Bạn đang xem bài viết Phiếu bài tập cuối tuần lớp 2 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức – Tuần 19 Bài tập cuối tuần lớp 2 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Phiếu bài tập cuối tuần lớp 2 môn Tiếng Việt – Tuần 19 sách Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết cho từng phần để các em học sinh ôn tập, hệ thống lại toàn bộ kiến thức Tiếng Việt đã học. Mời các em học sinh cùng theo dõi chi tiết.
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Tuần 19
A. Đọc – hiểu
I. Đọc thầm văn bản sau:
HỌA MI HÓT
Mùa xuân! Mỗi khi Họa Mi tung ra những tiếng hót vang lừng, mọi vật như có sự đổi thay kì diệu!
Trời bỗng sáng thêm ra. Những luồng ánh sáng chiếu qua các chùm lộc mới hóa rực rỡ hơn. Những gợn sóng trên hồ hòa nhập với tiếng Họa Mi hót, lấp lánh thêm. Da trời bỗng xanh cao. Những làn mây trắng trắng hơn, xốp hơn, trôi nhẹ nhàng hơn. Các loài hoa nghe tiếng hót trong suốt của Họa Mi chợt bừng giấc, xòe những cánh hoa đẹp, bày đủ các màu sắc xanh tươi. Tiếng hót dìu dặt của Họa Mi giục các loài chim dạo lên những khúc nhạc tưng bừng, ca ngợi núi sông đang đổi mới.
Chim, Mây, Nước và Hoa đều cho rằng tiếng hót kì diệu của Họa Mi đã làm cho tất cả bừng giấc … Họa Mi thấy lòng vui sướng, cố hót hay hơn nữa.
(Võ Quảng)
II. Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:
1. Khi Họa Mi tung ra những tiếng hót vang lừng vào mùa xuân, mọi vật như thế nào?
A. Mọi vật như sáng thêm ra.
B. Mọi vật như có sự đổi thay kỳ diệu.
C. Mọi vật như trở lên lấp lánh kỳ diệu.
2. Các loài hoa nở rộ, xòe những cánh hoa đẹp khi nào?
A. Khi mùa xuân vừa đến.
B. Khi Họa Mi vừa rời tổ.
C. Khi nghe thấy Họa Mi cất tiếng hót trong suốt.
3. Các loài chim dạo lên khúc nhạc tưng bừng ca ngợi điều gì?
A. Ca ngợi tiếng hót của Họa Mi.
B. Ca ngợi mùa xuân tới.
C. Ca ngợi các loài hoa.
D. Ca ngợi núi sông đang đổi mới.
4. Theo em, vì sao mọi vật đều bừng giấc và đổi mới khi nghe tiếng hót của Họa Mi?
III. Luyện tập:
5. Gạch dưới từ ngữ chỉ sự vật có trong những câu sau:
Những luồng ánh sáng chiếu qua các chùm lộc mới hóa rực rỡ hơn. Những gợn sóng trên hồ hòa nhập với tiếng Họa Mi hót, lấp lánh thêm.
6. Gạch dưới từ ngữ chỉ đặc điểm có trong câu sau:
Những làn mây trắng trắng hơn, xốp hơn, trôi nhẹ nhàng hơn.
7. Gạch dưới những từ ngữ không phù hợp với mỗi mùa:
a. Mùa xuân: ấm áp, nắng ấm, rét buốt, cây cối tốt tươi, mưa xuân.
b. Mùa hạ: oi ả, oi bức, oi nồng, gió heo may, nắng chói chang, mưa rào.
c. Mùa thu: mưa phùn, se se lạnh, gió heo may, mát mẻ.
d. Mùa đông: lạnh giá, rét mướt, rét căm căm, gió bấc, nắng ấm.
8. Điền dấu chấm hoặc dấu phẩy vào ô trống:
Mùa xuân bắt đầu từ tháng giêng đến tháng ba □ Thời tiết rất ấm áp □ Mặt trời chiếu những tia nắng dịu dàng làm cho cây cối đâm chồi nảy lộc. Mùa xuân có bao nhiêu là hoa đẹp như hoa hồng □ hoa đào □ hoa mai □ Em rất thích mùa xuân.
(Theo http://www.hoc24.vn)
9. Tô màu vào hình ảnh của đồ vật mọi người cần sử dụng vào mùa đông:
10. Viết câu trả lời:
– Em thích nhất mùa nào?
……………………………………………………………………………………….
– Mùa nào em được rước đèn, phá cỗ?
……………………………………………………………………………………….
– Mùa hè em thường làm gì?
……………………………………………………………………………………….
Đáp án Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Tuần 19
II. Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:
1. Khi Họa Mi tung ra những tiếng hót vang lừng vào mùa xuân, mọi vật như thế nào?
B. Mọi vật như có sự đổi thay kỳ diệu.
2. Các loài hoa nở rộ, xòe những cánh hoa đẹp khi nào?
A. Khi mùa xuân vừa đến.
3. Các loài chim dạo lên khúc nhạc tưng bừng ca ngợi điều gì?
D. Ca ngợi núi sông đang đổi mới.
4. Theo em, vì sao mọi vật đều bừng giấc và đổi mới khi nghe tiếng hót của Họa Mi?
Tiếng hót dìu dặt của Họa Mi giục các loài chim dạo lên những khúc nhạc tưng bừng, ca ngợi núi sông đang đổi mới.
III. Luyện tập:
5. Gạch dưới từ ngữ chỉ sự vật có trong những câu sau:
Những luồng ánh sáng chiếu qua các chùm lộc mới hóa rực rỡ hơn. Những gợn sóng trên hồ hòa nhập với tiếng Họa Mi hót, lấp lánh thêm.
6. Gạch dưới từ ngữ chỉ đặc điểm có trong câu sau:
Những làn mây trắng trắng hơn, xốp hơn, trôi nhẹ nhàng hơn.
7. Gạch dưới những từ ngữ không phù hợp với mỗi mùa:
a. Mùa xuân: ấm áp, nắng ấm, rét buốt, cây cối tốt tươi, mưa xuân.
b. Mùa hạ: oi ả, oi bức, oi nồng, gió heo may, nắng chói chang, mưa rào.
c. Mùa thu: mưa phùn, se se lạnh, gió heo may, mát mẻ.
d. Mùa đông: lạnh giá, rét mướt, rét căm căm, gió bấc, nắng ấm.
8. Điền dấu chấm hoặc dấu phẩy vào ô trống:
Mùa xuân bắt đầu từ tháng giêng đến tháng ba . Thời tiết rất ấm áp. Mặt trời chiếu những tia nắng dịu dàng làm cho cây cối đâm chồi nảy lộc. Mùa xuân có bao nhiêu là hoa đẹp như hoa hồng, hoa đào, hoa mai. Em rất thích mùa xuân
(Theo http://www.hoc24.vn)
9. Tô màu vào hình ảnh của đồ vật mọi người cần sử dụng vào mùa đông:
Gợi ý
Tô màu vào các hình 1; 2; 4
10. Viết câu trả lời:
– Em thích nhất mùa nào?
Mùa xuân
– Mùa nào em được rước đèn, phá cỗ?
Mùa thu
– Mùa hè em thường làm gì?
Tham gia các hoạt động ngoại khóa, tham gia trại hè.
Tham khảo chi tiết các dạng bài tập cuối tuần lớp 2 chi tiết tại đây. Đồng thời toàn bộ các đề thi, văn mẫu Download liên tục cập nhật cho các em tham khảo và tiện theo dõi.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Phiếu bài tập cuối tuần lớp 2 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức – Tuần 19 Bài tập cuối tuần lớp 2 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.