Bạn đang xem bài viết Văn mẫu lớp 12: Nghị luận về ý kiến Làm một người chân thật (2 Mẫu) Những bài văn hay lớp 12 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Nghị luận về ý kiến Làm một người chân thật là một chủ đề hay nằm trong chương trình Văn 12. Tài liệu bao gồm 2 bài văn nghị luận giúp các bạn lớp 12 có thêm nhiều ý tưởng mới khi viết văn.
Ngoài ra, các bạn tham khảo thêm một số bài văn nghị luận xã hội về giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, về lối sống đẹp hay Sống chậm lại, nghĩ khác đi, yêu thương nhiều hơn…. để có thêm nhiều tài liệu ôn tập môn Ngữ văn. Dưới đây là nội dung chi tiết, mời các bạn tham khảo.
Nghị luận về ý kiến Làm một người chân thật – Mẫu 1
Cái gì xuất phát từ trái tim thì sẽ đi đến trái tim. Cái gì là chân thật sẽ sẽ mãi mãi là chân thật cho dù cuộc sống không ngừng biến đổi. Như núi cao không mòn, trăng tròn không khuyết, sông sâu không cạn, tấm lòng chân thật sẽ là nguồn sức mạnh vô biên giúp con người đứng vững giữa cuộc đời đầy nghiệt ngã. Sống chân thật là lối sống cao quý, rất đáng được trân trọng và làm theo.
Sống chân thật là sống ngay thẳng, thật thà, chân thành, không dối trá, không sống theo kiểu hai mặt. Sự chân thành được thế hiện không chỉ trong lời nói mà nó phải được bắt rễ sâu xa từ trong một tấm lòng thành, với tình cảm thực sự thì mới có sức thuyết phục.
Người sống chân thật luôn thành thật với lòng mình, đối xử với tất cả mọi người xung quanh bằng tấm lòng chân thành và hướng tới những giá trị thật và bền vững, biết theo đuổi những giá trị cuộc sống bền vững và có ý nghĩa thay vì những hư vinh hão huyền chẳng bền lâu, yêu thương con người bằng tấm lòng trắc ẩn và chân thành cao quý. Bởi thế, người có tấm lòng chân thật luôn lan tỏa yêu thương và lòng tử tế nhằm giúp cho xã hội được tốt đẹp và hạnh phúc hơn.
Chỉ khi sống trung thực thì ta mới có được niềm tin ở mọi người, được giao việc, nhiệm vụ mới có cơ hội thử thách để thành công. Người trung thực mới nhận ra mặt mạnh mặt yếu của bản thân, từ đó tìm cách phát huy, khắc phục, sửa đổi để hoàn thiện bản thân mình, vươn đến thành công. Sống chân thành thì đời sống tâm hồn luôn nhẹ nhàng thanh thản
Không di sản nào quý giá bằng tấm lòng trung thực. Nếu trung thực là biểu hiện của người sống có đạo đức thì chân thật là biểu hiện của con người luôn tận tâm. Sống chân thật sẽ làm mối quan hệ giữa người và người sẽ tốt đẹp hơn, cái ác cái xấu cũng sẽ giảm đi, cái tốt được đề cao và tôn vinh. Nếu sống không chân thật, con người sẽ đánh mất lòng tin ở mọi người. Ngược lại, chẳng được ai tin ngay cả khi nói thật Những kẻ dối trá như thế sẽ bị mọi người ghét bỏ, xa lánh. Sớm muộn gì cũng rơi vào hoàn cảnh lạc lõng, cô đơn.
Người chân thành luôn tạo ra sự tin cậy quanh họ, là chỗ dựa tinh thần ấm áp của bạn bè, người thân, sống bên họ ta cảm thấy yên ổn, thanh thản vì không phải dò xét, dè dặt, hoài nghi, sợ bị trở mặt hay phải khám phá ra những sự thật phũ phàng, đen tối. Hơn nữa, những người có lối sống chân thật thì luôn hiểu bản thân mình khao khát điều gì và sẵn sàng dấn thân đam mê và theo đuổi đam mê ấy. Những người sống chân thật ấy cũng là những người vô cùng dũng cảm vì họ dám thành thật với lòng mình mà đối xử với bản thân và những người xung quanh bằng sự tử tế nhất. Tóm lại, lối sống chân thật là lối sống đẹp mà mỗi người đều cần có trong cuộc sống để hướng tới những giá trị hạnh phúc và bền vững trong đời.
Những ai sống bằng sự giả dối, cuộc sống sẽ luôn bất an. Họ sống trong phập phồng lo sợ người khác phát hiện ra sự dối trá của mình, tiếp tục nghĩ ra kiểu dối trá khác để đối phó. Sống bằng sự dối trá sẽ không nhận ra cái sai trái và khuyết điểm của mình để sửa đổi. Chẳng hạn như bằng cách gian lận trong thi cử kiểm tra, học sinh sẽ có điểm số có thể cao nhưng không đánh giá được thực chất năng lực bản thân, đầu óc rỗng tuếch. Gian lận để thắng trong một cuộc thi thì chẳng có cái gì đáng tự hào.
Trong cuộc sống này vẫn còn có lắm kẻ sống bằng sự dối trá và lừa lọc. Họ là những kẻ chuyên lừa gạt người khác, ăn không nói có, vu oan giá hoạ nhằm hãm hại, tước đoạt lợi ích của người khác. Xã hội lắm kẻ sống giả dối chắc chắn cái xấu, cái ác tràn lan, đạo đức xã hội cũng xuống dốc, kẻ yếu bị ức hiếp. Khi đó, đời sống con người sẽ rơi vào loạn lạc, công lí không được bảo vệ.
Nói dối, giả dối, thiếu chân thật là một hành vi xấu nhưng có khi ta cũng phải nói dối để bảo vệ một giá trị lớn lao hơn. Trong những trường hợp đặc biệt, vì tinh thần nhân đạo, bí mật quốc gia, buộc người ta phải nói dối. Cần biết bao lời nói dối của một bác sĩ để một bệnh nhân nan y còn có hy vọng, cố gắng chữa trị; người chiến sĩ bị giặc bắt, dù bị tra tấn dã man vẫn không khai báo tổ chức, đơn vị
Người khôn ngoan thường làm đẹp lòng người khác và dễ đạt những thành công, nên hầu hết mọi người đều mong mình trở thành một người sớm khôn ngoan. Để nhanh chóng có được điều ấy, một số bạn trẻ đã tìm cách làm đẹp lòng người khác bằng mọi cách, kể cả sự dối trá và lối sống hai mặt… Thế nhưng một bậc hiền triết lại cho rằng “Sự khôn ngoan cao cấp, đó là sự chân thành”.
Đơn giản bởi lẽ, sự chân thành bao giờ cũng là điều được ưa chuộng nhất trong cuộc sống. Người ta cho rằng một sự thật xấu xí còn hơn một điều dối trá tốt đẹp. Người có lối sống chân thành bao giờ cũng tạo một sức hấp dẫn với người khác, bởi bản chất con người là luôn hướng về sự thật, về chân lý.
Hành xử trong sự chân thành, sẽ cho bạn sự tự tin, sức lôi cuốn và sự vững mạnh… Hãy thành thật với người khác và với chính mình. Muốn thế hãy đánh giá đúng bản thân, đừng tự huyễn hoặc mình và cũng đừng huyễn hoặc người khác.
Nhưng tất cả sự chân thành phải được thể hiện trong sự tế nhị, nhân hậu và có văn hóa, nếu không nó cũng dễ trở thành thô thiển khó chấp nhận. Hãy phân biệt sự khôn ngoan thực sự với sự tinh khôn hoặc khôn ranh, đó là kẻ chỉ “khôn” để cầu danh cầu lợi. Nếu được sống giữa một cộng đồng của những người chân thành thì đó là lúc cuộc sống đang tiến dần đến một thiên đường nơi trần thế.
Cuộc sống cần phải sống chân thật, chân thành và gắn kết với nhau. Không có tấm lòng chân thật, chẳng những không ai yêu mến mà chẳng thể cảm nhận được ý nghĩa của cuộc đời.
Đức tính trung thực, tấm lòng chân thành là chương đầu tiên của cuốn sách trí tuệ. Tâm hồn bạn sẽ tỏa sáng chỉ khi nó đủ trung thực một cách đúng đắn nhất. Sống chân thật là phải nói sự thật nhưng cần phải có cách nói khéo léo, tế nhị để tránh xúc phạm người khác.
“Dối trá và lừa lọc là hành động của kẻ ngu xuẩn không có đủ trí óc để trung thực”. Chỉ có những kẻ yếu đuối, lười biếng hoặc tham lam mới dối lừa người khác nhằm giành lấy sự bình yên hoặc cái lợi vè mình. Càng dối trá họ càng thấp kém và sớm muộn gì cũng nhận lấy hậu quả từ hành động dối lừa của họ.
Nghị luận về ý kiến Làm một người chân thật – Mẫu 2
Mỗi chúng ta khi sinh ra và lớn lên đều mang những đức tính vốn dĩ của một nhân bản. Trong đó, không thể không kể đến đức tính chân thật. Cuộc sống, nên làm một người chân thật!
Thông thường, chúng ta định nghĩa “chân thật” bằng việc trung thực, không gian dối, sống thật thà. Chân thật còn là việc cảm nhận thấy trong tâm hồn không tơ vương hoài nghi, ghen ghét, có nào nói thế, không làm hại ai, không ảnh hưởng tới ai. Biết “chân thật” là vậy đó, nhưng làm được một người chân thật ắt hẳn sẽ như thế nào?
Sự chân thật là vô hình, nó mãi tồn tại trong xã hội, trong không khí, trong thời gian và không gian của chúng ta. Bằng cách vô tri, vô giác, con người không định nghĩa được hết “chân thật”. Nhưng “chân thật” đơn giản đâu đó trong lời nói, trong hành động, trong cử chỉ cuộc sống quanh ta. Chân thật sẽ không bao giờ có dối trá, gian xảo, bịa đặt, vu khống, sẽ không bao giờ có ganh ghét, u buồn, tang tóc. Làm một người chân thật sẽ mãi an vui, bình yên, hoan hỉ.
Trong xã hội công nghệ thông tin, của công nghiệp hóa, hiện địa hóa ngày nay. Sự chân thật ở mỗi con người dần mai một đi, dần bị “chôn vùi” bởi danh lợi, quyền chức, tiền bạc. Vẫn vang vọng quẩn quanh đâu đó những việc lãnh đạo tham nhũng, tham ô, những vụ việc trốn thuế lên tới hàng ngàn tỉ đồng, những cơ sở vật chất kém chất lượng dẫn tới nhiều tai nạn thương tâm, những việc làm trái đạo đức, pháp luật…cũng chỉ bởi mất đi sự chân thật. Bên cạnh một số thành phần thiếu ý thức kỉ luật như trên, cũng vẫn còn những con người giữ được nhân đức chân thật trong con người. Họ chân thật trong học hành, trong năng lực bản thân, với sự nghiệp… Dẫu có khó khăn tới đâu cũng đứng lên bằng chính đôi chân của mình và gặt hái thành công vang dội. Để sống và tồn tại trong cuộc đời, con người ta phải luôn vật lộn với mọi thứ và về chính bản thân của mình để giữ nguyên bản chất. Biết điều đó nhà thơ Phùng Quán cũng đã từng nhớ lại lời mẹ căn dặn khi xưa:
“Con ơi đức chân thật là
Thấy vui muốn cười cứ cười
Thấy buồn muốn khóc là khóc
Yêu ai cứ bảo là yêu
Ghét ai cứ bảo là ghét
Dù ai ngon ngọt nuông chiều
Cũng không nói yêu thành ghét
Dù ai cầm dao dọa giết
Cũng không nói ghét thành yêu… “
Chân thật là nhân đức mãi cần thiết trong mọi thời đại để giữ gìn sự ổn định, phồn vinh cho đất nước. Đặc biệt, thế hệ trẻ ngày nay hãy tỉnh thức trên mọi cám dỗ để sống chân thật là chính con người mình. Cuộc đời này ngắn lắm! Nếu con người ta không chủ động với chính căn tính của mình là sự chân thật. Thì một ngày nào đó không xa, sự ích kỉ, đau khổ, bóc lột, ganh ghét… sẽ đè bẹp lên chúng ta. Nên làm một cười chân thật để nụ cười mãi rạng sáng trên môi!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Văn mẫu lớp 12: Nghị luận về ý kiến Làm một người chân thật (2 Mẫu) Những bài văn hay lớp 12 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.