Bạn đang xem bài viết Soạn bài Sang thu Soạn văn 9 tập 2 bài 24 (trang 70) tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Sang thu của Hữu Thỉnh đã gợi lên những cảm nhận tinh tế về sự chuyển biến của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu. Tác phẩm được hướng dẫn tìm hiểu trong chương trình môn Ngữ văn lớp 9.
Hôm nay, Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 9: Sang thu. Các bạn học sinh có thể tham khảo để chuẩn bị bài đầy đủ và chi tiết ngay sau đây.
Soạn bài Sang thu – Mẫu 1
Soạn văn Sang thu chi tiết
I. Tác giả
– Hữu Thỉnh (sinh năm 1942), tên đầy đủ là Nguyễn Hữu Thỉnh.
– Quê ở Tam Dương, Vĩnh Phúc.
– Năm 1963, ông nhập ngũ rồi trở thành cán bộ văn hóa tuyên huấn trong quân đội và bắt đầu sáng tác thơ.
– Ông đã tham gia Ban chấp hành hội nhà văn Việt Nam các khóa III, IV, V.
– Năm 2000, Hữu Thỉnh trở thành Tổng thư ký Hội nhà văn Việt Nam.
– Năm 2005, ông là Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam.
– Năm 2010, Hữu Thỉnh là Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam kiêm Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam.
– Một số tác phẩm: Từ chiến hào đến thành phố, Đường tới thành phố, Mưa xuân trên tháp pháo…
II. Tác phẩm
1. Hoàn cảnh sáng tác
Bài thơ sáng tác năm mùa thu năm 1977.
2. Thể thơ
Bài thơ “Sang thu” thuộc thể thơ năm chữ.
3. Bố cục
Gồm 3 phần:
- Phần 1. Khổ thơ đầu: Những tín hiệu của mùa thu.
- Phần 2. Khổ thơ tiếp: Thiên nhiên lúc vào thu.
- Phần 3. Khổ còn lại: Suy nghĩ về cuộc đời lúc chớm thu.
4. Ý nghĩa nhan đề
– Nhan đề “Sang thu” sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ, nếu đúng theo ngữ pháp phải là “Thu sang”.
– Từ đó nhận mạnh vào khoảnh khắc giao mùa của thiên nhiên. Đồng thời đó còn là khoảnh khắc chuyển giao giữa tuổi trẻ sang độ tuổi thực sự từng trải, trưởng thành, vững vàng.
– Qua nhan đề trên còn bộc lộ những cảm nhận tinh tế của Hữu Thỉnh về sự chuyển mình của đất trời trong khoảnh sang thu.
III. Đọc – hiểu văn bản
1. Tính hiệu của mùa thu
– Những tín hiệu mùa thu đặc trưng được cảm nhận qua từng giác quan: khứu giác (hương ổi), xúc giác (gió se), thị giác (sương chùng chình qua ngõ).
– Sự bất ngờ, bâng khuâng qua các từ “bỗng”, “hình như” khi “thu đã về”.
2. Thiên nhiên lúc vào thu
– Không gian đất trời vào thu bằng những dấu hiệu và hình ảnh “sông dềnh dàng”, “chim vội vã”: Sông cạn nước đã chảy chậm hơn, đàn chim đã bắt đầu bay đi tránh rét.
– Phép nhân hóa “mây vắt nửa mình”: những đám mây xanh mỏng lững lở bảng lảng như một dải lụa nửa nghiêng về mùa hạ nửa ngả về mùa thu.
3. Suy nghĩ về cuộc đời lúc chớm thu
- Hình ảnh tả thực về các hiện tượng của tự nhiên “mưa, nắng, sấm” : mùa hè thường nắng nhiều, mưa nhiều, nhưng khi sang thu thì tất cả đã vơi dần.
- Hình ảnh biểu tượng: Sấm là những biến đổi bất thường, hàng cây đứng tuổi chỉ những con người từng trải sẽ vững vàng hơn.
Tổng kết:
– Nội dung: Bài thơ Sang thu đã gợi lên những cảm nhận tinh tế về sự chuyển biến của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu.
– Nghệ thuật: thể thơ năm chữ, hình ảnh giàu sức biểu cảm…
Soạn văn Sang thu ngắn gọn
I. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Sự biến đổi của đất trời sang thu được Hữu Thỉnh cảm nhận bắt đầu từ đâu và gợi tả qua những hình ảnh, hiện tượng gì?
Sự biến đổi đất trời sang thu được cảm nhận bắt đầu từ những tín hiệu chuyển mùa: Hương ổi phả vào gió se, gió thu giăng mắc chầm chậm, dòng sông dềnh dàng trôi, những cánh chim bắt đầu vội vã, đám mây hạ – thu, nắng cuối hạ vơi dần cơn mưa.
Câu 2. Phân tích sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ về những biến chuyển trong không gian lúc sang thu. (Gợi ý: qua hương vị, qua sự vận động của gió, sương, của dòng sông, cánh chim, đám mây, qua nắng, mưa, tiếng sấm. Chú ý các từ ngữ phả vào, chùng chình, dềnh dàng…)
Mùa thu đã được nhà thơ cảm nhận bằng tất cả các giác quan với sự rung động thật tinh tế:
– Mùi hương ổi chín phả vào không gian: “Bỗng nhận ra hương ổi, Phả vào trong gió se”.
– Sương đầu thu chuyển động chầm chậm nhẹ nhàng: “Sương chùng chình qua ngõ, Hình như thu đã về”
– Dòng sông như bức tranh thiên nhiên: nước trôi chầm chậm gợi lên vẻ êm dịu.
– Những cánh chim bay vội vã trong hoàng hôn như để đối phó với một thời tiết mới khắc nghiệt hơn mùa hạ: “chim bắt đầu vội vã”.
– Cảm giác ngẫu hứng miêu tả thật độc đáo để nhấn mạnh thời tiết lúc giao mùa: “có đám mây mùa hạ, vắt nửa mình sang thu”
Câu 3. Theo em, nét riêng của thời điểm giao mùa hạ – thu này được Hữu Thỉnh thể hiện đặc sắc nhất qua hình ảnh, câu thơ nào? Em hiểu thế nào về hai dòng thơ cuối bài:
“Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi”
– Hình ảnh đặc sắc của thời điểm giao mùa: “Có đám mây mùa hạ – vắt nửa mình sang thu”. Đây là hình ảnh nhân hóa, đầy liên tưởng gợi hình, gợi cảm, một ranh giới mơ hồ, nên thơ.
– Hai dòng thơ cuối “Sấm cũng bớt bất ngờ – Trên hàng cây đứng tuổi”:
- Ý nghĩa tả thực: Sấm gắn với cơn mưa mùa hạ cũng đã bớt dần.
- Ý nghĩa ẩn dụ: Sấm – những gì bất thường dữ dội trong cuộc sống, hàng cây đứng tuổi – người từng trải. Con người từng trải sẽ bình thản hơn, trưởng thành hơn, điềm đạm chín chắn hơn với những bão tố của cuộc đời.
II. Luyện tập
Dựa vào các hình ảnh, bố cục của bài thơ, viết một bài văn ngắn diễn tả cảm nhận của Hữu Thỉnh trước sự biến chuyển của đất trời lúc sang thu.
Gợi ý:
Bài thơ “Sang thu” của nhà thơ Hữu Thỉnh là một trong những bài thơ miêu tả tinh tế, đặc sắc nhất sự biến đổi của cảnh vật trong không gian cuối hạ đầu thu. Trước khung cảnh giao mùa tuyệt đẹp ấy, tác giả không chỉ thể hiện lòng yêu mến vẻ đẹp thiên nhiên của quê hương đất nước mà còn đồng thời thể hiện những suy ngẫm về triết lý cuộc đời.
Ở hai khổ thơ đầu, một loạt những sự vật, hiện tượng thiên nhiên được tác giả khắc họa như: hương ổi, sương, sông, chim, đám mây mùa hạ. Trong khoảnh khắc giao mùa, mọi sự vật đều có sự thay đổi. Mùa thu đến kéo theo hương ổi thoang thoảng trong không gian. “Sương chùng chình qua ngõ” như cố ý nán lại, tiếc nuối níu kéo mùa hạ. Dòng chảy của sông cũng như chậm lại, thong thả hơn trong cái tiết mùa thu đang đến gần.
Đám mây mùa hạ “Vắt nửa mình sang thu”, hình ảnh đầy tính gợi hình. Những sự vật thiên nhiên trong bài thơ đã được tác giả thổi vào đó những hành động của con người. Cả không gian cũng như có xúc cảm, có tâm hồn. Thiên nhiên đất trời được tác giả Hữu Thỉnh khắc họa trong trạng thái lửng lơ, nửa còn là hạ, nửa đã là thu.
Sang thu, nhịp sống dường như chậm lại, tất cả trở nên thư thái, nhẹ nhàng hơn. Những hình ảnh trên đã thể hiện sự quan sát nhạy bén, tinh tế của nhà thơ trước những chuyển động dù khẽ khàng của thiên nhiên. Nó cũng đồng thời bộc lộ tâm trạng vừa như nuối tiếc mùa hạ, lại vừa đang chào đón mùa thu của nhà thơ khi đứng giữa thiên nhiên giao mùa.
Nếu hai khổ thơ đầu là xúc cảm của nhà thơ trước vẻ đẹp thiên nhiên thì đến khổ thơ cuối, dòng cảm xúc ấy chuyển sang suy tư, triết lý. Thông qua cảnh sắc thiên nhiên đất trời khoảnh khắc giao mùa, nhà thơ đã bày tỏ những suy nghĩ về triết lý nhân sinh: Khi bước sang nửa bên kia con dốc cuộc đời, con người ta sẽ trở nên bản lĩnh hơn, bình tĩnh hơn trước những biến cố, bất ngờ của cuộc sống.
Những hiện tượng thiên nhiên như “nắng”, “mưa”, “sấm” là biểu tượng cho những biến cố xảy đến với con người trong cuộc sống. “Hàng cây đứng tuổi” chính là hình ảnh của những con người đã từng trải, đã bước qua thời tuổi trẻ.
Những hình ảnh giàu tính biểu tượng cùng với bố cục của bài thơ đã góp phần khắc họa dòng tâm trạng, cảm nhận của nhà thơ Hữu Thỉnh trước sự biến chuyển của đất trời lúc sang thu.
Soạn bài Sang thu – Mẫu 2
I. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Sự biến đổi của đất trời sang thu được Hữu Thỉnh cảm nhận bắt đầu từ đâu và gợi tả qua những hình ảnh, hiện tượng gì?
Sự biến đổi của đất trời sang thu được Hữu Thỉnh cảm nhận bắt đầu từ những tín hiệu chuyển mùa và gợi tả qua những hình ảnh, hiện tượng: Hương ổi phả vào gió se, gió thu giăng mắc chầm chậm, dòng sông dềnh dàng trôi, những cánh chim bắt đầu vội vã, đám mây hạ – thu, nắng cuối hạ vơi dần cơn mưa.
Câu 2. Phân tích sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ về những biến chuyển trong không gian lúc sang thu. (Gợi ý: qua hương vị, qua sự vận động của gió, sương, của dòng sông, cánh chim, đám mây, qua nắng, mưa, tiếng sấm. Chú ý các từ ngữ phả vào, chùng chình, dềnh dàng…)
Sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ về những biến chuyển trong không gian lúc sang thu:
– Hương vị: hương ổi chín phả vào không gian: “Bỗng nhận ra hương ổi, Phả vào trong gió se”.
– Sự vận động của gió, sương: sương đầu thu chuyển động chầm chậm nhẹ nhàng: “Sương chùng chình qua ngõ, Hình như thu đã về”
– Dòng sông: dòng nước trôi chầm chậm gợi lên vẻ êm dịu.
– Cánh chim: bay vội vã trong hoàng hôn như để đối phó với một thời tiết mới khắc nghiệt hơn mùa hạ: “chim bắt đầu vội vã”.
– Cảm giác ngẫu hứng miêu tả thật độc đáo để nhấn mạnh thời tiết lúc giao mùa: “có đám mây mùa hạ, vắt nửa mình sang thu”.
Câu 3. Theo em, nét riêng của thời điểm giao mùa hạ – thu này được Hữu Thỉnh thể hiện đặc sắc nhất qua hình ảnh, câu thơ nào? Em hiểu thế nào về hai dòng thơ cuối bài:
“Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi”
Gợi ý:
– Hình ảnh đặc sắc của thời điểm giao mùa “Có đám mây mùa hạ – vắt nửa mình sang thu”: hình ảnh nhân hóa, giàu sức gợi hình và gợi cảm, tạo nên một ranh giới mơ hồ, nên thơ.
– Hai dòng thơ cuối “Sấm cũng bớt bất ngờ/Trên hàng cây đứng tuổi”:
- Ý nghĩa tả thực: Thu sang, tiếng sấm và cơn mưa mùa hạ cũng đã bớt dần.
- Ý nghĩa ẩn dụ: “sấm” – những gì bất thường dữ dội trong cuộc sống, “hàng cây đứng tuổi” – người từng trải. Con người từng trải sẽ bình thản hơn, trưởng thành hơn, điềm đạm chín chắn hơn với những bão tố của cuộc đời.
II. Luyện tập
Dựa vào các hình ảnh, bố cục của bài thơ, viết một bài văn ngắn diễn tả cảm nhận của Hữu Thỉnh trước sự biến chuyển của đất trời lúc sang thu.
Gợi ý:
Đến với bài thơ “Sang thu”, người đọc sẽ cảm nhận được sự biến đổi đầy tinh tế của cảnh vật trong không gian cuối hạ đầu thu:
“Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về”
Những tín hiệu của mùa thu được nhà thơ cảm nhận qua từng giác quan với khứu giác (hương ổi), xúc giác (gió se), thị giác (sương chùng chình qua ngõ). Những từ “bỗng”, “hình như” bộc lộ sự bất ngờ, bâng khuâng của tác giả trước thời khắc giao mùa.
“Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu”
Dưới mặt đất, dòng chảy của con sông trở nên chậm hơn, không cuồn cuộn như lúc hè về. Trên bầu trời, từng đàn chim sải cánh bay bắt đầu trở nên vội vã, âu lo tìm về phương nam tránh cái lạnh. Đám mây của mùa hạ nay đã “vắt nửa mình sang thu” – một hình ảnh đầy tính gợi hình. Những đám mây xanh mỏng lững lở bảng lảng như một dải lụa nửa nghiêng về mùa hạ nửa ngả về mùa thu. Dường như, n hững sự vật thiên nhiên trong bài thơ đã được tác giả thổi vào đó những hành động của con người. Cả không gian trở nên có xúc cảm, có tâm hồn.
“Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.”
Ở hai khổ thơ đầu, tác giả bộc lộ cảm xúc trước vẻ đẹp thiên nhiên. Thì đến khổ thơ cuối, dòng cảm xúc ấy chuyển sang suy tư, triết lý. Những hiện tượng thiên nhiên như “nắng”, “mưa”, “sấm” là biểu tượng cho những biến cố xảy đến với con người trong cuộc sống. Còn “hàng cây đứng tuổi” chính là hình ảnh của những con người đã từng trải, đã bước qua thời tuổi trẻ. Những con người từng trải sẽ bình thản hơn, trưởng thành hơn, điềm đạm chín chắn hơn với những bão tố của cuộc đời.
Như vậy, bài thơ “Sang thu” đã gợi lên những cảm nhận tinh tế về sự chuyển biến của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu. Từ những tín hiệu của mùa thu đến khung cảnh thiên nhiên lúc vào thu, tác giả đã có những suy tư sâu sắc về cuộc đời.
Soạn bài Sang thu – Mẫu 3
I. Tác giả
– Hữu Thỉnh (sinh năm 1942), tên đầy đủ là Nguyễn Hữu Thỉnh, quê ở Tam Dương, Vĩnh Phúc.
– Năm 1963, ông nhập ngũ rồi trở thành cán bộ văn hóa tuyên huấn trong quân đội và bắt đầu sáng tác thơ.
– Ông đã tham gia Ban chấp hành hội nhà văn Việt Nam các khóa III, IV, V.
– Năm 2000, Hữu Thỉnh trở thành Tổng thư ký Hội nhà văn Việt Nam.
– Năm 2005, ông là Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam.
– Năm 2010, Hữu Thỉnh là Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam kiêm Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam.
– Một số tác phẩm: Từ chiến hào đến thành phố, Đường tới thành phố, Mưa xuân trên tháp pháo …
II. Tác phẩm
1. Hoàn cảnh sáng tác
Bài thơ sáng tác năm mùa thu năm 1977.
2. Thể thơ
Bài thơ “Sang thu” thuộc thể thơ năm chữ.
3. Bố cục
Gồm 3 phần:
- Phần 1. Khổ thơ đầu: Những tín hiệu của mùa thu.
- Phần 2. Khổ thơ tiếp: Thiên nhiên lúc vào thu.
- Phần 3. Khổ còn lại: Suy nghĩ về cuộc đời lúc chớm thu.
4. Ý nghĩa nhan đề
Bài thơ có một nhan đề ngắn gọn: “Sang thu”. Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ, nếu đúng theo ngữ pháp phải là “Thu sang”. Từ đó, nhan đề này đã nhấn mạnh hơn vào khoảnh khắc biến chuyển của đất trời – mùa thu đã đến với những tín hiệu đặc biệt. Không dừng lại ở đó, nhan đề còn gửi gắm ý nghĩa biểu tượng. Đó còn là khoảnh khắc chuyển giao giữa tuổi trẻ sang độ tuổi thực sự từng trải, trưởng thành, vững vàng. Việc sử dụng nhan đề trên đã cho thấy những cảm nhận tinh tế của Hữu Thỉnh về sự chuyển mình của đất trời trong khoảnh sang thu.
5. Mạch cảm xúc
Sang thu chính là bức thông điệp của khoảnh khắc giao mùa. Từ những tín hiệu của mùa thu đến khung cảnh thiên nhiên lúc vào thu, tác giả đã có những suy tư sâu sắc về cuộc đời.
III. Đọc – hiểu văn bản
1. Tính hiệu của mùa thu
– Tín hiệu của mùa thu được cảm nhận qua các giác quan với những nét rất đặc trưng: khứu giác (hương ổi), xúc giác (gió se), thị giác (sương chùng chình qua ngõ).
– Sự bất ngờ, bâng khuâng được thể hiện qua các từ “bỗng”, “hình như” khi “thu đã về”.
2. Thiên nhiên lúc vào thu
– Không gian đất trời vào thu bằng những dấu hiệu và hình ảnh “sông dềnh dàng”, “chim vội vã”: Sông cạn nước đã chảy chậm hơn, đàn chim đã bắt đầu bay đi tránh rét.
– Phép nhân hóa “mây vắt nửa mình”: những đám mây xanh mỏng lững lở bảng lảng như một dải lụa nửa nghiêng về mùa hạ nửa ngả về mùa thu.
3. Suy nghĩ về cuộc đời lúc chớm thu
- Hình ảnh tả thực về các hiện tượng của tự nhiên “mưa, nắng, sấm” : mùa hè thường nắng nhiều, mưa nhiều, nhưng khi sang thu thì tất cả đã vơi dần.
- Hình ảnh biểu tượng: Sấm là những biến đổi bất thường, hàng cây đứng tuổi chỉ những con người từng trải sẽ vững vàng hơn.
IV. Tổng kết
- Nội dung: Từ cuối hạ sang thu, đất trời có những chuyển biến nhẹ nhàng mà rõ rệt. Sự biến chuyển này đã được Hữu Thỉnh gợi lên bằng những cảm nhận tinh tế, giàu sức biểu cảm trong bài thơ Sang thu.
- Nghệ thuật: Thể thơ năm chữ, sử dụng biện pháp tu từ, hình ảnh giàu sức gợi cảm…
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Soạn bài Sang thu Soạn văn 9 tập 2 bài 24 (trang 70) tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.