằng trong cuộc kháng chiến gian khổ chống ngoại xâm vừa qua của dân tộc ta, tình nghĩa con người Việt Nam, nhất là tình cha con, đồng đội, sự gắn bó thế hệ già với thế hệ trẻ, người chết và người sống… mãi mãi bất diệt. Như chiếc lược ngà ba tặng lại không bao giờ có thể mất, tình cha con của bé Thu cũng sẽ mãi mãi bất diệt!
Kết bài suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh
Kết bài suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình – Mẫu 1
Tác phẩm làm xúc động người đọc, có tác dụng cổ vũ và nâng cao tâm hồn con người. Nguyễn Quang Sáng là nhà văn ngợi ca, ông ngợi ca không chỉ bằng niềm tin Cách mạng mà bằng cả sự hiểu biết, bằng những suy nghĩ về con người miền Nam quật cường, anh dũng.
Kết bài suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình – Mẫu 2
“Chiếc lược ngà” là một câu chuyện cảm động và rất chân thực của Nguyễn Quang Sáng. Bằng một sự cảm nhận chân thực về tình cảm gia đình trong chiến tranh, ông đã gợi lên một tình cảm cao đẹp, thiêng liêng, đẹp đẽ, và trên thực tế còn rất nhiều tình cảm khác mà ta cần phải trân trọng và giữ gìn.
Kết bài suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình – Mẫu 3
Như vậy, nhà văn đã xây dựng trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” một thế giới tình cảm gia đình trọn vẹn. Dù chiến tranh có khốc liệt bao nhiêu cũng không thể khiến cho thứ tình cảm thiêng liêng ấy mất đi.
Kết bài suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình – Mẫu 4
Câu chuyện với những tình huống éo le và diễn biến tâm trạng nhân vật phức tạp được nhà văn Nguyễn Quang Sáng miêu tả tinh tế đã khiến người đọc cảm động trước tình cha con sâu nặng của cha con ông Sáu. Đọc truyện, chúng ta hiểu rằng chiến tranh có thể huỷ hoại cuộc sống, bom đạn có thể vùi lấp thân thể nhưng không thể cướp đi tình cảm gia đình thiêng liêng của con người.
Kết bài suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình – Mẫu 5
Đọc truyện ngắn “Chiếc Lược Ngà” chúng ta có thể thấy được lòng yêu thương con sau bao nhiêu năm xa cách như thế nào, nó đã làm rung động biết bao trái tim khi đọc qua tác phẩm này.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Văn mẫu lớp 9: Tổng hợp kết bài truyện ngắn Chiếc lược ngà (57 mẫu) Kết bài Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.