Bạn đang xem bài viết Bài tuyên truyền Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời (6 mẫu) Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2023 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Tuần lễ học tập suốt đời 2023 bắt đầu từ 02/10/2023 – 08/10/2023 với Xây dựng năng lực tự học trong kỷ nguyên số. Tuần lễ hướng tới yêu cầu xây dựng năng lực tự học trong kỷ nguyên số, góp phần triển khai thành công phong trào thi đua “Cả nước xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh học tập suốt đời giai đoạn 2023-2030”.
Dưới đây là 6 bài tuyên truyền cho tuần lễ học tập suốt đời 2023 mời các bạn tham khảo cho bài tuyên truyền tuần lễ học tập của mình. Bên cạnh đó bạn cũng có thể tham khảo thêm bài tham luận tuần lễ học tập suốt đời năm 2023.
Bài tuyên truyền Tuần lễ học tập suốt đời – Mẫu 1
PHÒNG GD&ĐT……….. TRƯỜNG TH………….. |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ………., ngày …. tháng ….. năm 20……… |
BÀI TUYÊN TRUYỀN HƯỞNG ỨNG TUẦN LỄ HỌC TẬP SUỐT ĐỜI
Kính thưa quý thầy cô giáo! Thưa toàn thể các bạn!
Đất nước ngày càng phát triển, chúng ta đang tiến lên theo con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Vì vậy, cần có những người có đầy đủ kiến thức khoa học kĩ thuật, văn hoá… Để tiếp xúc với cái mới. Học sinh chúng ta cũng như tất cả mọi người cần phải không ngừng học tập để có trình độ đáp ứng nhu cầu của cuộc sống. Lê-nin đã từng nhắc nhở: Học, học nữa, học mãi!. Câu nói đã trở thành một chân lí cho mọi thời đại, mọi thế hệ con người.
Vậy học là gì? Theo tôi học là một công việc mà mỗi chúng ta phải làm hằng ngày và có thể là cả cuộc đời. Học là một quá trình tìm hiểu, thu nhận, tích luỹ kiến thức của thầy cô giáo, của những người đi trước truyền lại, nhằm tăng thêm hiểu biết về mọi mặt trong xã hội. Học ở đây không chỉ đến trường mới học, mà ngay từ nhỏ, khi ta còn sống trong vòng tay của bố mẹ, bố mẹ đã dạy ta học ăn, học nói, học cách cư xử trong cuộc sống. Đến tuổi đi học, chúng ta được học tập theo chương trình của từng cấp học với sự dạy dỗ tận tình của thầy, cô giáo. Bên cạnh những kiến thức học được ở trường, chúng ta còn học qua bạn bè, qua sách, báo và các phương tiện thông tin đại chúng.
Kiến thức nhân loại vô cùng phong phú, khoa học kĩ thuật không ngừng phát triển, có nhiều vấn đề nảy sinh trong cuộc sống cần được giải quyết và tiếp thu, nếu ta không học tập thì sẽ bị lạc hậu, hơn nữa yêu cầu xã hội ngày càng cao, là học sinh lại càng cần phải học một cách toàn diện, đầy đủ, học lí thuyết gắn với thực hành, vận dụng vào đời sống đế nắm chắc bài học hơn.
Thưa quý thầy cô cùng toàn thể các bạn!
Những điều ta biết chỉ là giọt nước. điều ta chưa biết là biển cả, cho nên, chúng ta không được thoả mãn với những gì mà mình đã có mà cần luôn học tập để nâng cao trình độ. Mỗi lần học tập để nâng cao trình độ, ta sẽ cảm thấy kiến thức của mình thu được quá ít so với biển kiến thức mênh mông của nhân loại, vì thế con người cần tiếp tục học, học không ngừng, học ở mọi lúc mọi nơi, học để hiểu biết hơn, học để nâng cao năng suất lao động, học để xây dựng đất nước.
Lịch sử của nhân loại và lịch sử của dân tộc Việt Nam ta đã có những tấm gương biết nỗ lực học tập suốt đời để trở thành những con người vĩ đại, Chủ tịch Hồ Chí Minh là một gương sáng về học tập suốt đời, kể cả khi trở thành một vị lãnh tụ thiên tài, Bác vần không ngừng học tập để hoàn thiện tri thức và nhân cách của bản thân.
Vì vậy, đối với chúng ta là những học sinh phải xác định nhiệm vụ học tập suốt đời là rất quan trọng và nhiệm vụ trước mắt của mình là tự giác, chuyên cần, tích cực chủ động học tập.
Học từ sách vở, học ngoài xã hội, học ở thầy cô, học ở bạn bè, học kiến thức khoa học tự nhiên, kiến thức khoa học xã hội, lịch sử, nhân văn, học cách sống và đạo lí làm người.
Hôm nay hưởng ứng tuần lễ học tập suốt đời toàn thể các bạn hãy không ngừng học tập, trau dồi kiến thức để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, xứng đáng lòng mong mỏi của quý thầy cô giáo, gia đình và xã hội.
Cuối cùng em kính chúc quý thầy cô giáo mạnh khỏe, chúc các bạn luôn chăm ngoan và không ngừng học tập. Em xin chân thành cảm ơn.
Bài tuyên truyền Tuần lễ học tập suốt đời – Mẫu 2
Kính thưa các thầy giáo, cô giáo!
Thưa toàn thể các em học sinh thân mến!
Nhân dân ta có một truyền thống hiếu học từ ngàn đời nay, đó là một nét đẹp văn hóa trong tâm hồn của mỗi con người. Dân tộc ta coi trọng việc học, dù khó khăn đến đâu cũng cố gắng khắc phục để được học.
Cũng như lãnh tụ Hồ Chí Minh kính yêu của chúng ta sinh thời Người hết sức chăm lo sự nghiệp giáo dục. Người nói: “Tôi có một ham muốn. Ham muốn đến tột cùng là làm sao cho dân ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Người từng dạy: “ Dù khó khăn gian khổ đến đâu cũng phải cố gắng thi đua dạy tốt, học tốt”.
Việc học hành là quyền lợi là nghĩa vụ không chỉ của riêng ai, không chỉ giới hạn ở một độ tuổi nào. Mục đích học tập, chương trình học tập, loại hình học tập thì phong phú đa dạng. Thời gian học ngắn, dài khác nhau, nơi học, địa điểm học vì vậy mà cũng đa dạng. Độ tuổi học tùy theo loại hình học tập mà quy định hoặc không quy định. Nhưng dù bất kỳ loại hình học tập nào thì nhu cầu học tập của mỗi con người là không có giới hạn về thời gian và tuổi tác đó chính là việc học suốt đời của mỗi con người.
Hôm nay, trong không khí cả nước hưởng ứng Tuần lễ học tập suốt đời, từ ngày 1/10 đến ngày 7/10/2022 với chủ đề: “Chuyển đổi số thúc đẩy Học tập suốt đời”. Tôi xin được thay mặt Ban giám hiệu nhà trường phát động toàn trường ta hưởng ứng Tuần lễ học tập suốt đời năm 2022 bằng những việc làm cụ thể như:
1. Mỗi lớp đều có góc “Thư viện lớp em”.
2. Đưa hoạt động của “Thư viện lớp em” và Thư viện của nhà trường đi vào hoạt động có chất lượng và hiệu quả cao.
3. Khuyến khích các thầy, cô giáo và các em học sinh trong toàn trường ta truy cập Internet để tìm đọc những kiến thức hữu ích phục vụ cho việc dạy tốt, học tốt và cho cuộc sống…
4. Phát động toàn thể học sinh lớp 4 và 5 tham gia một trong hai cuộc thi “Trưởng thành cùng sách” hay “ Thiết kế Trailer sách”.
Cuối cùng, tôi xin gửi tới các thầy, cô giáo lời kính chúc sức khỏe, hạnh phúc! Chúc các em học sinh chăm ngoan, học giỏi, đạt nhiều kết quả tốt trong học tập! Chúc Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2021 của trường ta thành công tốt đẹp!
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Bài tuyên truyền Tuần lễ học tập suốt đời – Mẫu 3
Học tập là công việc gắn bó với con người từ bao đời nay. Có thể nói, không một bước phát triển nào của văn minh nhân loại mà không gắn với việc học. Tuy nhiên, nhận thức về vai trò, ý nghĩa, cách thức của việc học tập ở mỗi thời đại, mỗi xã hội cũng có những chỗ khác nhau. Đã xa rồi lối suy nghĩ học tập chỉ dành cho người trẻ tuổi, chỉ cần học lấy bằng cấp, học một cách thụ động… Ngày hôm nay chúng ta tổ chức buổi lễ này là để cùng nhắc nhở nhau tiếp tục gây dựng một phong trào học tập rộng khắp, thường trực và lâu dài, học có phương pháp, học tập cho mọi đối tượng.
Hiếu học, ngày xưa được xem như một truyền thống tốt đẹp của người Việt. Việc học ngày nay không chỉ thể hiện truyền thống hiếu học tốt đẹp đó mà còn được xem như một trong những nhu cầu cơ bản tất yếu của đời sống, là cơ sở quan trọng để mỗi cá nhân phát huy tốt nhất năng lực bản thân, sống hạnh phúc hơn và thăng tiến hơn.
Học tập không phải là việc ngày một, ngày hai mà là việc suốt đời, không chỉ là việc của một hay hai người mà là của tất cả mọi người, không chỉ học ở trường học mà là học ở tất cả mọi nơi. Tại sao lại như vậy?
Thứ nhất, đất nước ta đang hướng đến việc hội nhập với các nước trong khu vực ASEAN, người lao động trong nước đang phải cạnh tranh với lực lượng lao động có trình độ và kỹ năng cao của khu vực. Xét ở khía cạnh mưu sinh, nếu không liên tục học tập, nâng cao chất lượng lao động về mọi mặt, trong tương lai chúng ta cũng có thể gặp nhiều khó khăn khi muốn khẳng định bản thân và cũng như cạnh tranh với bạn bè trong khu vực được ngay tại quê hương Việt Nam. Vì vậy, ngay từ bây giờ, các em học sinh cần tích cực chuẩn bị để trở thành những công dân toàn cầu, nhất là học sinh ở một thành phố năng động như……..
Thứ hai, gia đình là cái nôi đầu tiên của sự học. Cha mẹ luôn cần đồng hành và hỗ trợ con em mình trong hành trình khám phá tri thức. Muốn thế, không chỉ học sinh mà cả phụ huynh cũng phải học tập suốt đời để có thể bước đi cùng nhau.
Đối với người thầy, nếu có ý thức học tập suốt đời, biết tự bù đắp và bổ sung tri thức, hơn hết là kỹ năng, thì lợi ích nhận được không phải chỉ cho bản thân mà còn cho học sinh, những điều các em xứng đáng được hưởng, như một quyền lợi.
Cho nên ý thức học tập suốt đời phải được thấm sâu, lan tỏa, trở thành nhu cầu tự thân của từng cá nhân, từng tập thể. Mỗi người luôn cần có những hành động mạnh mẽ để phá vỡ những giới hạn hiện tại của tri thức, tự tạo ra những chân trời tri thức mới và không ngừng trau dồi kỹ năng sống cho bản thân.
Hiểu được tầm quan trọng và ý nghĩa của việc học tập suốt đời, theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng và triển khai những đề án có tính lâu dài, rộng khắp và đầy ý nghĩa. Các trường Trung học phổ thông trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh cũng có những thay đổi lớn trong công tác bồi dưỡng thường xuyên, xây dựng xã hội học tập, hưởng ứng phong trào “học tập suốt đời”.
Sự thay đổi đầu tiên là xây dựng người thầy trở thành hình mẫu trong việc chiếm lĩnh tri thức và hoàn thiện nhân cách. Người thầy thời đại mới là “người thầy đi tới” với những bước đi khám phá chứ không phải “người thầy đứng lại để chiêm nghiệm”. Chỉ cần một chút tự thỏa mãn người thầy sẽ tụt hậu so với bối cảnh giáo dục mới, thua kém bạn bè, đồng nghiệp, thậm chí là thua kém học sinh. Trước kia, nhà giáo thường rất ý thức trau dồi chuyên môn nhưng ít chú ý đến những giá trị nền tảng, kỹ năng sống. Học tập suốt đời buộc nhà giáo phải bổ sung những mặt thiếu sót này. Khi đó, người thầy sẽ trở thành một bài học sống động về học tập suốt đời và nhận được ở trò sự tôn trọng, ngưỡng mộ. Như trên đã nói, hành trình của thầy và trò luôn song hành. Những bước đi đầu tiên trên hành trình của trò luôn cần bàn tay của người thầy. Song, người thầy thời đại mới phải hiểu rằng chỉ có một cách giữ các em ở lại lâu nhất trên hành trình học tập chính là việc thầy phải khơi dậy đam mê và nỗ lực hoàn thiện bản thân của trò, xây dựng tinh thần, thái độ học tập tích cực.
Ý thức được điều đó, tập thể giáo viên Gia Định chúng tôi đang nỗ lực xây dựng hình ảnh “người thầy đi tới” trong mắt học sinh. Đó là người thầy sau những giờ lên lớp vẫn xuất hiện đều đặn trong các lớp học sau Đại học, các lớp Nghiên cứu sinh, tham gia các hội thảo chuyên đề cùng các chuyên viên, giảng viên Đại học; cùng làm các đề tài nghiên cứu khoa học với các em học sinh, lặng lẽ truyền cho các em niềm đam mê tri thức của chính mình. Các lớp học Giá trị sống, các buổi tập huấn kỹ năng, các buổi đối thoại để trao đổi kinh nghiệm giữa các thế hệ giáo viên là cách chúng tôi khám phá bản thân mình, đẩy mạnh những giá trị nền tảng, trau dồi những kỹ năng…
Nhiệm vụ của người thầy là giúp các em chuẩn bị về kiến thức, kỹ năng và phương pháp để các em đủ tự tin và vững vàng tiếp tục học tập khi rời nhà trường. Trong hành trình học tập suốt đời đó, chúng tôi hiểu rằng phương pháp tiếp cận thông minh là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất để tiếp thu kiến thức trọn vẹn, nhanh chóng và sâu sắc hơn. Nói về phương pháp tiếp cận, chúng tôi muốn nhấn mạnh ở cả 3 dạng thức trong môi trường giáo dục, đó là phương pháp tiếp cận người học, phương pháp tiếp cận tri thức lẫn phương pháp quản lý giáo dục như đẩy mạnh tư duy phản biện, tôn trọng những giá trị tự thân của tất cả các thành viên trong nhà trường, sáng tạo những phương pháp dạy học thú vị, hướng đến thực chất, tổ chức các cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật trong và ngoài nhà trường… Đó chính là cách chúng tôi nhắc nhau không được bằng lòng với phương pháp tiếp cận đã có để rèn giũa kỹ năng thích ứng với sự thay đổi của tiến bộ xã hội.
Không chỉ ở phương pháp tiếp cận, quan niệm về môi trường học tập cũng phải thay đổi theo hướng mở rộng ra. Trường học là nơi học tập tốt nhất nhưng không phải là duy nhất bởi ta còn có thể học trong sách vở, học ngoài xã hội, học hỏi lẫn nhau… Là những người làm công tác quản lý, chúng tôi thấy rất ấm lòng khi nhìn các em miệt mài đọc trong thư viện, nhạy bén trong việc tìm kiếm kiến thức trên mạng internet, chủ động đóng góp sách để xây dựng thư viện mini cho lớp mình. Chúng tôi mong chính các em sẽ gầy dựng lại văn hóa đọc đang ngày bị mai một.
Trong môi trường giáo dục, nhà quản lý – giáo viên – học sinh đều cần ý thức về việc học hỏi lẫn nhau. Triết lý giáo dục mới khẳng định rằng mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh là mối quan hệ hai chiều của tác động và phản hồi và giáo viên vẫn có thể học ở học sinh nhiều điều thú vị. Với học sinh, các em không chỉ nhận được sự dạy bảo tận tình của thầy cô mà còn được dìu dắt bởi các anh chị cựu học sinh thành đạt trong cuộc sống. Đó là cơ hội để kinh nghiệm thực tế và những lời khuyên bổ ích được trao truyền. Cựu học sinh Gia Định chính là động lực vô hình nhưng mạnh mẽ để các thế hệ đàn em phấn đấu không ngừng.
Dưới góc độ quản lý, vấn đề then chốt là phải vạch ra lộ trình phù hợp, khơi dậy và duy trì môi trường học tập bền vững. Cho nên, cần học hỏi những sáng kiến kinh nghiệm của đơn vị bạn, xây dựng các mô hình liên kết học tập thiết thực và có sức hút đối với người học. Tại trường Gia Định, chúng tôi đã tổ chức chuyên đề học tập cho cụm chuyên môn ở bộ môn Toán, Sinh học, Địa lý; giao lưu, học hỏi với một số trường trong thành phố và các tỉnh lân cận.
Tất cả những điều nói trên là minh chứng khẳng định môi trường học tập hiện nay đang rất rộng mở. Chúng ta đề ra những việc cần làm là để không ngừng phấn đấu vì mục tiêu cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội và tiếp tục củng cố niềm tin của xã hội đối với sự nghiệp giáo dục.
Thiết nghĩ, cuộc vận động “Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời 2019” là một lời nhắc nhở cần thiết cho những người làm công tác giáo dục chúng ta, đồng thời là lời kêu gọi đầy ý nghĩa cho mọi tầng lớp Nhân dân, gây dựng một phong trào học tập rộng khắp, thường trực và lâu dài, học tập suốt đời, học tập cho mọi đối tượng. Bởi nhờ học tập suốt đời mà chúng ta sẽ càng có khả năng thích ứng, phát triển và cộng tác trong một thế giới rộng mở như tổ chức UNESCO đã nêu “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”.
Mong ước rằng tinh thần học tập suốt đời luôn là điều mà mọi người dân Bình Thạnh đều ý thức và nỗ lực, đặc biệt là các cơ sở giáo dục mãi giữ vị trí tiên phong trên con đường hiện thực hóa ước mơ và nhờ đó quận Bình Thạnh sẽ ngày càng phát triển, có thêm nhiều sự đóng góp tích cực cho sự phát triển chung của thành phố, của đất nước.
Bài tuyên truyền Tuần lễ học tập suốt đời – Mẫu 4
Kính thưa quý vị đại biểu!
Từ xa xưa, các thế hệ người Việt Nam luôn coi trọng việc học là nền tảng cho mọi thắng lợi. Truyền thống quý báu đó đã được hình thành, hun đúc và phát triển trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc. Trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục, tự học và học tập suốt đời như một sợi chỉ đỏ xuyên suốt. Đảng ta cũng xác định: GD&ĐT đã phát triển mạnh mẽ, ý thức học tập suốt đời đã thấm sâu vào từng dòng họ, từng gia đình, mọi tầng lớp nhân dân. Vì vậy, muốn thực hiện mục tiêu xây dựng đất nước Việt Nam làm cho “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” thì phải tiếp tục phát triển giáo dục. Điều đó, đòi hỏi các cấp uỷ đảng, chính quyền, các ban ngành đoàn thể và mọi người dân cần quán triệt chủ trương của Đảng và Nhà nước về “Xây dựng xã hội học tập, đảm bảo cho mọi công dân có cơ hội bình đẳng trong học tập đào tạo, đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức về xã hội học tập và học tập suốt đời”.
Lúc sinh thời, vua Quang Trung từng nói: XD đất nước phải lấy việc học làm đầu. Trải qua bao thế kỉ, câu nói ấy vẫn còn nguyên giá trị, và chúng ta tin tưởng rằng, cho đến mãi mãi về sau câu nói đó vẫn là một chân lý sáng ngời. Cũng như nhân ta thường nói: Để cho con một hòm vàng không bằng dạy con một quyển sách hay. Quả đúng như vậy. Điều này đã được thực tế đã chứng minh, đất nước ta đã phát triển ngày càng văn minh hơn đó là nhờ vào việc học. Chính vì thế đề cao việc học đã trở thành truyền thống quý báu của dân tộc ta. Bất cứ thời đại nào thì việc học cũng quan trọng và được đặt lên hàng đầu. Đảng ta coi GD&ĐT là quốc sách hàng đầu. Điều đó đòi hỏi các cấp lãnh đạo, các ban ngành đoàn thể, chính quyền địa phương cùng ra sức đầu tư cho giáo dục, chăm sóc cho sự nghiệp trồng người.
Trong những năm qua, cấp ủy Đảng, chính quyền nhân dân các cấp trong địa bàn xã…… cùng với các tổ chức xã hội trong xã đã không ngừng quan tâm chỉ đạo phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập; Việc làm này đã được các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức và các lực lượng xã hội, các tầng lớp nhân dân nhiệt tình hưởng ứng, trong đó các trường trong xã và Hội khuyến học giữ vai trò nòng cốt. Công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập đã trở thành phong trào rộng khắp, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân, tạo cơ hội cho người dân được học tập, học tập suốt đời, từng bước xây dựng xã…… nói chung, trường……… nói riêng cùng cả nước trở thành xã hội học tập.
Quán triệt chủ trương của Đảng và Nhà nước về “xây dựng xã hội học tập, bảo đảm cho tất cả các công dân Việt Nam có cơ hội bình đẳng trong học tập, đào tạo”, trong thời gian tới trường …….. sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng XHHT và học tập suốt đời, tạo ra phong trào mọi người tự giác học tập. Kết hợp với phổ biến, nhân rộng các điển hình tiên tiến, các mô hình thế hệ truyền thống các lớp, các khối học sinh, tuyên truyền động viên “gia đình hiếu học”, “dòng họ hiếu học”, tuyên dương khen thưởng kịp thời các tấm gương tốt về công tác xây dựng xã hội học tập.
Bài tuyên truyền Tuần lễ học tập suốt đời – Mẫu 5
Hòa cùng không khí tưng bừng của cả nước trong ngày Hội: “Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời.”, hôm nay, ngày … tháng … năm …, trường …………………………… tưng bừng tổ chức phát động “Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời”.
Đến dự với buổi lễ có các đồng chí ……………….………đại diện cho BGH nhà trường, cùng toàn thể các thầy, cô giáo, các em học sinh nhà trường có mặt đông đủ. Xin nhiệt liệt hoan nghênh!
Dân tộc Việt Nam ta vốn thông minh và hiếu học. Từ xa xưa, các thế hệ người Việt Nam luôn coi trọng việc học, coi học tập là nền tảng cho mọi thắng lợi. Truyền thống đó đã được hình thành, hun đúc và phát triển trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc. Trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục, tự học và học tập suốt đời là một luận điểm quan trọng và xuyên suốt. Người từng nói: “Sự học là vô cùng”, “Thế giới tiến bộ không ngừng, ai không học là lùi”; “ Học hỏi là việc phải tiếp tục suốt đời. Suốt đời phải gắn liền lý luận với công tác thực tế. Không ai có thể tự cho mình đã biết đủ rồi, biết hết rồi”. Và Bác Hồ của chúng ta là tấm gương sáng ngời về sự học như vậy. Người đã từng tự học, vừa lao động để kiếm sống, biết và sử dụng thông thạo nhiều ngoại ngữ mà không qua một con đường đào tạo chính quy nào. Chính từ sự học như thế mà Bác đã dẫn dắt dân tộc Việt Nam đến bến bờ vinh quang.
Nhằm nâng cao nhận thức cho mọi người về học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trương hàng năm sẽ tổ chức Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời. Năm 20…, Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời được tổ chức thống nhất trong cả nước từ ngày …/… đến hết ngày …/… với chủ đề: “………………….”Triển khai thực hiện chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hôm nay ngày …/….20… trường ……………… tổ chức Lễ phát động Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời.
Để học tập suốt đời, mỗi người trong chúng ta phải có quan niệm “mở” về “học tập”, trên cơ sở đó, nhận thức sâu sắc và đúng đắn về một “xã hội học tập”. “Xã hội học tập” là nơi mà mọi người đều có nhu cầu và xây dựng cho mình một kế hoạch học tập trong suốt cuộc đời của mình, là nơi có thể đáp ứng một cách tốt nhất, phù hợp nhất nhu cầu học tập của người dân ở mọi lứa tuổi, mọi ngành nghề, mọi trình độ, nhằm nâng cao trình độ, rèn luyện kỹ năng và nâng cao chất lượng cuộc sống. Như vậy, khái niệm “học tập” phải được hiểu theo hướng “mở”, không chỉ diễn ra trong một nhà trường mà còn có thể được tổ chức ở bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu và với bất kỳ đối tượng nào.
Toàn trường chúng ta tích cực hưởng ứng “Tuần lễ học tập suốt đời” của năm…… với chủ đề: “…………………….”
Mỗi học sinh chúng ta sẽ phải làm gì với chủ đề của tuần lễ?
Bạn nào có thể cho cô biết một vài câu châm ngôn hay ca dao tục ngữ nói về việc học tập suốt đời?
+ Xây dựng xã hội học tập là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và của mọi người dân.
+ “Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời ” (Hồ Chí Minh)
+ Biết nhiều, nghe rộng mới làm nên sự nghiệp (Lê Quý Đôn)
+ Học, học nữa, học mãi (Lê nin)
+ Học để biết, học để làm, học để cùng chung sống, học để làm người (UNESCO)
Tinh thần này sẽ mãi là hành trang để mỗi thầy trò chúng ta chinh phục và khám phá đỉnh cao tri thức của nhân loại với thông điệp: “Học tập suốt đời – Chìa khóa của mọi thành công”
Để thể hiện quyết tâm đó,……xin toàn thể học sinh chúng ta một tràng pháo tay thật lớn.
Buổi lễ phát động đến đây là kết thúc cô kính chúc các em học tốt hoàn thành kế hoạch đã đề ra.
Bài tuyên truyền Tuần lễ học tập suốt đời – Mẫu 6
Bài tuyên truyền
Hưởng ứng tuần lễ học tập suốt đời năm 2023
Tuần lễ học tập suốt đời bắt đầu từ 02/10/2023 – 08/10/2023.
Hưởng ứng tuần lễ học tập suốt đời năm 2023 với chủ đề: Xây dựng năng lực tự học trong kỷ nguyên số.
Tổ chức Tuần lễ nhằm tiếp tục đẩy mạnh phong trào học tập sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân, giúp nâng cao nhận thức về năng lực tự học trong kỷ nguyên số; tăng cường trách nhiệm và huy động được sự quan tâm, tham gia tích cực của các cấp chính quyền, các ngành, các tổ chức, đoàn thể, lực lượng xã hội trong việc tận dụng các nền tảng công nghệ, xây dựng, cung ứng các kênh và công cụ học tập suốt đời đa dạng, đáp ứng nhu cầu học tập của người dân; đặc biệt là yêu cầu xây dựng năng lực tự học trong kỷ nguyên số, góp phần triển khai thành công phong trào thi đua “Cả nước xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh học tập suốt đời giai đoạn 2023-2030”.
Học tập là công việc gắn bó với con người từ bao đời nay. Có thể nói, không một bước phát triển nào của văn minh nhân loại mà không gắn với việc học. Tuy nhiên, nhận thức về vai trò, ý nghĩa, cách thức của việc học tập ở mỗi thời đại, mỗi xã hội cũng có những chỗ khác nhau. Đã xa rồi lối suy nghĩ học tập chỉ dành cho người trẻ tuổi, chỉ cần học lấy bằng cấp, học một cách thụ động… Ngày hôm nay chúng ta tổ chức buổi lễ này là để cùng nhắc nhở nhau tiếp tục gây dựng một phong trào học tập rộng khắp, thường trực và lâu dài, học có phương pháp, học tập cho mọi đối tượng.
Hiếu học, ngày xưa được xem như một truyền thống tốt đẹp của người Việt. Việc học ngày nay không chỉ thể hiện truyền thống hiếu học tốt đẹp đó mà còn được xem như một trong những nhu cầu cơ bản tất yếu của đời sống, là cơ sở quan trọng để mỗi cá nhân phát huy tốt nhất năng lực bản thân, sống hạnh phúc hơn và thăng tiến hơn.
Học tập không phải là việc ngày một, ngày hai mà là việc suốt đời, không chỉ là việc của một hay hai người mà là của tất cả mọi người, không chỉ học ở trường học mà là học ở tất cả mọi nơi.
Chúng ta khi mới lên, học đọc, học viết, học tính toán… là nhờ thầy, cô giáo hướng dẫn là chính. Nhưng khi học các kiến thức cao hơn, rộng hơn, chuyên ngành hơn, lúc ấy ta phải tự đọc thêm sách, tra cứu nhiều nguồn kiến thức khác nhau, nên sách là thầy, là người hướng dẫn ta đến tri thức của nhân loại. Khi ta đọc truyện cười ta thấy vui, đọc những câu chuyện “Hạt giống tâm hồn” ta thấy xúc động, đọc đến các mảnh đời bất hạnh ta thấy xót xa… Khi ấy sách là bạn cùng ta chia sẻ các cảm xúc của cuộc sống. Ta đọc một cuốn sách hay và muốn đem chia sẻ với mọi người. Khi ta mua được cuốn sách quý và muốn lưu lại cho con cháu, lúc ấy sách là tài sản. Sách là nơi ghi lại, lưu trữ những điều hiểu biết của con người và ở đó cũng chính là nơi chia sẻ những thông tin, những suy nghĩ giữa con người với con người. Ngoài việc học ở ngoài đời, thực tế, từ mọi người xung quanh, sách là người bạn không thể thiếu của con người. Nó là nguồn tri thức vô giá mà mỗi chúng ta có cảm giác như mình đang được dẫn vào thế giới thực, từ đó bạn thấy, hiểu và bắt gặp nhiều điều bổ ích
Đối với các bạn nhỏ, Đến với những trang mạng lành mạnh, các em sẽ nghe và thấy thế giới xung quanh chúng ta vô cùng phong phú, đa dạng. Các em sẽ học được những bài học bổ ích về cách giao tiếp ứng xử, mối quan hệ bạn bè lành mạnh, tình thầy trò thân thiện, mối quan hệ xã hội tốt đẹp. Hơn nữa đọc sách trên mạng các em sẽ biết thêm nhiều kiến thức bổ ích mà bản thân ta chưa có cơ hội để tiếp xúc. Các em sẽ được nâng cao kiến thức, kĩ năng, phát triển tư duy, rèn luyện thêm về trí tuệ của bản thân để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội ngày nay.
Hơn nữa, việc đọc sách có tác dụng biến đổi và hoàn thiện tư duy con người. Cho dù là đọc sách in (sách giấy) hay sách điện tử, thì mỗi người đều phải biết chọn lọc để tiếp thu, góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam
Nhìn từ khía cạnh tích cực, văn hóa đọc là một trong những động lực thúc đẩy sự hình thành nên con người mới, những công dân có hiểu biết, có trí tuệ để có thể thích ứng với sự phát triển của xã hội hiện đại – xã hội dựa trên nền tảng của nền kinh tế tri thức. Đồng thời, góp phần định hướng đọc cho người dân, tùy thuộc vào trình độ dân trí, nghề nghiệp và điều kiện sống, có thể tiếp cận được với thông tin, tri thức phù hợp, hữu ích nhất cho cuộc sống. Học tập suốt đời là một vấn đề mang ý nghĩa. Bởi học tập được xem đó là nền tảng cho mọi sự thành công trong cuộc sống. Và đặc biệt trong hôm nay đất nước ta đang trên đà Công nghiệp hóa, hiện đại hóa vậy nên bản thân mỗi chúng ta cần “học, học nữa, học mãi”.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bài tuyên truyền Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời (6 mẫu) Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2023 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.