Bạn đang xem bài viết Dẫn chứng về lòng biết ơn Ví dụ về lòng biết ơn trong cuộc sống tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Dẫn chứng về lòng biết ơn bao gồm những ví dụ hay, những tấm gương tiêu biểu trong cuộc sống, văn học, xã hội, học tập về lòng biết ơn. Qua đó, giúp các em lồng ghép vào bài văn Nghị luận về lòng biết ơn của mình cho thêm sâu sắc.
Lòng biết ơn là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta từ bao đời nay. Biết ơn cha mẹ, biết ơn thầy cô, biết ơn những người giúp đỡ mình. Mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn để có thêm nhiều dẫn chứng về lòng biết ơn hay, đặc sắc nhất:
Dẫn chứng về lòng biết ơn nhân vật Lịch sử
– Những lễ hội tưởng nhớ tới tổ tiên.
- Giỗ Tổ Hùng Vương 10 – 3 âm lịch.
- Giỗ Tổ Đức Thánh Trần Hưng Đạo Đại Vương.
- Lễ hội Đống Đa kỉ niệm Quang Trung đại phá quân Thanh.
– Ngày cúng giỗ trong gia đình có ý nghĩa.
- Nhớ tới ông bà cha mẹ – những người đã khuất.
- Nhớ tới công ơn sinh thành, xây đắp vun vén cho gia đình để cho con cháu được thừa hưởng hôm nay.
- Để cho người đang sống tự nhận ra những gì đã làm tốt và những gì còn thiếu sót trong lúc khấn vái với ông bà tổ tiên.
Dẫn chứng về lòng biết ơn trong xã hội
- Thương binh liệt sĩ: để nhớ những người đã hi sinh đời mình, hi sinh một phần thân thể của mình vì đất nước, vì hạnh phúc hôm nay.
- Nhà giáo Việt Nam: tôn vinh và để cho học trò được biết ơn công lao của thầy cô.
- Quốc tế Phụ nữ: để xã hội biết ơn những người phụ nữ có vai trò to lớn đối với xã hội, với cuộc sống hôm nay.
Dẫn chứng về lòng biết ơn trong học tập
- Luôn cố gắng học tập đền đáp công ơn thầy cô đã dạy dỗ mình
- Thi đua đạt hoa điểm mười tri ân bậc thầy cô giáo
- Không bao giờ làm thầy cô giáo phiền lòng
Dẫn chứng về lòng biết ơn trong Văn học
Có vô số các bài văn thơ nổi tiếng (tự tìm)
Có nhiều các tục ngữ ca dao như:
– Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
– Con ơi ghi nhớ lời này
Công cha, nghĩa mẹ, công thầy chớ quên
– Uống nước nhớ nguồn
– Uống nước, nhớ kẻ đào giếng.
– Uống nước chớ quên người đào mạch.
– Ơn cha núi chất trời Tây
Láng lai nghĩa mẹ nước đầy biển Đông
– Ơn cha trọng lắm ai ơi
Nghĩa mẹ bằng trời mang nặng đẻ đau
– Ơn cha nghĩa mẹ trìu trìu
Mưa mai lòng sở, nắng chiều dạ lo
– Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
– Biển Đông còn lúc đầy vơi,
Chớ lòng cha mẹ suốt đời tràn dâng
Dẫn chứng về lòng biết ơn – Mẫu 1
Từ xưa đến nay, “uống nước nhớ nguồn” hay nói cách khác là lòng biết ơn vẫn luôn là một trong những truyền thống đáng quý của dân tộc, thể hiện tinh thần tương thân tương ái giữa con người với con người trong cuộc sống. Đây có thể coi là thước đo phẩm giá của mỗi con người.
Biết ơn là thể hiện tấm lòng trân trọng, nâng niu thành quả mà người khác tạo ra và mình được hưởng thụ , là tấm lòng sự chân thành đối với những người đã cưu mang giúp đỡ mình trong mọi hoàn cảnh. Người có lòng biết ơn là người luôn biết trân trọng quý mến những người đã có công, những người giúp đỡ mình và luôn có hành động để đền bù xứng đáng với công lao mà họ bỏ ra cho mình. Đây là một trong những phẩm chất tốt đẹp rất cần có đối với con người trong xã hội.
Quả thực lòng biết ơn là một điều vô cùng cần thiết trong cuộc sống. Tại vì sao? Thứ nhất bởi vì trong cuộc sống không phải lúc nào chúng ta cũng gặp may mắn thuận lợi, có những lúc chúng ta vấp phải những khó khăn bị gục ngã. Những lúc đó sẽ có những con người tốt bụng sẵn sàng giúp đỡ chúng ta động viên ta vượt qua khó khăn. Đó điều là những con người lương thiện mà ta cần phải bày tỏ lòng biết ơn đối với họ. Không những vậy, trong cuộc sống cũng có những thứ chúng ta sinh ra đã may mắn được hưởng thụ như tình yêu thương vô bờ bến của cha mẹ, hạt gạo trắng ngần trong bữa cơm gia đình hay cái bàn cái ghế ta dùng để học…. Tất cả những thứ đó cũng đều do có người tạo ra mà ta mới được tận hưởng vì vậy chúng ta phải biết trân trọng, biết ơn những người làm ra nó. Và chính lòng biết ơn sẽ giúp ta hoàn thiện được bản thân mình hơn , nâng cao giá trị bản thân và sẽ tạo được những mối quan hệ xã hội tốt đẹp. Ngược lại, nếu chúng ta không biết bày tỏ lòng biết ơn của mình, không biết trân trọng những gì mình có thì chúng ta sẽ trở thành những con người ích kỉ, chỉ biết nghĩ đến lợi ích của bản thân mà không biết nghĩ đến người khác. Điều đó rất đáng lên án và phê phán.
Không phải ngẫu nhiên mà nước ta có những ngày như 10/3 hay 20/11… đó đều là những ngày để tỏ lòng biết ơn đến những người đã có công dựng xây đất nước. Đây cũng là dịp để mọi người có thể bày tỏ tấm lòng chân thành của mình đến với những người đã giúp đỡ mình trong hoàn cảnh khó khăn. Lòng biết ơn còn được thể hiện rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày. Đó có thể đơn giản chỉ là lời nói cảm ơn khi ai đó giúp đỡ mình hay lòng biết ơn còn được thể hiện qua những hành động như biết ơn cha mẹ thì ta sẽ cố gắng phụ giúp cha mẹ những công việc nhà để đỡ vất vả, biết ơn thầy cô ta sẽ cố học tập thật tốt để không phụ công lao cô thầy… Chúng ta không chỉ biết thể hiện tấm lòng mình với những người đã giúp đỡ ta mà còn cần phải biết giúp đỡ những người xung quanh để xã hội ngày càng trở nên tốt đẹp.
Như vậy, lòng biết ơn là một điều vô cùng quan trọng và cần thiết trong cuộc sống mỗi người, thể hiện giá trị nhân phẩm của mỗi cá nhân. Vì vậy chúng ta cần phải nâng cao ý thức thể hiện tấm lòng biết ơn của mình đối với mọi người qua những việc làm nhỏ bé nhất.
Dẫn chứng về lòng biết ơn – Mẫu 2
“Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”,. là những câu tục ngữ quen thuộc thể hiện một truyền thống đạo lí được truyền từ đời này qua đời khác của con người Việt Nam. Đó chính là nét đẹp của lòng biết ơn – một trong những phẩm chất vô cùng cao quý và ngời sáng những giá trị của lối sống thủy chung, ân nghĩa.
Như chúng ta đã biết, lòng biết ơn là sự ghi nhớ, tri ân và là nét đẹp của lối sống coi trọng ân nghĩa đối với những người đã từng giúp đỡ mình. Lòng biết ơn được thể hiện qua rất nhiều hành động, việc làm cao đẹp vô cùng phong phú và đa dạng. Đó có thể là lòng thành kính đối với những người đã khuất qua những phong tục thờ cúng tổ tiên. Là sự tưởng nhớ công ơn của các vị vua Hùng qua ngày giỗ Tổ mùng 10 tháng 3 hay sự biết ơn đối với những người đã hi sinh vì độc lập tự do của dân tộc như Ngày thương binh liệt sĩ 22/7 hằng năm,. Đó có thể là sự tri ân công ơn dạy dỗ của các thầy cô giáo thông qua ngày Nhà giáo Việt Nam 20/ 11,. Tất cả những biểu hiện trên đã thể hiện ý nghĩa sâu sắc của lòng biết ơn đối với cuộc sống của con người.
Lòng biết ơn là một trong những truyền thống đạo lí của dân tộc ta, thể hiện rõ giá trị tinh thần hết sức tốt đẹp và sâu sắc. Nhờ sự khắc ghi và tưởng nhớ công ơn, những con người thế hệ sau sẽ luôn khắc ghi, tưởng nhớ đến công ơn của thế hệ cha anh đi trước, đồng thời biết trân trọng, nâng niu những gì đang có trong hiện tại. Bởi tất cả những thành quả mà chúng ta đang hưởng thụ đều không phải tự nhiên xuất hiện, mà đều trải qua quá trình lao động, sản xuất của người khác. Quá trình đó có thể thấm đẫm mồ hôi, nước mắt và thậm chí chứa đựng những hi sinh, mất mát vô cùng to lớn và vĩ đại. Những hạt cơm, hạt gạo hết sức bé nhỏ mà hằng ngày chúng ta thưởng thức đã trải qua một quá trình chăm sóc, vun trồng tỉ mỉ “nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”, là sự “dãi nắng dầm mưa”, “hai sương một nắng” tần tảo, vất vả của người nông dân. Đặc biệt, bầu trời tự do, hòa bình và nền độc lập mà hôm nay đất nước ta có được là nhờ vào sự hi sinh xương máu của thế hệ cha anh đi trước. Với tinh thần yêu nước mãnh liệt và lí tưởng sống cao đẹp, những người lính đã xông pha mặt trận, can trường, dũng cảm đối mặt với “mưa bom bão đạn”, hi sinh tuổi xuân, tuổi đời “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh” để đánh đuổi ngoại xâm và bảo vệ lãnh thổ, bờ cõi của dân tộc. Nhận thức được công ơn lớn lao đó, toàn thể đất nước Việt Nam vẫn luôn biết ơn, khắc ghi, tưởng nhớ đến những anh hùng liệt sĩ đã khuất và giúp đỡ, hỗ trợ những người thân, gia đình của những người thương binh. Lòng biết ơn còn là chuẩn mực để nhắc nhở con người về giá trị của gia đình, quê hương và cội nguồn.
Tuy nhiên, bên cạnh những người luôn cố gắng gìn giữ, phát huy lòng biết ơn, vẫn còn tồn tại những con người có lối sống đi ngược lại với những giá trị tốt đẹp của dân tộc, thể hiện qua việc lãng quên quá khứ, sống bội bạc, vong ơn phụ nghĩa. Đâu đó trong xã hội này, chúng ta vẫn dễ dàng bắt gặp những người con bất hiếu buông lời xúc phạm và ngược đãi bố mẹ. Thậm chí có những người sẵn sàng phản bội những người từng giúp đỡ mình để thỏa mãn lòng ích kỉ hay sự đố kị, ghen ghét. Đó là những hành động, thái độ sống đáng bị lên án, phê phán bởi họ đã lãng quên đi cội nguồn sinh thành, nuôi dưỡng.
Để gìn giữ và phát huy lòng biết ơn, chúng ta cần ghi nhớ, tôn vinh, trân trọng những điều được tạo nên từ cội nguồn, quá khứ như những giá trị tinh thần, văn hóa tốt đẹp. Đồng thời, tích cực tham gia vào các phong trào đền ơn đáp nghĩa bằng những hành động cụ thể và thiết thực; có thái độ lên án, phê phán mạnh mẽ đối với lối sống vô ơn, bội bạc.
Như vậy, lòng biết ơn là một trong những biểu hiện tốt đẹp của lối sống thủy chung và là lẽ sống cao đẹp cần được phát huy, vun đắp hơn nữa trong cuộc sống hiện nay. Là những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta cần ghi nhớ công ơn sinh thành, dưỡng dục của bố mẹ, gia đình, thầy cô, bằng những hành động cụ thể như ngoan ngoãn, lễ phép và nỗ lực hơn nữa trong học tập và lao động.
Dẫn chứng về lòng biết ơn – Mẫu 3
Có những lòng biết ơn vô cùng cảm động và lắng đọng tình người đó là lòng biết ơn cha mẹ-những người đã sinh mình. Một câu chuyện khiến nhiều người từng rơi nước mắt khi nghe xong câu chuyện về lòng biết ơn của một cậu bé với người mẹ đã mất của mình.
Một đêm mưa gió bão bùng, một người phụ nữ mang thai khi đi ngang qua một cây cầu bị trượt chân và té xuống vực núi. Trong đêm bão đó, người mẹ chuyển dạ và sinh con ngay dưới khe suối lạnh lẽo. Cô bắt đầu cởi những lớp áo trên người mình, từng lớp từng lớp một. Cho đến chiếc áo cuối cùng, đáng ra cô nên giữ lại cho mình trong thời tiết lạnh đó nhưng không cô cởi nốt chiếc áo còn lại trên người và đắp cho đứa con mới chào đời của mình. Sau đó cô đi kiếm một chiếc bao và chùm lên hai mẹ con với hi vọng ai đó sẽ cứu giúp họ. Sáng hôm sau, may thay có một người phụ nữ khi lái xe qua chiếc cầu này đột nhiên xe tắt máy. Khi cô bước xuống xe, cô bỗng nghe thấy tiếng khóc yếu ớt vọng từ dưới khe suối. Cô vội vàng men theo con suối và xuống đến nơi có tiếng khóc. Thứ cô nhìn thấy đó là hình tượng rất xúc động, người mẹ ôm đứa con mới sinh trong lòng dùng những hơi ấm cuối cùng để chở che cho con. Cô bế đứa bé lên và khóc vì người mẹ đã trút hơi thở cuối cùng vì kiệt sức. Sau đó cô nhận đứa trẻ làm con và nuôi dạy cậu bé nên người. Bà hay kể cho cậu nghe về câu chuyện người mẹ ruột của cậu và cái chết của mẹ cậu. Càng lớn cậu lại càng nhớ mẹ ruột của mình nhiều hơn. Cho đến một ngày, cũng vào mùa đông giá lạnh cậu nói với người mẹ kế của mình “mẹ hãy đưa con đến nơi mà mẹ ruột con đã ôm con được không?”. Bà đưa cậu đến khe suối mà cách đây hai mươi mấy năm bà đã nhìn thấy cậu. Còn cách vài chục bước chân, bà đứng lại còn cậu chạy đến bên mộ mẹ ruột và cởi từng lớp áo của mình, từng lớp từng lớp một cho đến lớp áo cuối cùng cậu cũng không giữ lại cho mình. Cậu vừa đắp lên mộ mẹ vừa khóc”mẹ ơi! Ngày đó chắc mẹ lạnh lắm phải không mẹ” Tiếng khóc như xé lòng, khiến người mẹ nuôi cũng không kiềm được mà khóc theo. Bà đến bên cậu, choàng cho cậu một lớp áo vì sợ cậu bị nhiễm lạnh. Cậu nhẹ nhàng ôm bà và nói” con cảm ơn mẹ người đã chịu bao khổ cực nuôi con thành người và cũng cảm ơn người đã hi sinh cả mạng sống để che chở cho con”….
Câu chuyện cho chúng ta thấy được lòng biết ơn rất sâu sắc của người con đối với hai người mẹ của mình. Tình mẹ là tình mẫu tử rất thiêng liêng dù cho có công nuôi dưỡng không có công sinh ra nhưng vẫn là mang ơn nuôi dạy. Có công sinh ra nhưng không có cơ hội nuôi dạy cũng vẫn có công sinh thành.
Dẫn chứng về lòng biết ơn – Mẫu 4
Đất nước ta là đất nước giàu truyền thống văn hóa. Có rất nhiều đạo lí mà ông cha chúng ta truyền dạy, vẫn là những đạo lí chẳng bao giờ sai cả. Con người sống trong xã hội cần phải có lòng biết ơn, để chúng ta trân trọng những gì mà người khác mang lại cho chúng ta.
Lòng biết ơn đơn giản là ai đó có ơn với chúng ta, và chúng ta ghi nhớ ơn của người ấy với mình. Mong muốn được đền đáp ân nghĩa của người ấy.
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, thử thách. Đôi khi chúng ta mắc phải sai lầm, và may mắn khi có người giúp đỡ chúng ta khắc phục. Chúng ta cần biết ơn họ, quý trọng những gì họ đã giúp đỡ chúng ta.
Là một công dân của đất nước, là những người đang hưởng chế độ của xã hội. Chúng ta có rất nhiều thứ cần phải biết ơn. Trước hết đó là biết ơn những bậc cha, mẹ những người đã sinh thành ra chúng ta. Những người đã hi sinh cả đời vì chúng ta, từ khi chúng ta còn bé. Cha mẹ đã chăm sóc, dìu dắt chúng ta cho tới tận khi cha mẹ mất đi. Công lao của cha mẹ đối với chúng ta là vô cùng to lớn mà chẳng thể làm cách nào chúng ta bù đắp lại được. Vì vậy, chúng ta phải biết ơn họ, để không phải hối hận. Cha mẹ chẳng thể nào sống với chúng ta cả đời được, sẽ có ngày cha mẹ mất đi, hãy biết ơn, chăm lo, quan tâm tới cha mẹ. Để những điều tuyệt vời nhất sẽ đến với chúng ta.
Biết ơn với thầy cô, bạn bè, những người xung quanh. Thầy cô giáo dục chúng ta, giúp chúng ta có một hành trang về kiến thức vững chắc để bước vào đời. Những người cả đời mình làm cho sự nghiệp giáo dục, đưa đò chở học sinh đến bến bờ của thành công. Hay bạn bè, những người sát cánh cùng chúng ta mỗi khó khăn, vất vả.
Hay những người không may xảy ra tai nạn trên đường. Được người khác cứu giúp kịp thời. Họ thật sự may mắn vì đã được người khác giúp đỡ. Cho nên, hãy biết ơn những người đã giúp mình thoát khỏi cơn nguy hiểm.
Những chiến sĩ đã hi sinh thân mình cho độc lập của toàn dân tộc, hay những người vẫn canh giữ cho bình yên của đất nước ở nơi xa. Nhiều lắm những thứ mà chúng ta cần biết ơn, cần trân trọng. Giá trị của cuộc sống đem lại cho chúng ta là vô cùng to lớn. Bởi vậy, chúng ta cần phải trân trọng cuộc sống đó, sống một cách có trách nhiệm, biết ơn cuộc sống đã đến với chúng ta.
Cuộc sống kì diệu là vậy, nhưng không phải ai cũng biết sống một cách đúng mực, biết ơn với đời. Có nhiều người sẵn sàng vứt bỏ những giá trị tốt đẹp ấy một cách trắng trợn. Họ đối xử tệ bạc với cha mẹ của mình, thay vì biết ơn vì công lao của cha mẹ đã sinh thành. Họ lại tàn nhẫn đánh đập, đuổi cha mẹ ra đường. Những hình ảnh khiến con người phải đau lòng, vẫn diễn ra ở đâu đó khắp mọi nơi.
Xã hội hiện đại, làm cho con người chỉ biết tới bản thân mình. Và coi rằng tất cả mọi thứ mà họ có được đều là do bản thân họ. Chẳng ai khác cho họ một điều gì, cho nên họ nghĩ rằng chẳng phải biết ơn bất cứ một ai cả. Chính vì những tư tưởng ấy đã làm cho một bộ phận con người trong xã hội mới, đánh mất đi nhân cách của chính bản thân mình.
Biết ơn là đức tính cao đẹp, truyền thống văn hóa của dân tộc. Giữ gìn truyền thống văn hóa là cách để giữ gìn bản sắc của một quốc gia. Một quốc gia phát triển không phải chỉ ở kinh tế, mà đó còn ở văn hóa bản sắc của quốc gia đó.
Hãy trân trọng cuộc sống đang ở quanh bạn, trân trọng những người vẫn đang ở quanh chúng ta. Biết ơn đời, vì đã cho chúng ta cơ hội để được sống. Được làm tất cả mọi thứ mà chúng ta muốn. Để cho hạnh phúc luôn ngập tràn trong mỗi chúng ta. Cảm ơn cuộc đời đã cho chúng ta được tồn tại.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Dẫn chứng về lòng biết ơn Ví dụ về lòng biết ơn trong cuộc sống tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.