Bạn đang xem bài viết Cảm hứng chủ đạo của bài Hương Sơn phong cảnh Soạn bài Bài ca phong cảnh Hương Sơn – Chân trời sáng tạo 10 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Phát biểu cảm hứng chủ đạo của bài thơ Hương Sơn phong cảnh. Phân tích hiệu quả xây dựng hình ảnh, sử dụng từ ngữ, biện pháp tu từ… mang đến 3 gợi ý tham khảo. Qua đó giúp các bạn học sinh lớp 10 có thêm nhiều gợi ý ôn tập, trau dồi kiến thức, nhanh chóng biết cách trả lời câu hỏi 5 sách Chân trời sáng tạo 10 tập 1 trang 67.
Bài thơ Hương sơn phong cảnh hiện lên vừa kì vĩ, lý thú lại vừa gần gũi, yên bình, mang đến cho con người cảm giác khoáng đạt, thoát ly trần tục. Cảnh đẹp là thế, nhưng viết ra được, truyền tải được cảnh đẹp đến người đọc hay không, đó là cái tài hơn người của Chu Mạnh Trinh.
Câu hỏi 5 trang 67 SGK Ngữ văn 10 tập 1 CTST
Đề bài:
Phát biểu cảm hứng chủ đạo của bài thơ Hương Sơn phong cảnh. Phân tích hiệu quả xây dựng hình ảnh, sử dụng từ ngữ, biện pháp tu từ…
Trả lời câu hỏi 5 trang 67 Văn 10 CTST
Gợi ý 1
– Cảm hứng chủ đạo của bài thơ: tình yêu thiên nhiên, sự say mê cảnh đẹp và tình yêu đất nước.
- Tác giả sử dụng những từ ngữ giàu giá trị tạo hình (thăm thẳm, long lanh, lối uốn thang mây).
- Sử dụng biện pháp tu từ so sánh (Đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt).
- Sử dụng liên tiếp ba cặp từ láy (non non, nước nước, mây mây).
- Sử dụng câu thơ bộc lộ trực tiếp tâm trạng của chủ thể trữ tình (Càng trông phong cảnh càng yêu).
=> Tất cả góp phần miêu tả vẻ đẹp nơi Hương Sơn phong cảnh hiện lên trước mắt người đọc cụ thể, rõ rệt. Từ đó góp phần thể hiện cảm hứng chủ đạo của bài thơ và tình cảm của chủ thể trữ tình khi được đặt chân đến nơi đây.
Gợi ý 2
– Hương Sơn là một quần thể thắng cảnh và kiến trúc nổi tiếng ở huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây. Bài thơ có thể được sáng tác khi ông tham gia trùng tu chùa Thiên Trù trong quần thể Hương Sơn. Có thể nói, cảm hứng chủ đạo của bài thơ Hương Sơn phong cảnh chính là cảm xúc khi tác giả đến đây: ngạc nhiên, thán phục, sững sờ trước cảnh đẹp Hương Sơn
– Với cảm hứng đó, tác giả đã sử dụng ngôn từ cũng như các biện pháp tu từ khác nhau để thể hiện nó như:
- Điệp từ ”non non, nước nước, mây mây” cùng câu hỏi tu từ “Đệ nhất động hỏi là đây có phải?”
- Đảo ngữ kết hợp từ láy ”Thỏ thẻ rừng mai.. Lững lờ khe Yến..”
- Nghệ thuật nhân hóa ”Chim cùng trái, cá nghe kinh.”
- Điệp từ ”này” cùng phép liệt kê” suối Giải Oan, chùa Cửa Võng, hang Phật Tích, động Tuyết Quỳnh”
Sử dụng biện pháp nghệ thuật nhằm thể hiện sự rộng lớn, đa dạng của cảnh đẹp Hương Sơn và cảm xúc của tác giả, hòa mình vào thiên nhiên nơi đây.
Gợi ý 3
Cảm hứng chủ đạo Hương Sơn phong cảnh: tình yêu thiên nhiên, tình yêu đất nước.
– Phân tích:
- hình ảnh cụ thể, cho thấy được sự quan tâm, ấn tượng trước cảnh sắc đẹp không thể phôi phai trong tâm trí của chủ thể trữ tình.
- từ ngữ gợi hình nhằm biểu đạt được không gian kì vĩ, đẹp mê hồn tại Hương Sơn.
- biện pháp tu từ so sánh thể hiện được vẻ đẹp mĩ lệ của đá ngũ sắc.
- câu thơ bộc lộ cảm xúc trực tiếp.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Cảm hứng chủ đạo của bài Hương Sơn phong cảnh Soạn bài Bài ca phong cảnh Hương Sơn – Chân trời sáng tạo 10 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.