Bạn đang xem bài viết Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 13 – Kết nối tri thức 6 Ngữ văn lớp 6 trang 13 sách Kết nối tri thức tập 2 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Trong quá trình học tập môn Ngữ văn lớp 6, các bạn học sinh thường phải chuẩn bị bài trước ở nhà.
Vì vậy, Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn sẽ giới thiệu tài liệu Soạn văn 6: Thực hành tiếng Việt (trang 13), thuộc sách Kết nối tri thức với cuộc sống, tập 2. Mời tham khảo ngay sau đây để có thể chuẩn bị bài một cách nhanh chóng.
Soạn bài Thực hành tiếng Việt (trang 13)
Dấu câu
1. Tìm và cho biết công dụng của dấu chấm phẩy trong đoạn văn sau:
Một người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Người ta gọi chàng là Sơn Tinh. Một người ở miền biển, tài năng cũng không kém: gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về. Người ta gọi chàng là Thuỷ Tỉnh.
– Câu văn sử dụng dấu chấm phẩy:
- Một người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi.
- Một người ở miền biển, tài năng cũng không kém: gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về.
– Tác dụng của dấu câu: Dùng để đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một chuỗi liên kết phức tạp.
2. Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) có dùng dấu chấm phẩy.
Mẫu 1
Quê hương là một thành phố nằm ven biển, bởi vậy hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp nhất được tôi lưu giữ trong kí ức là bãi biển quê tôi. bãi biển Sầm Sơn rộng mênh mông. Gió biển lồng lộng; tiếng sóng vỗ ào ạt. Bãi cát vàng trải dài; bầu trời lúc này thật cao, không một gợn mây. Bãi cát vàng trong nắng càng trở nên lấp lánh, trông tuyệt đẹp. Nước biển xanh và trong. Nhìn ra xa phía chân trời, bầu trời và biển như hòa vào làm một. Gió biển lồng lộng, cùng với tiếng sóng vỗ nghe thật vui tai. Bên cạnh bãi biển, núi Trường Lệ – một địa danh khá nổi tiếng ở đây, đứng sừng sững chạy dài theo mép nước. Phía nam dãy Trường Lệ còn có bãi tắm Tiên Ẩn, một thung lũng nhỏ với cảnh quan gần như nguyên sơ. Cuối bãi là đền Độc Cước cổ kính uy nghi, tọa lạc trên một hòn núi đá. Tất cả đều tuyệt đẹp như những bức ảnh mà em đã được xem trên mạng khi tìm hiểu về Sầm Sơn. Nhờ có bãi biển Sầm Sơn mà quê hương của tôi đang ngày càng phát triển hơn. Tôi cảm thấy vô cùng tự hào về quê hương của mình.
Câu sử dụng dấu chấm phẩy: Gió biển lồng lộng; tiếng sóng vỗ ào ạt. Bãi cát vàng trải dài; bầu trời lúc này thật cao, không một gợn mây.
Mẫu 2
Đối với mỗi người, gia đình là nơi bình yên nhất. Và mỗi bữa cơm sum họp đều có một giá trị to lớn đối với mỗi thành viên. Vào dịp Tết năm nay, gia đình em đã có một bữa cơm sum họp vô cùng ấm cúng. Chiều ba mươi Tết, mọi người trong gia đình đều bận rộn. Mỗi người một công việc: Ông nội lau dọn bàn thờ; Bố và anh trai thì lo dọn dẹp nhà cửa; Còn mẹ thì lo chuẩn bị mâm cơm cúng Tất niên; Em chạy quanh nhà giúp đỡ mọi người những công việc nhỏ. Ai cũng đều háo hức đón chờ một năm mới sắp đến. Nhà cửa đã sạch sẽ, gọn gàng. Mâm cơm cúng Tất niên cũng rất đầy đủ, đẹp mắt. Mọi người ăn mặc thật chỉnh tề, và đứng trước bàn thờ gia tiên để thắp hương cho ông bà tổ tiên. Em cảm nhận được không khí vô cùng thiêng liêng, trang trọng. Đến tối, mọi người trong nhà cùng nhau quây quần bên mâm cơm. Những món ăn truyền thống như canh măng, thịt gà luộc, nem rán… được bày biện trên bàn. Đầu tiên, ông nội thay mặt cả gia đình tổng kết lại một năm. Khuôn mặt các thành viên hết sức nghiêm trang. Bầu không khí vô cùng yên tĩnh. Chỉ có giọng nói của ông vẫn ôn tồn, vang vọng. Sau khi ông phát biểu, mọi người cùng nâng ly để chúc mừng năm mới. Tiếng hô vang: “Chúc mừng năm mới” khiến em cảm nhận được Tết đã sắp đến gần. Em cảm thấy vô cùng hạnh phúc trước khoảnh khắc này.
Câu sử dụng dấu chấm phẩy: Mỗi người một công việc: Ông nội lau dọn bàn thờ; Bố và anh trai thì lo dọn dẹp nhà cửa; Còn mẹ thì lo chuẩn bị mâm cơm cúng Tất niên; Em chạy quanh nhà giúp đỡ mọi người những công việc nhỏ.
Xem thêm: Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) có dùng dấu chấm phẩy
Nghĩa của từ
3. Trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh, nhân vật Thủy Tinh còn được gọi là “Thần Nước”. Trong tiếng Việt có nhiều từ có yếu tố thuỷ có nghĩa là “nước”. Tìm một số từ có yếu tố thuỷ được dùng theo nghĩa như vậy và giải thích ngắn gọn nghĩa của những từ đó.
- sơn thủy: sông núi, phong cảnh.
- thủy thủ: người làm việc trên tàu thuyền.
- thủy mặc: nước và mực tàu.
- thủy sản: sản vật ở dưới nước, có giá trị kinh tế như cá, tôm, hải sâm…
- thủy cung: cung điện ở dưới nước.
…
4. Giải thích nghĩa của các thành ngữ sau: hô mưa gọi gió, oán nặng thù sâu. Trong mỗi thành ngữ, các từ ngữ được sắp xếp theo kiểu đan xen: hô – gọi, mưa – gió, oán – thù, nặng – sâu. Hãy tìm thêm một số thành ngữ được tạo nên bằng cách đan xen các từ ngữ theo cách tương tự.
– Giải thích:
- Hô mưa gọi gió: có năng lực siêu nhiên, phi thường.
- Oán nặng thù sâu: thù hận sâu sắc, không bao giờ quên.
– Một số thành ngữ: dầm mưa dãi nắng, góp gió thành bão, chân cứng đá mềm, cả gió tắt đuốc, ăn cháo đá bát, chắc rễ bền cây, chị ngã em nâng, chó treo mèo đậy, chuối sau cau trước, cũ người mới ta…
Biện pháp tu từ
5. Tìm những câu văn có sử dụng biện pháp tu từ điệp từ, điệp ngữ trong văn bản Sơn Tinh Thủy Tinh (Huỳnh Lý) kể và nêu tác dụng của biện pháp tu từ này.
– Biện pháp tu từ:
- Một người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi.
- Một người ở miền biển, tài năng cũng không kém: gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về.
- Tác dụng: nhấn mạnh tài năng phi thường, sức mạnh vô địch của Sơn Tinh, Thủy Tinh.
* Bài tập ôn luyện thêm:
Viết một đoạn văn có sử dụng ít nhất hai biện pháp tu từ.
Gợi ý:
Mỗi lần về thăm quê, em lại cảm thấy vô cùng thích thú. Sáng sớm, bầu không khí thật trong lành. Từ phía đông, ông mặt trời đã thức dậy sau một đêm dài nghỉ ngơi. Xa xa, những ruộng lúa xanh mướt trải dài mênh mông. Gió từ xa thổi vào khiến cho những hàng lúa đung đưa như đang nhảy múa. Con đường làng vẫn còn vẳng vẻ. Tiếng chim gọi nhau ríu rít nghe thật vui tai. Đàn trâu đang thung thăng gặm cỏ ở trên bờ đê. Vài cánh cò trắng chao lượn vài vòng trên không rồi đáp xuống nghỉ ngơi. Mỗi người một công việc của mình, ai cũng thật bận rộn. Một không khí tươi vui hòa quyện tạo ra một bức tranh làng quê thật yên bình và tràn đầy sức sống. Khi ngắm nhìn khung cảnh này, em thêm yêu biết bao quê hương của mình.
- Nhân hóa: Từ phía đông, ông mặt trời đã thức dậy sau một đêm dài nghỉ ngơi.
- So sánh: Gió từ xa thổi vào khiến cho những hàng lúa đung đưa như đang nhảy múa.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 13 – Kết nối tri thức 6 Ngữ văn lớp 6 trang 13 sách Kết nối tri thức tập 2 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.